Khái quát vụ việc công ty Vedan thải nước bẩn ra sông Thị Vải 2008

Một phần của tài liệu trách nhiệm xã hội phản ứng của người tiêu dùng tại cần thơ về vụ việc công ty vedan thải nước bẩn ra sông thị vải năm 2008 (Trang 38 - 41)

SÔNG THỊ VẢI NĂM 2008

Tháng 9-2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Vedan xả thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải ra sông tới 5.000 m3/ngày.

Ngay từ năm 1994, bắt đầu hoạt động, Vedan đã tránh né việc đầu tư xử lý chất thải theo quy định, đồng thời cố tình xả thải trái pháp luật, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ TN&MT áp dụng quy định hiện hành, phạt Vedan 216 triệu đồng và truy thu 127 tỉ đồng phí bảo vệ môi trường, buộc tháo dỡ hệ thống xả thải trái phép. Phần thiệt hại trực tiếp cho hàng ngàn nông dân đánh bắt, nuôi trồng thủy sản được Viện Môi trường và Tài nguyên (MT&TN, thuộc ĐH Quốc gia

27

TP.HCM) tính ra khoảng 217 tỉ đồng thì nông dân phải trực tiếp kiện đòi Vedan bồi thường.

Ban đầu Vedan không chấp nhận “bồi thường”, chỉ đồng ý “hỗ trợ” khoảng 20 tỉ đồng. Sau cùng Vedan phải đồng ý bồi thường toàn bộ số thiệt hại trên. Riêng thiệt hại cho sông Thị Vải và môi trường sinh sống của hàng ngàn nông dân do Vedan gây ra trong 14 năm, mà chi phí để tái tạo đến nay vẫn chưa tính hết được, vẫn chưa có ai bồi thường.

Bây giờ thì có thể nói ra điều này: Nếu phải qua tố tụng thì cái khó nhất là từng hộ dân phải nộp đơn khởi kiện kèm theo những chứng cứ về thiệt hại của mình với những chi tiết và số liệu cụ thể. Luật tố tụng dân sự ở VN không có thủ tục kiện tập thể (class action) như ở các nước. Theo đó, từng hộ dân phải nộp một hồ sơ khởi kiện riêng, phải xác định con số và chi tiết thiệt hại cụ thể kèm tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại ấy.

Trong khi nông dân chỉ có một bản tự khai, chẳng có hóa đơn, chứng từ, mà cho dù có thì cũng chưa chắc đã được tòa công nhận đó là chứng cứ. Nhiều đơn kiện là những lời lẽ mộc mạc, không rõ ý, không đáp ứng yêu cầu luật định. Chưa hết, chứng minh thiệt hại mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ phải là chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái luật của bị đơn với thiệt hại ấy.

Tòa án dù có thiện cảm và thông cảm với người bị hại cũng không thể xử thiên vị hay bỏ qua quy định pháp luật. Đó là chưa nói để xét xử và ra phán quyết cho hàng ngàn vụ kiện đơn lẻ như thế, tòa án phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm trời. Quá trình tố tụng sẽ là cuộc đấu tranh quyết liệt về chứng cứ và lý lẽ giữa luật sư của Vedan và các luật sư tự nguyện bảo vệ miễn phí cho nông dân. Đó thực sự là một “mission impossible” (sứ mạng bất khả thi).

Ngoài ra, con số thiệt hại có căn cứ khoa học nhất lúc ấy là con số từ báo cáo đánh giá thiệt hại của Viện MT&TN nhưng đó lại là thiệt hại tổng hợp, từ đó để cho ra thiệt hại của từng hộ dân là một bài toán khó…

Nhiều cơ quan đồng hành đứng trước những khó khăn của mặt trận pháp lý, các luật sư và những người đại diện nông dân bắt đầu cảm thấy chỉ “đấu bằng luật” là không đủ…

Trong vụ này, ấn tượng mạnh nhất là sự tham gia của những lực lượng xã hội khác nhau vào thắng lợi của người dân. Báo chí đã thông tin và đồng hành với nông dân, không có tin, bài nào đi ngược lại cuộc đấu tranh của người dân bị thiệt hại. Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh

28

đã lên tiếng vào thời điểm rất cần thiết, khi cuộc đấu tranh trên mặt trận pháp lý đang diễn biến phức tạp và đang rất cần sự hỗ trợ của mặt trận công luận. Sau tiếng nói của Hội Bảo vệ Người tiêu dùng, một số chuỗi siêu thị lớn đã nhập cuộc với một vũ khí rất lợi hại: Không nhập hàng của Vedan chừng nào chưa giải quyết thỏa đáng quyền lợi của nông dân…

29

CHƯƠNG 4

PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN THƠ VỀ VỤ VIỆC CÔNG TY VEDAN THẢI NƯỚC BẨN RA SÔNG THỊ VẢI NĂM

2008

Một phần của tài liệu trách nhiệm xã hội phản ứng của người tiêu dùng tại cần thơ về vụ việc công ty vedan thải nước bẩn ra sông thị vải năm 2008 (Trang 38 - 41)