Nông sản hàng hóa và thị trường nông sản hàng hóa

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả một số loại sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện hoà an, tỉnh cao bằng (Trang 63 - 65)

IV. Đất có mặt nước ven biển

8. Cây làm thức ăn

4.2.2 Nông sản hàng hóa và thị trường nông sản hàng hóa

Nằm ở vị trí liền kề với khu vực thị xã Cao Bằng, mạng lưới giao thông của huyện đã có sự phát triển nhất định. Đường quốc lộ 3 và đường tỉnh lộ 203 nối liền vùng trung tâm huyện với các xã khác và nối với thị xã Cao Bằng cũng như các huyện khác trong tỉnh tương đối tốt, đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa giữa các xã trong và ngoài địa bàn huyện cùng với các huyện lân

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 57

cận, đặc biệt là thị xã Cao Bằng. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp hàng hoá đã được hình thành và phát triển. Trong sản xuất, một số hộ đã chuyển hẳn sang trồng những các cây trồng hàng hoá theo yêu cầu của thị trường. Kết quả điều tra về hướng sản xuất hàng hoá cho thấy: nông sản hàng hoá chủ yếu gồm các loại lúa gạo chất lượng cao, các cây rau màu đặc biệt là thuốc lá, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm điển hình là chè đắng. 100% số hộ trồng thuốc lá, mía, cây ăn quả và chè đắng với mục đích đem bán. Nhóm cây rau màu khác, cây lúa là 65%. Trong nhóm cây lương thực như ngô chủ yếu được sản xuất để phục vụ cho nhu cầu làm thức ăn chăn nuôi không mang lại giá trị hàng hóa cao (phụ lục 6).

Nhìn chung, hoạt động sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện vẫn liên tục diễn ra nhưng chưa phát triển mạnh. Huyện có mạng lưới chợ tương đối nhiều nhưng ở quy mô nhỏ lẻ, số lượng người đến chợ tập trung đông nhất vẫn là vào các ngày chợ phiên của huyện và chỉ được diễn ra trong 1 số ngày nhất định. Trên địa bàn huyện hiện có 3 chợ được hình thành không theo hình thức chợ phiên mà theo hình thức hoạt động trao đổi hàng hóa liên tục. Tuy nhiên, các chợ này vẫn chưa phải là những trung tâm, dịch vụ thu mua nông sản hàng hóa với số lượng lớn. Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trình độ chuyên môn hóa chưa cao và chưa có sự đầu tư hợp lý từ người dân đối với chính các sản phẩm mình làm ra nên chất lượng nông sản hàng hóa thu được không đạt đến chất lượng ổn định và đồng đều gây khó khăn cho việc hình thành các kênh tiêu thụ lớn. Hoạt động trao đổi hàng hóa, mua bán tự do chủ yếu là giữa người dân và các tư thương, việc vận chuyển hàng hóa diễn ra chậm.

Kết quả điều tra cho thấy: nhìn chung nhóm các cây rau màu, cây ăn quả, cây chè đắng có khả năng tiêu thụ thuận lợị Các sản phẩm thường được chuyển đến tiêu thụ ở trung tâm thị xã Cao Bằng và các tỉnh lân cận như Bắc Cạn, Thái Nguyên. Riêng chè đắng, thuốc lá được trở đi tiêu thụ ở

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 58

các khu vực xa hơn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh nhưng số lượng vẫn còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả một số loại sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện hoà an, tỉnh cao bằng (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)