- Nghiên cứu các kiểu sử dụng đất hiện trạng, diện tích và sự phân bố các kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Hoà An là một huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Cao Bằng. Có toạ độ địa lý:
Từ 106°00′00″ - 106°24′33″ Kinh độ Đông. Từ 22°30′33″ - 22052’30” Vĩ độ Bắc.
Ranh giới theo địa giới hành chính có giới hạn: - Phía Bắc giáp các huyện Hà Quảng và Trà Lĩnh; - Phía Nam giáp huyện Thạch An;
- Phía Đông giáp các huyện Quảng Uyên và Phục Hòa; - Phía Tây giáp các huyện Nguyên Bình và Thông Nông.
Năm 2011, Huyện Hòa An có tổng diện tích tự nhiên là 60.710,33 ha (đã trừ 3 xã chuyển về thị xã Cao Bằng), dân số 53.786 người, chia thành 21 đơn vị hành chính gồm 20 xã và 1 thị trấn.
Trung tâm huyện là Thị trấn Nước Hai cách thị xã Cao Bằng 16 km về hướng Bắc theo tỉnh lộ 203, cách cửa khẩu Sóc Giang 40 km. Nhìn chung huyện Hòa An có vị trí tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa bàn khác trong và ngoài tỉnh.
4.1.1.2 Địa hình địa mạo
Huyện Hòa An có kiến tạo địa hình dạng lòng máng dọc theo sông Bằng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 350m so với mực nước biển. Địa hình ở đây chia cắt phức tạp, đại bộ phận có đồi núi thấp xen kẽ địa hình castơ (đá vôi) với các thung lũng sâu, kín và bồn địa giữa núị Sự phân hóa nền địa hình chia thành 3 dạng chính: địa hình đồi núi đất, địa hình thũng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 43
lũng và địa hình núi đá.
- Dạng địa hình đồi núi đất: có độ cao trung bình từ 300 - 350m, phân bố ở các xã phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam của huyện. Địa hình có độ dốc thoải ở ven rìa các khối núị Đất đai phần lớn có độ dốc trên 250 xen kẽ có các thung lũng hẹp và chân sườn đồi dốc thoải, có độ dốc dưới 200.
- Dạng địa hình thung lũng bồn địa: có độ cao trung bình 140 - 200 m so với mực nước biển, phân bố chủ yếu trên địa bàn 8 xã, thị trấn trung tâm huyện dọc theo 2 bờ sông Bằng. Đây là một bồn địa lớn của tỉnh, được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các sông suối thuộc hệ thống sông Bằng, có địa hình tương đối bằng phẳng và là vùng sản xuất lúa màu tập trung lớn của huyện.
- Dạng địa hình núi đá: có độ cao trung bình từ 350 - 400 m, phân bố chủ yếu ở các xã phía đông, đông bắc và phía tây của huyện (trên địa bàn 6 xã trong đó tập trung chủ yếu ở 4 xã phía đông huyện). Nền địa hình này chủ yếu là các dãy núi đá vôi dốc đứng xen kẽ các thung lũng nhỏ, hẹp. Khả năng khai thác sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp bị hạn chế, chỉ có thể canh tác được ở các thung lũng. Một hạn chế khác của dạng địa hình này là thiếu nước, thậm chí nước sinh hoạt cũng thiếu vào mùa khô.
Đặc điểm địa hình của huyện Hòa An cho thấy sự phân hóa rõ rệt các dạng địa hình khác nhau gây khó khăn cho việc đi lại và xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng lại mang sự đa dạng trong khả năng khai thác sử dụng đất.
4.1.1.3 Khí hậu
Huyện Hòa An chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu lục địa nhiệt đới gió mùa và phân hoá thành 2 mùa :
- Mùa đông nhiệt độ thấp, khô lạnh, ít mưa, đôi khi có sương muốị - Mùa hè nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều, đôi khi có mưa đá. Những đặc trưng trong chế độ khí hậu thời tiết là:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 44
độ trung bình tối cao 32,30C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tối thấp 10,40C (tháng 1). Nền nhiệt độ phân hóa theo 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa nóng ẩm từ tháng 5-9, mùa khô lạnh từ tháng 10 - 4 năm saụ Nhiệt độ trung bình các tháng mùa nóng đạt 26,20C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa lạnh khoảng 18,90C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm khoảng 8,4°C.
Tổng tích ôn hàng năm khoảng 7.8900C, trong đó vụ đông xuân 3.3180C, vụ mùa khoảng 4.7520C. Với nền nhiệt độ như trên có thể canh tác được 2 - 3 vụ cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đớị
Chế độ mưa: huyện Hòa An có lượng mưa bình quân khoảng 1.300 - 1.500 mm/năm, tuy nhiên phân bố không đều trong năm: mùa mưa (từ tháng 3 - 8) chiếm tới 80% lượng mưa cả năm.
