Nội dung phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam (Trang 41 - 65)

- Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu

2.2.4.Nội dung phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐIỆN VIỆT NAM

2.2.4.Nội dung phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam

điện Việt Nam

■ Nội dung PTTC năm 2008:

● Phân tích cơ cấu NV TS kết cấu TS NV

Dựa vào bảng cân đối kế toán năm 2008, cán bộ PTTC của TCT cổ phần xây dựng điện VN đã đưa ra những nhận xét và đánh giá sau:

► Phân tích biến động TS:

Quy mô tổng TS của Công ty trong năm 2008 giảm so với năm 2007. Năm 2007 tổng TS đạt 2075 tỷ, nhưng đến thời điểm báo cáo tài chính năm

2008 quy mô tổng TS của công ty chỉ đạt 1764 tỷ,giảm 311tỷ tương đương 15% so với năm 2007

Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm năm 2008: chủ yếu là do sự biến động của khoản mục TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn năm 2007 là: 1324 tỷ, năm 2008 chỉ tiêu này chỉ đạt 1043 tỷ giảm 281 tỷ tương đương giảm 21%, trong đó phải thu của khách hàng giảm 114 tỷ tương đương giảm 11%. Nếu khoản phải thu của khách hang giảm điều đó chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của TCT tương đối tốt. Nhưng trong năm 2008, DT của TCT giảm sút rất lớn. Nguyên nhân do Giá cả các loại vật tư chủ yếu như sắt, thép, kim loại màu, nhiên vật liệu, xi măng tăng cao; tình hình thời tiết diễn biến thất thường đã làm chậm tiến độ thi công các công trình, các dự án lớn của TCT; Thủ tục, hồ sơ đấu thầu, thanh

quyết toán, giải phóng mặt bằng...của chủ đầu tư các công trình điện quá chậm trễ...vv đã tác động ảnh hưởng làm giảm DT của TCT. Vì vậy, nguyên nhân của việc giảm sút của khoản phải thu của khách hang là do, trong năm 2008 thành phẩm xuất đi bán của công ty không cao, khách hang không nhiều, hiệu quả kinh doanh của công ty không tốt. Chính vị vậy, TCT cần có những chính sách khuyếch trương, quảng cáo, xúc tiến thương mại để hoạt động bán hang của TCT hoạt động tốt hơn.

Hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2007 đạt 181 tỷ, nhưng tới thời điểm 31/12/2008 chỉ tiêu này giảm 81 tỷ tương đương 45%.

Cán bộ phân tích đưa ra nguyên nhân của sự giảm sút trong khoản mục hàng tồn kho là do: TCT cổ phần xây dựng điện VN, hoạt động trong lĩnh vực điện nhưng ngành nghề chủ yếu của TCT chủ yếu là xây lắp các công trình lưới điện và đầu tư khai thác các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ và du lịch, vì thế có thể nói đặc thù hoạt động kinh doanh của TCT là ngành xây dựng. Chính vì vậy, khoản mục tồn kho của TCT chủ yếu là chi phí SXKD dở dang. Năm 2008 hàng tồn kho giảm mạnh là do trong năm không có thêm nhiều dự án mới, và một số dự án tiến hành trong năm 2007 đã hoàn thành và bàn giao. Cụ thể: Dự án Thuỷ điện Đắc Pring, chaval công suất lắp máy 10,8 MW; Thuỷ điện Hồi Xuân công suất lắp máy hơn 100MW; Dự án thuỷ điện Sông Bung 3

tại Quảng Nam đang hoàn thiện thiết kế kỹ thuật công suất lắp máy 16MW...vv Trạm biến áp 220KV Phan Thiết, đường dây 220KV Ô Môn – Sóc Trăng…

Như vậy, sự sụt giảm mạnh của khoản mục hàng tồn kho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm của khoản mục TSLĐ và đầu tư ngắn hạn.

Mặc dù đầu tư tài chính dài hạn tăng 43 tỷ (tương đương 29%) so với năm 2008 nhưng trong năm 2008 do TCT thanh lý một số TS lớn và không trang bị thêm TSCĐ mới nên đã làm TSCĐ trong năm 2008 giảm rất lớn: 293 tỷ tại thời điểm 31/12/2007 giảm xuống còn 224 tỷ tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2008. Sự biến động đối nghịch nhau của 2 khoản mục đó đã làm cho Tổng TSCĐ và đầu tư dài hạn không biến động nhiều trong năm 2008 (giảm 31 tỷ tương đương 4%).

