Carotenoid liên quan đến việc ức chế một số bệnh ung thư bao gồm cả ung thư cổ tử cung, thực quản, tụy, phổi, tuyến tiền liệt và dạ dày. Lycopene được nghiên cứu nhiều cho rằng có vai trò trong sự ức chế ung thư. Vai trò của lycopen trong ung thư đại tràng đã được ghi nhận ở mô hình chuột, nơi hấp thu có chọn lọc trong các mô chính (tuyến tiền liệt, tinh hoàn và tuyến thượng thận) đã được ghi nhận (Jain et al.,
1999). Lượng lutein và zeaxanthin có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt (Cohen et al., 2000). Mối quan hệ giữa mức carotenoid huyết thanh và ung thư phổi ở phụ nữ cũng được phát hiện, nhưng không tìm thấy mối liên hệ với ung thư tuyến tiền liệt (Goodman et al., 2003). Thử nghiệm được tiến hành với cả β-carotene và vitamin A bổ sung cho thấy những chất này có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư (Moreno et al., 2002). Trong một nghiên cứu khác, carotenoid chứng tỏ khả năng giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt trong đó, sự phát triển tế bào ung thư bị
42
ức chế (Kotake-Nara et al., 2001). Trong số 15 carotenoid kiểm tra, lycopene có hiệu quả nhất ở mức thấp. Hiệu quả ức chế của lycopene trên tế bào ung thư liên quan đến cơ chế chống oxy hóa (Kim et al., 2002).
Hormone-phản ứng lại tế bào ung thư được ức chế bởi retinoid, tuy nhiên, liều lượng cần thiết để đạt kết quả thực nghiệm gây độc hại (Teplizky et al., 2001). Một cơ chế phòng ngừa ung thư khác liên quan đến sử dụng hoạt tính carotenoid để điều chỉnh hoặc thay đổi biểu hiện của enzyme xenobiotic. Giai đoạn 1 enzyme chuyển hóa xenobiotic có thể kích hoạt procarcinogen thành chất gây ung thư, và giai đoạn 2 enzyme tạo ra các xenobiotic trơ và bài tiết dễ dàng hơn. Vì vậy, bất kỳ chất nào có thể tạo ra enzyme giai đoạn 2, trong khi giảm hoạt động enzyme giai đoạn 1 như xenobiotic có thể loại khỏi cơ thể mà không gây tổn hại bởi các chất gây ung thư. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng β-carotene cảm ứng sự tổng hợp quinine reductase (một enzyme giai đoạn 2).