3.2.1 Kênh bán hàng hiện đại dành cho đại lý và các nhà phân phối
Hiện nay sản phẩm Bột ngọt và Hạt Nêm của Cty vedan có mặt hầu hết trên khắp 64 tỉnh thành trong cả nước, được các nhà phân phối và đại lý phủ hàng từ thành thị đến nông thôn (các tỉnh thành tiêu thụ như sau):
♦ Miền bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nam, Hoà Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hưng Yên, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Phú Thọ, Nam Định, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Bắc Ninh, Bắc Cạn, Lai Châu, Lạng Sơn, Ninh Bình.
♦ Miền trung: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Gia Lai, Quảng Ngãi, Bình Định, Kontum, Đăklak, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
♦ Miền nam: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tp.Hcm, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vũng Tàu, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Phú Thọ.
Công ty Vedan hỗ trợ các đại lý và nhà phân phối bán hàng càng ngày càng thâm nhập vào thị trường, đã không ngừng đưa ra các chương trình khuyến mãi tặng phẩm cho đại lý và nhà phân phối, đồng thời cũng hy vọng giúp đỡ các đại lý và nhà phân phối trong công việc thúc đẩy quảng bá sản phẩm trên thị trường, đạt được thành tích bán hàng tốt hơn.
3.2.2 Kênh bán hàng hiện đại dành cho các siêu thị
Ngoài việc bán hàng thông qua các đại lý và nhà phân phối, Công ty Vedan mở rộng hệ thống bán hàng qua việc thiết lập nên kênh tiêu thụ hiện đại hoá siêu thị (ví dụ như: Co-opMart, Metro, Metro…), để tạo cơ hội mua hàng
26
nhiều sự lựa chọn và tiện lợi hơn cho người tiêu dùng. Đồng thời Kênh bán hàng siêu thị không theo định kỳ tổ chức các chương trình khuyến mãi có tặng phẩm và trưng bày, với mong muốn tạo ra sự phục vụ tốt hơn đến cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Ở siêu thị, sản phẩm vedan không theo định kỳ tổ chức các hoạt động khuyến mãi, khi mua một gói hạt nêm Vedan loại 400g được tặng kèm theo một chén thuỷ tinh, loại 1kg được tặng kèm theo một tô thuỷ tinh, cung cấp sự lựa chọn cho người tiêu dùng tiện lợi hơn với giá rẻ hơn.
3.3QUAN NIỆM VỀ NHÂN VIÊN CÔNG TY
Nhân viên là tài sản lớn nhất của công ty, toàn thể nhân viên như là anh chị em trong một gia đình. Nhằm tạo điều kiện, cơ sở vật chất tốt hơn cho nhân viên khi nghỉ ngơi có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Từ khi mới bắt đầu thành lập, công ty Vedan Việt Nam đã đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí trong khuôn viên công ty như: sân bóng đa, sân bóng chuyền, sân bóng rổ, bóng bàn, bilard, khu nhà ăn, căn tin, phòng giáo dục đào tạo, trạm y tế.... Hàng năm công ty đều tổ chức các phong trào hoạt động vui chơi giải trí cho nhân viên nhằm rèn luyện sức khỏe cũng như mang lại tinh thần sảng khoái sau một ngày làm việc. Các hoạt động phong trào hàng năm như: Giải bóng đá Cup Vedan, giải bóng chuyền Cup Vedan, cuộc thi tiếng hát Karaoke nhân viên Vedan, thi viết báo tường về tuyên truyền an toàn sức khỏe môi trường,.... Ngoài ra, công ty còn tổ chức cho nhân viên tham gia các hoạt động thi đấu thể thao giao hữu với các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp khác và đều nhận được giải thưởng.
3.4 KHÁI QUÁT VỤ VIỆC CÔNG TY VEDAN THẢI NƯỚC BẨN RA SÔNG THỊ VẢI NĂM 2008 SÔNG THỊ VẢI NĂM 2008
Tháng 9-2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Vedan xả thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải ra sông tới 5.000 m3/ngày.
Ngay từ năm 1994, bắt đầu hoạt động, Vedan đã tránh né việc đầu tư xử lý chất thải theo quy định, đồng thời cố tình xả thải trái pháp luật, gây ô nhiễm môi trường.