► Phân tích kết cấu TS:

Kết cấu TS của TCT cổ phần xây dựng điện VN trong 2008 được cán bộ PTTC phân tích và đánh giá như sau:

Trong cơ cấu TS: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so TS dài hạn. Năm 2008 là: 1043 tỷ chiếm 59% tương đương 59%, còn TS dài hạn là 721 tỷ chiếm 41% năm 2008

Về cơ cấu TS ngắn hạn: chiếm tỷ trọng lớn là các khoản phải thu, tỷ trọng các khoản phải thu năm 2008 là 87%. Trong đó, chủ yếu là phải thu của các công ty con và trả trước cho người bán. Phải thu của khách hang chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1% trong các khoản phải thu). Điều đó chứng tỏ, công ty không bị khách hang chiếm dụng vốn. Tuy nhiên một phần cũng do tình hình kinh tế khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của ngành nói riêng mà hoạt động kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả cao. Chính vị vậy việc tìm kiếm và mở rộng mối quan hệ để thu hút khách hang cũng gặp nhiều khó khăn.

Kế đến là khoản mục hang tồn kho, so với năm 2007 thì khoản mục hang tồn kho trong năm 2008 đã giảm đi đáng kể. Năm 2008 chiếm 10% trong TS ngắn hạn. Trong đó chủ yếu là khoản mục chi phí sản xuất dở dang (chiếm trên 70% của khoản mục tồn kho), điều này hoàn toàn là hợp lý vì mặc dù công ty hoạt động trong ngành điện, nhưng sản phẩm chủ yếu của công ty lại là các

dự án đường dây điện và các công trình thuỷ điện nên nói chung lĩnh vực ngành nghề chính của công ty là xây dựng.

Ngoài ra khoản mục vốn bằng tiền của TCT chiếm tỷ trọng không lớn (4% trong năm 2008). Như vậy, TCT sử dụng vốn hiệu quả, không để bị tiền nhàn rỗi, nhưng cũng đủ chi trả cho các khoản mục phát sinh đột xuất.

Về cơ cấu TS dài hạn: Vì mô hình hoạt động của công ty là mô hình mẹ con, TCT gồm 12 công ty có vốn góp trên 50% vốn điều lệ và 11 công ty có vốn góp dưới 50%. Chính vì vậy, TS dài hạn được hình thành chủ yếu dựa trên TSCĐ (trên 30% trong 2 năm 2007 và 2008), đầu tư tài chính dài hạn (trên 20% trong 2 năm 2007 và 2008). Xây dựng cơ bản dở dang (21% trong năm 2008 ).

Qua việc phân tích cơ cấu TS của TCT cổ phần xây dựng điện VN có thể rút ra nhận xét sau: Trong cơ cấu TS, khoản phải thu ngắn hạn lớn, hang tồn kho cũng cao, đầu tư tài chính dài hạn và xây dựng cơ bản dở dang lớn. Đây là một trong những đặc điểm của DN làm trong lĩnh vực xây dựng vì các công trình thường có giá trị lớn và thời gian thi công dài.

Tình hình biến động TS của TCT giai đoạn 2007-2008 được thể hiện chi tiết qua bảng số liệu sau:

► Phân tích tình hình biến động NV

Căn cứ vào bảng NV năm 2008, cán bộ PTTC tại TCT cổ phần xây dựng điện VN đã đưa ra những nhận xét và đánh giá về tình hình biến động NV trong năm 2008 như sau:

Năm 2008 NV của TCT giảm 311 tỷ tương đương 15%. Cán bộ phân tích đưa ra nguyên nhân của việc sụt giảm tổng NV của công ty đối với từng khoản mục chi tiết như sau:

Khoản mục nợ phải trả: Năm 2008 nợ ngắn hạn giảm 337 tỷ tương đương 40%, trong khi đó nợ dài hạn tăng 174 tỷ tương đương 23% so với năm 2007. Năm 2008, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn giảm 94 tỷ tương đương 18% đối với nợ ngắn hạn và 74 tỷ tương đương 8% đối với nợ dài hạn. Nguyên nhân là trong giai đoạn trước năm 2007 TCT có rất nhiều dự án giá trị lớn, vì vậy nhu cầu về vốn là rất lớn. Tuy nhiên trong năm 2008, hầu hết các dự án đều dừng

lại do khó khăn về kinh tế, và việc thắt chặt chính sách tiền tệ do lạm phát cao và khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên theo việc xếp hạn tín nhiệm của ngân hang, TCT được xếp hạng A, TCT luôn trả nợ đúng hạn, và không có hiện tượng đáo nợ.

