Tương tác giữa carotenoid với các thành phần khác trong thức ăn cũng như giữa các loại carotenoid khác nhau là hiển nhiên trong quá trình hấp thụ và tăng tiềm lực của các hiệu ứng sinh học. Hỗn hợp các carotenoid hoặc kết hợp với những chất chống oxy hóa khác (như vitamin E) có thể tăng cường khả năng chống oxy hóa. Do sự bổ sung β-carotene được công nhận, tầm quan trọng của những tương tác này được nhấn mạnh. Những thử nghiệm in vivo ở mô hình động vật gặm nhắm đã chứng minh sự hiện diện của pectin citric trong chế độ ăn giảm hoạt tính sinh học của tổng hợp β- carotene và kết quả là giảm khả năng dự trữ của vitamin A và β-carotene trong gan chuột.
Đối với carotenoid, cấu trúc của những sắc tố riêng biệt có ảnh hưởng lớn đến hoạt tính sinh học của nó. Canthaxanthin và β-carotene có hoạt tính chống oxy hóa khác hơn zeaxanthin do môi trường phân cực khác nhau. Chế độ ăn uống kết hợp đa dạng các hỗn hợp carotenoid được đề xuất do hoạt tính rộng liên quan đến các hợp chất carotenoid riêng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cho thấy, sắc tố thực vật có vai trò quan trọng đối với cả thực vật và con người. Các sắc tố giúp tạo màu sắc cho hoa, quả, da người, góp phần giảm quá trình
43
oxy hóa do ánh sáng, bảo vệ các mô và cơ quan khỏi ánh sáng có cường độ cao, là chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Ngoài ra, sắc tố thực vật còn được ứng dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, tạo ra các chất màu tự nhiên, không gây độc hại đối với cơ thể. Sắc tố còn có tác dụng trong việc phòng và chữa các bệnh
Vì vậy, kỹ thuật thu nhận các sắc tố tự nhiên từ các loài thực vật là vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Benoıt Schoefs, Determination of pigments in vegetables, Journal of Chromatography A, 1054 (2004) 217–226.
44
2. Beyer, P. (1989) Carotene biosynthesis in daffodil chromoplasts: on the membrane- integral desaturation and cyclization reactions, in Physiology, Biochemistry, and Genetics of Nongreen Plastids (eds C. D. Boyer, J. C. Shannon & R. C. Hardison), The American Society of Plant Physiologists, Rockville, MD,pp. 157–170.
3. Susan L. Ustin, A.A. Gitelson, Stéphane Jacquemoud, Michael Schaepman, Gregory P. Asner, John A. Gamon, Pablo Zarco-Tejada, Retrieval of foliar information about plant pigment systems from hight resolution spectroscopy, Remote Sensing of Environment 113 (2009) S67–S77.
4. Douglas B. Mac Dougall, Colour in food – improving quality, Woodhead publishing limited, 388p.