IV. Đất có mặt nước ven biển
8. Cây làm thức ăn
4.3.1 Các vùng sản xuất nông nghiệp
Huyện Hòa An có tổng diện tích đất nông nghiệp là 59.363,17 ha, chiếm 90,13% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm 84,75% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp với diện tích là 8961,44 ha chiếm 15,10% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 60
Vùng sản xuất nông nghiệp của huyện Hòa An có thể chia làm 3 tiểu vùng sản xuất chính: Tiểu vùng 1, tiểu vùng 2 và tiểu vùng 3. Ở cả 3 tiểu vùng đều có những loại hình sản xuất hàng hóa đại diện cho địa bàn huyện. Với những đặc trưng riêng và khác biệt về địa hình, loại đất mà ở mỗi tiểu vùng phát triển những loại cây trồng hàng hóa riêng, tạo nên thế mạnh riêng cho từng tiểu vùng nghiên cứụ Bên cạnh những sản phẩm khác biệt, những cây trồng truyền thống được bà con tiếp tục duy trì sản xuất trên một diện tích tương đối lớn ở cả 3 tiểu vùng nghiên cứụ Đề tài nghiên cứu chọn 3 tiểu vùng nghiên cứu, trên mỗi tiểu vùng chọn đại diện 1 xã tập trung nhiều các loại hình sản xuất hàng hóa cụ thể:
Tiểu vùng 1: Vùng giữa (thung lũng)
Gồm 6 xã: Bế Triều, Hoàng Tung, Hồng Việt, Đức Long, Bình Long, Thị trấn Nước Haị Vùng này có tổng diện tích đất nông nghiệp là 9.440,21 ha, chiếm 19,24 % tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.
Đây là vùng cánh đồng Hòa An - thung lũng bằng được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của các sông suối thuộc hệ thống sông Bằng, có độ cao trung bình từ 140 - 200 m so với mặt nước biển, độ dốc phần lớn dưới 8o. Trên nền địa hình này hiện đã hình thành những đồng lúa nước xen kẽ, những bãi đất màu ven sông khá màu mỡ và tương đối rộng.
Đất đai ở dọc hai bên sông Bằng thuộc cánh đồng Hòa An chủ yếu là đất phù sa, đất đỏ vùng biến đổi do trồng lúa, ở phía trên là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất. Nhìn chung đất có tầng dày khá thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
Hiện tại trên diện tích đất đai ở khu vực thung lũng của cánh đồng chủ yếu được sử dụng gieo trồng lúa nước và một số cây trồng cạn ngắn ngày như ngô, khoai tây, rau các loạị
Tiểu vùng 2: Vùng núi cao
Gồm 8 xã: Dân chủ, Nam Tuấn, Đức Xuân, Đại Tiến, Ngũ Lão, Trương Lương, Nguyễn Huệ, Công Trừng. Vùng này có tổng diện tích đất nông nghiệp là 23.618,41 ha, chiếm 39,79 % tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 61
từ 18o cho đến lớn hơn 25o. Đất này có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình. Trong vùng này diện tích cây thuốc lá, lúa nương nhiềụ
Tiểu vùng 3:Vùng chuyển giao
Gồm 7 xã Trương Vương, Quang Trung, Bạch Đằng, Bình Dương, Lê Chung, Hà Trì, Hồng Nam. Vùng này có tổng diện tích đất nông nghiệp là 24.323,15 ha chiếm 40,97% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.
Đất này trồng chủ yếu 2 vụ lúa, lúa - cá và cây ăn quả. Vùng này có địa hình chuyển giao vị trí vành đai tiếp giáp với chân đất cao, chân núi đá vôi nên diện tích trồng cây ăn quả ở đây cũng tương đối nhiềụ Bên trong vị trí vành đai địa hình thoải hơn, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, diện tích trồng lúa và mô hình lúa - cá được phát triển.