Lượng bốc hơi bình quân 800 - 1.000 mm/năm. Độ ẩm trung bình cả năm đạt 82%.
Nhìn chung chế độ mưa, ẩm của huyện tương đối khá nhưng không đềụ Sự chênh lệch lượng mưa giữa các mùa ảnh hưởng đến độ ẩm trong mùa khô, lạnh làm hạn chế đáng kể tới khả năng tăng vụ cây trồng trên những diện tích chưa chủ động được nước tướị
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: trên địa bàn huyện Hòa An còn có một số hiện tượng thời tiết đặc biệt như:
Mưa đá: có thể xảy ra vào các tháng 3, 4 và 9, 10. Tuy ít gặp nhưng thường gây thiệt hại lớn cho các loại cây trồng ngắn ngày như rau, thuốc lá, ngô, lúa…
Sương muối: có thể xảy ra trong các tháng 12 và tháng 1 thường đi đôi với rét hại nên gây thiệt hại nặng cho các loại cây trồng và đàn trâu bò…
Lũ lụt: thường xảy ra trong các tháng mùa mưa tại các vùng ven sông suối gây lũ quét, xói lở đất… ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân.
Tóm lại nền nhiệt của Hoà An đảm bảo có khả năng canh tác 2-3 vụ cây ngắn ngày trong năm. Với đặc điểm khí hậu và thời tiết như trên, đòi hỏi khi
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 45
quy hoạch đất đai và bố trí cây trồng cần chú trọng phát huy ưu thế về nền nhiệt, độ ẩm để bố trí cây trồng hợp lý, nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất. Đồng thời cần hạn chế những bất lợi của thời tiết, khí hậu đến đất đai và cây trồng như rửa trôi, xói mòn đất, khô hạn, sương muối, mưa đá…
4.1.1.4 Thủy văn
Hoà An có nguồn nước khá dồi dào với mạng lưới sông suối khá dày song lại phân bố không đềụ Tại các vùng đối núi thấp nhìn chung nguồn nước mặt khá phong phú, đáp ứng đủ nước sinh hoạt và sản xuất, nhưng ở các vùng núi đá vôi rất thiếu nước, nhất là vào mùa khô.
Các con sông chính chạy qua huyện gồm:
Sông Bằng: là con sông chính chảy qua huyện, với 2 chi lưu lớn là sông Tsè Lao ở phía Tây và sông Tả Pàng ở Đông Bắc. Hai chi lưu này hợp với sông Bằng ở thị trấn Nước Haị Sông Bằng chảy qua địa phận huyện Hoà An với độ dài 40 km theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Sông có lưu lượng Qmax: 1.879 m3/s. Qmin: 7,43 m3/s. Đây là con sông chính cung cấp nước tưới cho cánh đồng lúa của Hoà An.
Sông Hiến: Chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc với độ dài hơn 20 km, đi qua địa bàn các xã nằm ở phía Nam huyện. Sông có lưu lượng Qmax: 431 m3/s, Qmin: 3,38 m3/s.
Hồ đập, ở huyện có 4 hồ lớn: Hồ Phia Gào thuộc xã Đức Long, hồ Nà Tấu thuộc xã Bề Triều, hồ Khuổi Áng thuộc xã Hoàng Tung, hồ Khuổi Lái ở xã Bạch Đằng. Các hồ này là hồ thủy lợi nhân tạo, cung cấp nguồn nước tưới chủ yếu cho cánh đồng lúa Hoà An.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nhiều các con sông suối nằm trong lưu vực của các con sông trên. Ngoài việc cung cấp nước tưới và sinh hoạt, các sông suối trên địa bàn huyện còn cung cấp lượng thủy năng khá dồi dàọ
Nguồn nước ngầm ở Hoà An chưa được điều tra, khảo sát chi tiết, tuy nhiên ở nhiều nơi nhân dân đã sử dụng giếng đào lấy nước sinh hoạt.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 46
Ở các vùng núi đá vôi, nguồn nước mặt khá hạn chế (nhất là mùa khô). Tại đây thường xuất hiện các mỏ nước, tuy lưu lượng không lớn nhưng có nước quanh năm nên đã và đang được khai thác phục vụ cho sinh hoạt.
Nhìn chung nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Hòa An tương đối phong phú, về cơ bản đáp ứng đủ nước cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Tuy nhiên lượng mưa tập trung chủ yếu theo mùa nên thường gây úng lụt, sụt lở ở ven sông suối vào mùa mưa và hạn hán về mùa khô. Do vậy trong phương án quy hoạch sử dụng đất cần tránh bố trí công trình kiên cố và khu dân cư gần các khu vực dễ bị sạt lở đất.