NV chủ sở hữu: Năm 2008 giảm 148 tỷ đồng tương đương 32%, nhưng năm 2009, NV chủ sở hữu đã tăng trở lại đạt 393 tỷ, tăng 81 tỷ tương đương 26% so với năm 2008.

Sự sụt giảm của NV chủ sở hữu trong năm 2008 là do ảnh hưởng chung của toàn bộ nền kinh tế nên hiệu quả hoạt động SXKD của TCT không cao. Dẫn đến LN chưa phân phối của TCT giảm mạnh 47 tỷ từ 49 tỷ trong năm 2007 xuống chỉ còn trên 2 tỷ trong năm 2008.

► Về cơ cấu NV

Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn: 78% trong năm 2007, 82% trong năm 2008. Trong đó chủ yếu là khoản mục vay ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng. Nợ ngắn hạn chiếm trên 30% và nợ dài hạn chiếm trên 65% trong nợ phải trả. Vì công ty thường phải đầu tư vào các dự án có giá trị lớn và thời gian dài nên yêu cầu công ty phải huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau. Do có uy tín tốt nên công ty đã tận dụng được NV vay từ các tổ chức tín dụng. Cũng do đặc thù hoạt động kinh doanh đó, nên DN cũng tận dụng được NV từ việc trích trước chi phí của công trình. Năm 2008 chỉ tiêu này là 89 tỷ và 122 tỷ. Vốn đầu tư chủ sở hữu chiếm tỷ trọng trên 20%.

● Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 của TCT cổ phần xây dựng VN, đội ngũ cán bộ PTTC đã tiến hành phân tích và đưa ra những nhận xét và đánh giá sau:

DT của TCT năm 2007 thấp hơn kế hoạch đề ra. DT năm 2007 là: 573 tỷ đạt 78% so với kế hoạch. Nguyên nhân của việc không đạt kế hoạch chủ yếu là do giá cả các loại vật tư, sắt thép, kẽm, kim loại màu, xăng dầu....tăng cao, một số công trình triển khai chậm so với kế hoạch đề ra và một số dự án khác do chủ đầu tư không triển khai đúng tiến độ.

DT năm 2008 đạt 226 tỷ, giảm 60% so với năm 2007 và đạt chưa tới 50% so với kế hoạch. Năm 2008, lạm phát tăng cao làm cho giá cả đầu vào nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến và bên cạnh đó thị trường tài chính có những biến động bất ngờ đã làm cho việc huy động vốn phục vụ SXKD và mở rộng đầu tư gặp rất nhiều khó khăn. Đây là nguyên nhân chính của việc sụt giảm mạnh DT trong năm 2008. Đây là khó khăn không chỉ riêng của TCT mà là khó khăn chung của cả ngành và của toàn bộ nền kinh tế

LN gộp của TCT trong năm 2007 là 81 tỷ chiếm 86% trong tổng DT, năm 2008 là 22 tỷ và 34 tỷ trong năm 2009. LN gộp trong năm 2008 giảm và tăng lên trong năm 2009, tỷ trọng LN gộp trong DT qua các năm là: 14% năm 2007, 10% trong năm 2008. Tỷ trọng giảm trong năm 2008 là do sự biến động giá cả trong nguyên vật liệu, đã đẩy giá vốn hang bán lên cao và là nguyên nhân làm cho LN gộp giảm.

Năm 2008 lỗ từ hoạt động tài chính của TCT tương đối lớn: do năm 2008 lãi suất huy động vốn tăng cao và TCT phải trích khoản khá lớn cho dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn: 37 tỷ.

