IV. Cây CN lâu năm Cây CN lâu năm
4. Đậu tương xuân ngô
4.4.4 Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
quả sử dụng đất nông nghiệp
4.4.4.1 Thực hiện hoàn thiện một số chính sách và vấn đề quy hoạch tổng thể đất đai tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Vấn đề quy hoạch tổng thể đất đai:
Để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vấn đề quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa là nhu cầu bức xúc hiện nay mà huyện cần quan tâm. Vùng sản xuất hàng hóa tập trung có thể xây dưới dạng: vùng chuyên canh, vùng đa canh hoặc kết hợp chuyên canh một số loại cây trồng chủ lực với đa canh nhiều loại cây trồng khác.Các địa phương trên cơ sở đặc điêm kinh tế, đất đai mà xây dựng những vùng sản xuất hàng hóa cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Chính sách tín dụng:
Đối với phát triển nông nghiệp nông thôn, hai nguồn lực vốn chủ yếu là vốn vay và vốn tự huy động. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước rất hạn chế, chỉ có thể đáp ứng một phần nhu cầu xây dựng cơ bản thiết yếu như: Thủy lợi, giao thông...do vậy, đối với sản xuất nông nghiệp thì nguồn vốn vay với mức lãi suất ưu đãi, phù hợp có vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp.
Áp dụng linh hoạt biện pháp cho vay không đảm bảo bằng tài sản và có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, có nhu vậy mới tạo điều kiện thông thoáng cho người sản xuất kinh doanh, nhất là các chủ trang trại và hộ nông dân. Thời hạn vay vốn phải phù hợp với chu kỳ sản xuất từng cây, từng con. Mở rộng cho vay trung hạn, dài hạn đối với các dự án thuộc các chương trình về phát triển nông nghiệp hàng hóạ Khuyến khích lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp và tổ chức vay vốn làm đầu mối tiêu thụ nông sản cho nông dân.
- Chính sách giá
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 93
cần có chính sách trợ giá giống mới (giống cây trồng, giống vật nuôi) giúp nông dân hạ giá thành, tăng lãi qua đó kích thích sản xuất [61].
Về giá đầu ra, nhìn chung hiện nay giá nông sản thấp và không ổn định nên nông dân thường bị thiệt thòi, hạn chế tới kinh doanh. Vậy để khắc phục tình trạng trên theo chúng tôi Nhà nước cần có biện pháp ổn định giá thông qua thu mua chế biến, dự trữ và khuyến khích xuất khẩu để điều chỉnh cung góp phần ổn định giá nông sản trên thị trường, hạn chế thiệt hại cho người sản xuất, qua đó kích thích mở rộng sản xuất. Việc ổn định giá nông sản còn kích thích phát triển giới trung gian và giới kinh doanh nông sản thông qua lợi ích kinh tế do giá cả ổn định mang lại, qua đó hình thành thị trường nông sản có tổ chức, đam bảo hài hòa lợi ích giữa người sản xuất và người kinh doanh cũng như lợi ích chung của toàn xã hộị
4.4.4.2. Giải pháp về thị trường
Hiện nay tiêu thụ sản phẩm là vấn đề khó khăn của người sản xuất đặc biệt là người nông dân. Nguyên nhân của vấn đề này trước hết là do thị trường nông thôn còn hạn chế, nông dân vẫn chưa quen với kinh tế thị trường, chưa biết và nắm bắt nhu cầu về thị trường, cho nên sản xuất vẫn chưa thật gắn với tiêu thụ, chế biến, nông dân vẫn sản xuất những sản phẩm quen làm mà chưa chú ý đến những sản phẩm người tiêu dùng cần. Giải quyết vấn đề thị trường cần có sự kết hợp giữa biện pháp vĩ mô và vi mô, biện pháp kinh tế và kỹ thuật. Thị trường tiêu thụ là vấn đề chủ chốt trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Để có được thị trường tiêu thụ nông sản ổn định cho các mặt hàng nông sản của huyện cần hình thành các chợ nông thôn đặt ở các trung tâm huyện, thị trấn, thị tứ, các nút giao thông thuận tiện. Để mở rộng thị trường tiêu thụ nhất thiết cần có sự tham gia của các nhà doanh nghiệp. Kinh nghiệm của các nước phát triển như Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc cho thấy một phần lớn nông sản của nông dân được tiêu thụ qua kênh doanh nghiệp. Vì tiêu thụ sản phẩm cũng cần những kỹ năng nhất định mà nông dân
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 94
đã giành nhiều công sức vào việc sản xuất do đó họ ít có thời gian để nghiên cứu một cách cặn kẽ vấn đề tiêu thụ, vì vậy cần có các doanh nghiệp để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có ưu thế hơn nông dân riêng rẽ ở chỗ họ có khả năng bán sản phẩm với khối lượng lớn cùng nhiều chủng loại, nhiều phẩm cấp khác nhau, ưu thế hơn trong giao dịch giá cả.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Hòa An nói riêng hầu hết các doanh nghiệp đều còn thiếu và yếụ Cơ sở kỹ thuật lạc hậu, cơ chế quản lý kém đồng bộ, sức cạnh tranh trên thị trường còn rất hạn chế, hiệu quả kinh doanh thấp, vốn thiếụ Trong thời gian tới phải củng cố và phát triển doanh nghiệp tăng lên cả về chất và lượng để doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong kênh tiêu thụ sản phẩm như đã đề cập ở trên.
4.4.4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật
Sản xuất đòi hỏi không ngừng nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như thông tin kinh tế - xã hộị Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh với việc đầu tư thêm các yếu tố đầu vào một cách hợp lý. Để nâng cao trình độ sản xuất của người dân thì việc mở các lớp khuyến nông, tập huấn khoa học kỹ thuật là rất quan trọng. Bên cạnh đó cần phổ biến cho người dân các phương pháp canh tác trên đất dốc để giảm thiểu vấn đề thoái hóa, xói mòn đất.
Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý và nông dân. Thông qua mối quan hệ này, người dân được tiếp cận nhanh nhất với các tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả sản xuất.
4.4.4.4. Giải pháp hạ tầng cơ sở
Xây dựng hoàn thiện hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ thâm canh và mở rộng thêm diện tích cây trồng. Xây mới các công trình thủy lợi quan trọng như: 4 hồ chứa xã Đức Long, xây dựng hồ Khuổi Nưạ Đồng thời đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có, nạo vét kênh tiêu, tu bổ kênh tướị Từng bước kiên cố hóa hệ thống giao thông nội đồng đáp ứng nhu
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 95
cầu vận chuyển nông sản hàng hóa và vật tư nông nghiệp.
Nâng cấp các tuyến đường hiện có và xây dựng mới một số tuyến đường liên xã, đảm bảo mạng lưới đường bộ liên hoàn giữa các vùng nông thôn với các trục lộ chính, nối liền các vùng sản xuất tập trung với các trung tâm tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp nông thôn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 96