Bộ TN&MT áp dụng quy định hiện hành, phạt Vedan 216 triệu đồng và truy thu 127 tỉ đồng phí bảo vệ môi trường, buộc tháo dỡ hệ thống xả thải trái phép. Phần thiệt hại trực tiếp cho hàng ngàn nông dân đánh bắt, nuôi trồng thủy sản được Viện Môi trường và Tài nguyên (MT&TN, thuộc ĐH Quốc gia
27
TP.HCM) tính ra khoảng 217 tỉ đồng thì nông dân phải trực tiếp kiện đòi Vedan bồi thường.
Ban đầu Vedan không chấp nhận “bồi thường”, chỉ đồng ý “hỗ trợ” khoảng 20 tỉ đồng. Sau cùng Vedan phải đồng ý bồi thường toàn bộ số thiệt hại trên. Riêng thiệt hại cho sông Thị Vải và môi trường sinh sống của hàng ngàn nông dân do Vedan gây ra trong 14 năm, mà chi phí để tái tạo đến nay vẫn chưa tính hết được, vẫn chưa có ai bồi thường.
Bây giờ thì có thể nói ra điều này: Nếu phải qua tố tụng thì cái khó nhất là từng hộ dân phải nộp đơn khởi kiện kèm theo những chứng cứ về thiệt hại của mình với những chi tiết và số liệu cụ thể. Luật tố tụng dân sự ở VN không có thủ tục kiện tập thể (class action) như ở các nước. Theo đó, từng hộ dân phải nộp một hồ sơ khởi kiện riêng, phải xác định con số và chi tiết thiệt hại cụ thể kèm tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại ấy.
Trong khi nông dân chỉ có một bản tự khai, chẳng có hóa đơn, chứng từ, mà cho dù có thì cũng chưa chắc đã được tòa công nhận đó là chứng cứ. Nhiều đơn kiện là những lời lẽ mộc mạc, không rõ ý, không đáp ứng yêu cầu luật định. Chưa hết, chứng minh thiệt hại mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ phải là chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái luật của bị đơn với thiệt hại ấy.
Tòa án dù có thiện cảm và thông cảm với người bị hại cũng không thể xử thiên vị hay bỏ qua quy định pháp luật. Đó là chưa nói để xét xử và ra phán quyết cho hàng ngàn vụ kiện đơn lẻ như thế, tòa án phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm trời. Quá trình tố tụng sẽ là cuộc đấu tranh quyết liệt về chứng cứ và lý lẽ giữa luật sư của Vedan và các luật sư tự nguyện bảo vệ miễn phí cho nông dân. Đó thực sự là một “mission impossible” (sứ mạng bất khả thi).
Ngoài ra, con số thiệt hại có căn cứ khoa học nhất lúc ấy là con số từ báo cáo đánh giá thiệt hại của Viện MT&TN nhưng đó lại là thiệt hại tổng hợp, từ đó để cho ra thiệt hại của từng hộ dân là một bài toán khó…
Nhiều cơ quan đồng hành đứng trước những khó khăn của mặt trận pháp lý, các luật sư và những người đại diện nông dân bắt đầu cảm thấy chỉ “đấu bằng luật” là không đủ…
Trong vụ này, ấn tượng mạnh nhất là sự tham gia của những lực lượng xã hội khác nhau vào thắng lợi của người dân. Báo chí đã thông tin và đồng hành với nông dân, không có tin, bài nào đi ngược lại cuộc đấu tranh của người dân bị thiệt hại. Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh
28
đã lên tiếng vào thời điểm rất cần thiết, khi cuộc đấu tranh trên mặt trận pháp lý đang diễn biến phức tạp và đang rất cần sự hỗ trợ của mặt trận công luận. Sau tiếng nói của Hội Bảo vệ Người tiêu dùng, một số chuỗi siêu thị lớn đã nhập cuộc với một vũ khí rất lợi hại: Không nhập hàng của Vedan chừng nào chưa giải quyết thỏa đáng quyền lợi của nông dân…
29
CHƯƠNG 4
PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN THƠ VỀ VỤ VIỆC CÔNG TY VEDAN THẢI NƯỚC BẨN RA SÔNG THỊ VẢI NĂM
2008
4.1 KHÁI QUÁT THÔNG TIN ĐÁP VIÊN
Đối tượng phỏng vấn được tác giả chọn là người tiêu dùng tại Cần Thơ. Tác giả lựa chọn đối tượng đáp viên trên để nghiên cứu vì họ đã trải qua một thời gian sống tại Cần Thơ trung tâm của 13 tỉnh ĐBSCL, tiếp nhận thông tin từ internet dễ dàng, ý kiến về thái độ phản ứng những gì mà công ty Vedan đã từng gây ra cho xã hội, các ý được nêu trong bản câu hỏi.
