Những nghiên cứu ở tỉnh Cao Bằng và huyện Hoà An

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả một số loại sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện hoà an, tỉnh cao bằng (Trang 42 - 46)

- Hiệu quả tính trên 1 ha đất nông nghiệp

2.4.3 Những nghiên cứu ở tỉnh Cao Bằng và huyện Hoà An

Tỉnh Cao Bằng thuộc vùng sinh thái Đông Bắc Việt Nam là vùng đất giàu tiềm năng với địa hình đa dạng chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng hoá sản xuất.

Tỉnh đã tiến hành phân hạng đất để phục vụ quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng các bản đồ (bản đồ thổ nhưỡng, điạ hình). Ở cấp huyện đã xây dựng bản đồ thuỷ lợi, bản đồ thổ nhưỡng.

Huyện Hoà An năm 2011 có 21 đơn vị hành chính, trong đó là 1 thị trấn và 20 xã. Trước năm 2011 huyện có tất cả 24 đơn vị hành chính, nay 3 xã đã thuộc khu vực thị xã Cao Bằng. Một số công trình nghiên cứu trọng điểm có liên quan đến phát triển nông nghiệp của huyện là: Năm 2007 dự án quy hoạch trồng lúa thâm canh, hàng hoá ở cánh đồng Hoà An tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 do TS Nguyễn Văn Thuận chủ nhiệm dự án đã được phê duyệt và đang tiến hành triển khai thực hiện [45]. Dự án nhằm khai thác lợi thế so sánh trong sản xuất lúa ở cánh đồng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở áp dụng các tiến bộ thâm canh trong sản xuất lúa và chuyển dịch cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỷ lệ gieo cấy các giống lúa chất lượng caọ Từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện quy hoạch trồng lúa thâm canh, hàng hoá và xác lập tập quán canh tác mới theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững. Năm 2009 Sở NN&PTNT Cao Bằng đã trình UBND tỉnh Cao Bằng về báo cáo quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 [26]. Đến nay dự án đang được thực hiện trên địa bàn huyện. Mục tiêu của dự án là xây dựng và hoàn thiện các giải pháp, đề ra cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất rau an toàn cung cấp cho thị trường, an toàn sức khởe người tiêu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36

dùng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất. Huyện Hoà An có thế mạnh là trồng cây thuốc lá, là cây trồng hàng hoá trọng điểm của huyện. Trồng cây thuốc lá vừa nhằm mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vừa nâng cao thu nhập cho người dân nên diện tích trồng loại cây này chiếm phần lớn diện tích. Hàng năm Viện thuốc lá Việt Nam có rất nhiều đề tài được ứng dụng đã và đang được triển khai trên địa bàn huyện.

- Các đề tài về chọn tạo giống thuốc lá:

+ Chọn tạo giống thuốc lá vàng sấy có năng suất cao, chất lượng tốt, phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu (thực hiện từ 1996 đến nay với các Chủ nhiệm đề tài Tào Ngọc Tuấn, Vũ Thị Bản, Đào Thị Xuân) [37] đã lai tạo và chọn được các dòng thuốc lá tốt được công nhận giống quốc gia như C7-1, C9-1, D81. Một số dòng có triển vọng như TL16, TL29 đang được khảo nghiệm sản xuất tại Cao Bằng, Lạng Sơn.

+ Chọn giống thuốc lá lai có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản xuất nguyên liệu cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (thực hiện từ 2000 đến nay, Chủ nhiệm đề tài Tào Ngọc Tuấn) [38] đã lai tạo và chọn được các tổ hợp thuốc lá lai tốt được công nhận giống mới như VTL5H và giống sản xuất thử như GL2. Một số tổ hợp lai có triển vọng như GL6, GL7 đang được khảo nghiệm sản xuất tại Cao Bằng, Lạng Sơn.

+ Các giống thuốc lá mới với các ưu điểm vượt trội về năng suất (vượt các giống đối chứng C.176, K.326 từ 10-40%) và tính kháng bệnh khảm lá do TMV (VTL5H, GL2) nên hiệu quả kinh tế cao được người trồng chấp nhận và phát triển nhanh trong sản xuất. Đến nay, các giống thuốc lá mới đã chiếm 58,3% diện tích trồng thuốc lá ở vụ xuân 2012.

- Các đề tài nghiên cứu về kỹ thuật canh tác thuốc lá:

Song song với công tác chọn tạo giống thuốc lá mới, Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá đã tiến hành các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác, hái sấy nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất thuốc lá nguyên liệụ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37

+ Đề tài cấp nhà nước: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất thuốc lá nguyên liệu phục vụ xuất khẩu ở một số tỉnh miền núi Phía Bắc (thực hiện từ 2003 đến 2005, Chủ nhiệm đề tài Trần Đăng Kiên) [16]: Đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp sản xuất cây con thủy canh; sử dụng nilon phủ luống để giữ ấm, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại cho thuốc lá ở thời vụ xuân sớm; Sử dụng chất diệt chồi Accotab và các chế phẩm TETI CG, TETI P hạn chế chồi nách, có thể làm tăng năng suất thuốc lá 10 - 15% so với diệt chồi thủ công và làm giảm công lao động cho khâu ngắt ngọn - diệt chồị Kết quả nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại thuốc lá cho thấy: Các loại thuốc hoá học BVTV Padan, Suprathion, Dipterex có hiệu quả trừ rệp tốt. Các loại thuốc hoá học Suprathion, Ofatox, Padan cần được ưu tiên lựa chọn khi phòng trừ bọ xít xanh. Đối với bệnh hại: Ridomil là thuốc có hiệu lực phòng trừ caọ Chế phẩm sinh học Ditacin là một loại thuốc bảo vệ thực vật có khả năng hạn chế, kìm hãm bệnh khảm lá do virus TMV vốn từ trước đến nay không có thuốc phòng trừ. Các chế phẩm bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc, sinh học như Bitadin, BT, NPV, NPV + BT; Firibiotox, SH01, SH02 có hiệu lực trừ sâu nói chung thấp hơn thuốc hoá học BVTV nhưng chúng có những lợi thế do sản phẩm an toàn hơn, không độc hại cho người sử dụng và môi trường.

- Đề tài cấp Bộ: Xây dựng và hoàn thiện qui trình sản xuất cây con thuốc lá theo phương pháp khay lỗ trong điều kiện các tỉnh phía Bắc (thực hiện từ 2009 đến 2010, Chủ nhiệm đề tài Đinh Văn Năng) [20]: Đã xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá theo phương pháp khay lỗ cho điều kiện ở phía Bắc. Trong đó, mẫu khay xốp T113 là sản phẩm nghiên cứu của đề tài khá thích hợp cho giâm cây con thuốc lá; giá thể với nguyên liệu chính là bã bùn, mùn vi sinh (phụ phẩm công nghiệp mía đường) thích hợp cho giâm cây con thuốc lá trên khay lỗ. Đề tài cũng cho thấy có thể sử dụng trực tiếp phế thải nuôi giun đất ở dạng tơi xốp làm giá thể gieo ươm và giâm cây con thuốc lá với điều kiện bổ sung dinh dưỡng đạm. Đề tài cũng đã xác định

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 38

được giống giun Thái Bình có sức sinh sản tốt và có thể thích hợp trong điều kiện nuôi tại vùng trồng thuốc lá Cao Bằng nhằm tạo nguồn giá thể tại chỗ. Từ nay đến năm 2020 huyện luôn xác định trồng cây thuốc lá là thế mạnh và tiếp tục được người dân chọn là cây đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 39

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả một số loại sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện hoà an, tỉnh cao bằng (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)