Huyện Hòa An có hệ thống cây trồng rất phong phú và đa dạng với nhiều loại hình sử dụng đất (LUT). LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một số vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế kỹ thuật (Đào Châu Thu) [42].
Các LUT hiện trạng được thu thập trên cơ sở những tài liệu cơ bản của huyện và kết quả điều tra trực tiếp trên các hộ gia đình. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất với các loại hình sử dụng đất khác nhau được thể hiện ở bảng 4.5.
Sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chủ yếu của hộ nông dân trên địa bàn huyện gồm có:
- Ngành trồng trọt: Lúa, rau xanh, khoai lang, đỗ tương, đậu các loại, mía, thuốc lá, chè đắng, cam, quýt, dứa, mác mật, ...
- Ngành chăn nuôi: Thịt lợn, thịt bò, gà, vịt, mật ong - Ngành thuỷ sản: Cá
Bản chất sản xuất hàng hóa miền núi là sản xuất trên đất dốc. Vì vậy ngành chủ lực kinh tế miền núi phải là ngành lâm nghiệp gồm cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ, gắn với công nghiệp chế biến sâu về lâm sản để triệt để khai thác nguồn tài nguyên miền núi, giúp đồng bào các dân tộc miền núi không những hết đói nghèo mà còn có cơ hội vươn lên làm giàụ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 62
Bảng 4.4 Những sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chủ yếu
Đơn vị: Tấn Sản phẩm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Trồng trọt - Lúa 26.738,7 26.965,2 27.182,7 27.753,0 28.021,4 28.167,0 - Rau xanh 4.572,1 4.686,5 4.708,6 4.848,1 4.924,1 4.947,0 - Khoai lang 180,6 184,3 207,9 245,1 229,2 229,5 - Đỗ tương 157,7 140,6 149,1 196,0 148,7 195,0 - Đậu các loại 70,9 72,0 71,3 77,1 75,9 78,9 - Mía 580,1 576,3 592,8 555,1 564,0 562,5 - Thuốc lá 1.423,4 1.689,5 1.807,8 1.851,7 2.396,1 3.215,0 - Chè đắng 4,8 5,2 5,1 5,5 5,4 5,7 - Cam, quýt 8,8 9,6 9,4 10,9 10,7 11,4 - Dứa 45,9 46,2 49,2 51,0 51,7 52,6 - Mác mật 3,7 3,5 3,8 3,7 4,9 4,4 - Na 8,0 7,8 8,2 8,9 9,0 9,6 - Chuối 387,9 398,3 397,4 381,4 401,2 399,6 2. Chăn nuôi Thịt lợn 2012,4 2001,4 2.015,0 2.209,0 2.215,0 2.323,4 Thịt bò 87,1 88,4 86,7 66,9 32,1 49,39 Gà 211,6 212,4 211,3 200,7 203,9 215,5 Mật ong 5,8 4,5 3,6 11,2 8,9 11,6 3. Thuỷ sản - Cá 70,6 69,5 71,6 70,8 73,2 75,3
Nguồn: Số liệu thu thập Phòng Thống kê huyện Hòa An
Trong các sản phẩm trên, ngoài sản phẩm mía và thịt bò có xu hướng giảm còn lại các sản phẩm khác đều có xu hướng tăng như lúa tăng 1.428,3 tấn từ 26.738,7 tấn năm 2005 lên 28167,0 tấn năm 2010. Rau xanh tăng 374,9 tấn từ 4.572,1 tấn lên 4947,0 tấn. Thuốc lá tăng 1.791,6 tấn từ 1.423,4 tấn năm 2005 lên 3215,0 tấn năm 2010. Thịt lợn tăng 311,0 tấn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 63
Bảng 4.5 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và hệ thống cây trồng năm 2011 Loại sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Kiểu sử dụng đất 1. Chuyên lúa 2641,74 1832,25 489,53 319,96 4,45 69,36 18,53 12,11