Chi phí hoạt động tài chính của TCT chủ yếu là lãi vay, do NV phục vụ hoạt động SXKD chủ yếu được DN huy động từ NV vay của các tổ chức tín dụng. Để tiết kiệm khoản chi phí này Ban giám đốc cần quan tâm đến nhu cầu vốn ngắn hạn của đơn vị để tránh huy động vuợt mức cần thiết

● Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng:

Dựa vào nguồn dữ liệu từ báo cáo tài chính năm 2008, cán bộ phân tích của TCT cổ phần xây dựng điện VN đã tính toán và đưa ra các chỉ số tài chính đặc trưng. Căn cứ vào các chỉ số đó, cán bộ PTTC đã có những nhận xét đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh nói riêng và tình hình tài chính của TCT trong năm 2008 như sau:

► Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán của một công ty thường được xem xét trong ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn được đo lường bằng khả năng chuyển hoá thành tiền của TSLĐ để thanh toán cho các trách nhiệm nợ ngắn hạn của công

ty. Để đánh giá khả năng thanh toán của mình, TCT tiến hành tính toán, phân tích các chỉ tiêu: khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh.

Bảng 2.2. Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán 2007 2008

Chỉ tiêu

Khả năng thanh toán ngắn hạn 1.55 2.03

Khả năng thanh toán nhanh 1.30 1.83

Khả năng thanh toán bằng tiền 0.10 0.07

(Nguồn: Phòng TCKT tính toán trên dữ liệu BCTC năm 2007-2008)

+ Khả năng thanh toán ngắn hạn:

Số liệu tính được cho thấy, trong 2 năm liên tiếp từ 2007-2008, TCT đều duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1. Năm 2008 hệ số này còn lớn hơn 2. Chứng tỏ TCT có đủ TSLĐ để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên để đánh giá TSLĐ có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không TCT còn xem xét phân tích cơ cấu TSLĐ và khả năng chuyển hoá thành tiền của TSLĐ, bởi vì khả năng thanh toán của công ty không thể tốt được khi hệ số khả năng hiện thời tăng là do tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được hoặc do nợ tồn kho đọng không thu được.

Vì vậy TCT tiến hành phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến mức độ nào căn cứ vào những TSLĐ có khả năng chuyển hoá thành tiền nhanh nhất. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cao, và tăng đều qua 3 năm.

► Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

Để góp phần xác định mức độ ổn định và tự chủ về tài chính, đội ngũ phân tích cũng đã tiến hành phân tích về các chỉ tiêu cơ cấu tài chính. Các chỉ tiêu trong nhóm này được phân tích và đánh giá cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Hệ số nợ tổng TS Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 1. Tổng nợ phải trả 1615 1452 2. Tổng TS 2076 1764 3. Hệ số nợ tổng TS 78% 82%

(Nguồn: Phòng TCKT tính toán trên cơ sở dữ liệu BCTC 2007-2008)

Từ bảng số liệu trên, đội ngũ PTTC tại TCT cổ phần xây dựng điện VN đã có các ý kiến, nhận xét trong năm 2008 như sau:

Nhìn chung hệ số nợ trên tổng TS của TCT trong năm 2007 và năm 2008 dao động không nhiều, xoay quanh mức 80%. Với đặc thù của một DN xây dựng là giá trị của các dự án đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu thì hệ số này duy trì ở mức phù hợp. Tuy nhiên, công ty cũng cần phải xem xét đến số lãi vay phải trả để cân nhắc xem có nên thay đổi chỉ tiêu này không.

Bảng 2.4. Hệ số nợ vốn chủ sở hữu Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 1. Tổng nợ phải trả 1615 1452 2. Vốn chủ sở hữu 461 312 3. Hệ số nợ tổng TS 3.50 4.65

(Nguồn: Phòng TCKT tính toán trên cơ sở dữ liệu BCTC 2007-2008)

Nhìn vào bảng số liệu được thu thập trên, đội ngũ PTTC đã đưa ra các ý kiến đánh giá cho 2 năm như sau:

Năm 2007: Hệ số nợ vốn chủ sở hữu đạt mức 3.5 tức là TCT bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu thì cần phải có 3.5 đồng vốn vay thì mới tiến hành SXKD được. So với trung bình của ngành xây dựng thì chỉ số được TCT duy trì là ở mức khá cao. Đặc biệt hệ số này lại được đẩy lên cao hơn trong năm 2008, điều này có thể dẫn công ty tới việc mất khả năng thanh toán.

Hệ số cơ cấu TS:

Mỗi một loại hình DN thì có một hệ số cơ cấu TS riêng, đặc trưng cho ngành nghề kinh doanh của DN đó. Việc tìm ra một hệ số cơ cấu TS tối ưu cho mỗi DN là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả SXKD của công ty. Nhận thức được điều đó, TCT cổ phần xây dựng điện VN rất quan tâm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam (Trang 41 - 65)