4.1.1 Về giới tính đáp viên
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013.
Hình 4.1 Phân loại về giới tính trong điều tra Bảng 4.1: Phân loại về giới tính điều tra
Giới tính
Phân loại Số lượng Phần trăm (%)
30
Nam 67 67
Tổng 100 100
Nguồn: Kết quả chạy thống kê mô tả số liệu điều tra thực tế, 2013.
Về giới tính đáp viên, trong số tổng mẫu khảo sát có 100 đáp viên, nữ chiếm 33%, nam chiếm 67%. Cơ cấu giới tính có sự chênh lệch do tác giả sử dụng phương pháp thu mẫu thuận tiện.
4.1.2 Về độ tuổi đáp viên
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013.
Hình 4.2 Phân loại về tuổi trong điều tra Bảng 4.2: Phân loại về độ tuổi điều tra
Tuổi
Phân loại Số lượng Phần trăm (%)
Từ 10 đến 19 3 3
Từ 19 đến 24 25 25
Từ 24 đến 40 52 52
Trên 40 20 20
Tổng 100 100
31
Về tuổi đáp viên, trong tổng số mẫu khảo sát có 100 đáp viên, tuổi dưới 10 chiếm 0%, tuổi từ 10 đến 19 chiếm 3%, tuổi từ 19 đến 24 chiếm 25%, tuổi từ 24 đến 40 chiếm 52%, tuổi trên 40 chiếm 20%. Như vậy, số lượng đáp viên chủ yếu trong độ tuổi từ 24 đến 40 chiếm cao nhất 52% và thấp nhất là số lượng đáp viên dưới 10 tuổi không có ai được phỏng vấn. Nguyên nhân chủ yếu là do những đáp viên dưới 10 tuổi còn quá nhỏ để hiểu biết về CSR cũng như sự kiện thải nước bẩn chưa qua xử lý của công ty Vedan, do độ tuổi từ 24 đến 40 chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất là do trong độ tuổi này đáp viên đã thực sự am hiểu về CSR và đã từng được biết và theo dõi về sự kiện công ty Vedan thải nước bẩn ra sông Thị Vải. Mục đích tác giả tiếp cận nhiều về đáp viên trong độ tuổi này là do trong độ tuổi này đáp viên am hiểu về CSR sẽ cho kết quả khảo sát mang tính khách quan hơn.
4.1.3 Về nghề nghiệp
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013.
Hình 4.3 Phân loại về nghề nghiệp trong điều tra Bảng 4.3: Phân loại về nghề nghiệp điều tra
Nghề nghiệp
Phân loại Số lượng Phần trăm (%)
32 Công nhân 43 43 Buôn bán 5 5 Nội trợ 8 8 Khác 20 20 Tổng 100 100
Nguồn: Kết quả chạy thống kê mô tả số liệu điều tra thực tế, 2013.
Về nghề nghiệp đáp viên, trong tổng số mẫu khảo sát có 100 đáp viên, chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất là công nhân chiếm 43%, tiếp theo là còn đi học chiếm tỷ lệ 24%, nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ 20%, nội trợ chiếm tỷ lệ 8% và cuối cùng là buôn bán chiếm tỷ lệ 5%. Như vậy, số lượng đáp viên chủ yếu là công nhân chiếm 43% và thấp nhất là buôn bán chiếm 5%. Nguyên nhân số đáp viên chủ yếu tác giả phỏng vấn là công nhân vì họ là người làm việc trong những công ty được hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi do nhà nước ban hành về bảo hiểm, trợ cấp. Nên họ am hiểu nhiều về CSR đối với họ nên ý kiến họ nhận xét trong bảng câu hỏi sẽ khách quan hơn. Còn số lượng tác giả phỏng vấn là buôn bán thì ít vì họ là những người dân bình thường buôn bán nhỏ phần lớn họ không biết đến CSR.
4.1.4 Về trình độ học vấn
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013. Hình 4.4 Phân loại về học vấn trong điều tra
33
Bảng 4.4: Phân loại về trình độ học vấn điều tra
Học vấn
Phân loại Số lượng Phần trăm (%)
Từ THPT trở xuống 39 39
Trung cấp 30 30
Cao đẳng 14 14
Đại học 17 17
Tổng 100 100
Nguồn: Kết quả chạy thống kê mô tả số liệu điều tra thực tế, 2013.