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
a, Tài nguyên đất
Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người cũng như tính đặc thù về vị trí địa lý, ở Hòa An đã hình thành 7 nhóm đất chính sau:
Đất phù sa: 3.667,43 ha chiếm 5,55% diện tích tự nhiên. Đất xám: 37.947,62 ha chiếm 57,47% diện tích tự nhiên. Đất nâu: 6.332,31 ha chiếm 9,59% diện tích tự nhiên. Đất đen nứt nẻ: 108,15 ha chiếm 0,16% diện tích tự nhiên. Đất tích vôi: 108,2 ha chiếm 0,16% diện tích tụ nhiên. Đất đỏ: 5.494,4 ha chiếm 8,32% diện tích tự nhiên.
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: 2.265,48 ha chiếm 3,43% diện tích tự nhiên.
Năm nhóm đất chiếm diện tích nhiều nhất ở Hòa An là đất xám, đất nâu, đất đỏ, đất phù sa và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Trong đó nhóm đất xám chiếm hơn nửa tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đáng chú ý, huyện Hòa An còn có nhóm đất đen, tuy chiếm diện tích nhỏ nhưng đây là nhóm đất hiếm gặp mà ở một số nơi khác không có (phân bố ở các xã Dân Chủ, Ngũ Lão, Quang Trung).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 47
Đa số diện tích đất của huyện Hòa An phân bố ở độ dốc >250 và tầng đất dày >100 cm. Thành phần cơ giới chủ yếu từ trung bình đến nặng, cấu trúc khá bền vững và thoát nước tốt, có độ phì tiềm tàng từ trung bình đến khá, phù hợp với nhiều loại cây trồng Nông - Lâm nghiệp.
b, Tài nguyên rừng
Diện tích đất rừng của huyện Hòa An năm 2010 là 50.310,79 ha trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ với diện tích là 48.409,05 ha, rừng trồng là 1.831,73ha, rừng đặc dụng có diện tích nhỏ với 70,01 hạ Độ che phủ rừng của huyện hiện tại đạt 55%. Thảm thực vật rừng tự nhiên chủ yếu là các loài thân gỗ và tre nứa có sức tái sinh mạnh. Thảm thực vật rừng trồng có thông, sa mộc, bạch đàn, keo,… Để đảm bảo phục hồi và phát triển quỹ rừng, ngành lâm nghiệp thực sự là thế mạnh của một huyện miền núi và đảm bảo an toàn sinh thái trong những năm tới cần đặc biệt chú trọng quản lý, bảo vệ nhằm không ngừng nâng cao độ che phủ và trữ lượng lâm sản.
c, Tài nguyên nhân văn
Đến năm 2011, dân số của Hòa An có 53.786 người, gồm có 6 dân tộc trong đó chủ yếu là dân tộc Tày (chiếm 58%) và dân tộc Nùng (28%). Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa của các dân tộc là nguồn động lực mạnh mẽ, thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển.
4.1.1.6 Hiện trạng sử dụng đất đai
Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất là vấn đề cần thiết để đảm bảo cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng đất đai từ đó đề ra phương hướng bố trí sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hoà An năm 2010 được thể hiện ở bảng 4.1.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 48
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích 65867,24 100,00
Ị Đất nông nghiệp 59363,17 90,13
1. Đất sản xuất nông nghiệp 8961,44 15,10
1.1 Đất trồng cây hàng năm 7509,78 83,81
- Đất trồng lúa 4970,26 66,18
+ Đất chuyên lúa 2641,74 53,15
+ Đất lúa - màu 2272,38 45,72
+ Đất lúa - cá 56,14 1,12
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 8,37 0,12
- Đất trồng cây hàng năm khác 2531,15 33,70
+ Chuyên rau - màu 429,45 16,97
+ Cây công nghiệp hàng năm 2101,70 83,03
1.2 Đất trồng cây lâu năm 1451,66 16,19
2. Đất lâm nghiệp 50310,79 84,75 2.1 Rừng sản xuất 1.831,73 3,64 2.2 Rừng phòng hộ 48.409,05 96,22 2.3 Rừng đặc dụng 70,01 0,14 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 67,13 0,11 4. Đất làm muối - - 5. Đất nông nghiệp khác 23,81 0,04
IỊ Đất phi nông nghiệp 5065,51 7,69
IIỊ Đất chưa sử dụng 1438,56 2,18
- Đất bằng chưa sử dụng 128,51 8,93
- Đất đồi núi chưa sử dụng 831,83 57,82
- Núi đá không có rừng cây 478,22 33,25