Về trình độ học vấn, trong tổng số mẫu khảo sát 100 mẫu, số đáp viên có trình độ học vấn từ THPT trở xuống chiếm 39%, tiếp theo là trung cấp chiếm 30%, đại học chiếm 17%, cao đẳng chiếm 14% và cuối cùng là cao học, tiến sĩ không có đáp viên nào được tác giả phỏng vấn. Như vậy, số đáp viên được phỏng vấn về học vấn chiếm tỷ lệ cao nhất là từ THPT trở xuống chiếm 39% và thấp nhất 0% là cao học, tiến sĩ. Nguyên nhân số đáp viên có trình độ học vấn dưới 12 chiếm cao nhất 39% là do tác giả tập trung phỏng vấn ở trên về phân loại nghề nghiêp đáp viên là công nhân chiếm cao nhất 43% là phù hợp vì công nhân đa số họ có trình độ THPT hoặc dưới THPT vì đây là công việc lao động chân tay nên không cần về kiến thức chuyên sâu. Thấp nhất là cao học, tiến sĩ chiếm 0% là do tác giả không phỏng vấn những đáp viên này do họ rất am hiểu về CSR.
4.2 CẢM NHẬN VỀ CSR CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI CẦN THƠ 4.2.1 Sự nhận biết về CSR
Bảng 4.5: Sự nhận biết về CSR trong điều tra
Nhận biết về CSR
Phân loại Số lượng Phần trăm (%)
Không biết 6 6 Biết ít 12 12 Biết vừa đủ 20 20 Biết nhiều 50 50 Biết rất nhiều 12 12 Tổng 100 100
34
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013.
Hình 4.5 Sự nhận biết về CSR trong điều tra
Trong tổng số 100 mẫu tác giả khảo sát từ người tiêu dùng Cần Thơ về sự hiểu biết CSR chiếm 50% là họ biết và tìm hiểu đến CSR, kế đó chiếm 20% là biết nhưng không tìm hiểu có nghĩa là họ biết đến CSR nhưng không tìm hiểu, chiếm 12% như nhau với số người không biết về CSR và số người biết và tìm hiểu kĩ CSR, cuối cùng là số người hoàn toàn không biết đến CSR chiếm 6%. Qua kết quả điều tra thì người dân ở Cần Thơ quan tâm đến CSR chiếm 50% một tín hiệu đáng mừng vì người dân đã ngày hiểu hơn về CSR đối với họ, mỗi khi quyền lợi của họ bị xâm phạm họ có thể nhờ pháp luật can thiệp để đòi lại quyền lợi cho mình, nhưng bên cạnh đó vẫn còn 6% số người hoàn toàn biết đến CSR có thể những đáp viên này họ là những người tiêu dùng buôn bán nhỏ họ không làm việc trong các công ty không biết đến các chế độ đãi ngộ liên quan đến CSR. Vì vậy mà họ hoàn toàn không biết đến CSR.
35 Bảng 4.6: Sự quan tâm về CSR
Quan tâm CSR
Phân loại Số lượng Phần trăm (%)
Hoàn toàn không quan tâm 12 12
Không quan tâm 14 14
Bình thường 13 13
Quan tâm 54 54
Rất quan tâm 7 7
Tổng 100 100
Nguồn: Kết quả chạy thống kê mô tả số liệu điều tra thực tế, 2013.
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013.
Hình 4.6 Sự quan tâm về CSR trong điều tra
Qua kết quả điều tra về sự quan tâm CSR của người tiêu dùng cho thấy chiếm 54% là quan tâm đến CSR, tiếp theo là 14% không quan tâm đến CSR, chiếm 13% là bình thường, chiếm 12% là hoàn toàn không quan tâm CSR và cuối cùng chiếm 7% là rất quan tâm đến CSR. Kết quả điều tra đã nói lên rằng người tiêu dùng tại Cần Thơ là quan tâm đến CSR chiếm 54% điều này là hợp
36
lý vì người dân sống tại Thành Phố họ dễ dàng tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng nên họ quan tâm đến CSR để hiểu được quyền lợi mà họ được có và có thể lên tiếng nếu họ bị xâm phạm đến quyền lợi có nêu trong CSR. Và kết quả cũng đáng mừng vì cũng có 7% số đáp viên rất quan tâm đến