Hoàn thiện phương pháp PTTC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam (Trang 83 - 86)

- Hoàn thiện một số cơ chế quản lý của TCT phù hợp với tình hình kinh

3.2.6.Hoàn thiện phương pháp PTTC

Như đã trình bày ở trên, việc lựa chọn phương pháp PTTC là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng của nội dung PTTC. Lựa chọn phương pháp PTTC phù hợp sẽ giúp cho kết quả phân tích chính xác, đầy đủ, kịp thời, đem lại hiệu quả cao cho các đối tượng sử dụng thông tin phân tích, hơn nữa sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí phân tích

Hiện tại, TCT vẫn sử dụng phương pháp PTTC truyền thống. Mặc dù cán bộ phân tích đã sử dụng khá nhuần nhuyễn sự kết hợp giữa 2 phương pháp PTTC là: phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Nhưng kết quả phân tích vẫn chưa thực sự đưa ra những nhận xét tổng thể, logic và kết hợp giữa các yếu tố. Để khắc phục hạn chế này, TCT nên kết hợp giữa phương pháp truyền thống với một số phương pháp khác mà rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới đã sử dụng và hiệu quả của nó đem lại là rất cao. Sau đây tác giả xin đưa ra một số phương pháp TCT có thể sử dụng trong công việc PTTC

- Phương pháp phân tích Dupont: Thực chất của phương pháp phân tích Dupont là phân tích một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của các chỉ tiêu tài chính khác có liên quan để thực hiện phân tích tách đoạn hay kiểm tra tính chính xác của các tỷ lệ đơn lẻ. Đây là một phương pháp phân tích khoa học, có nhiều ưu điểm và được sử dụng rỗng rãi ở các nước phát triển.

Công ty nên sử dụng phương pháp phân tích Dupont để tính và phân tích một số chỉ tiêu như sau:

Hệ số doanh lợi tổng TS (ROA)

ROA = LNST x DT

DT Tổng TS

Như vậy ta thấy, doanh lợi tổng TS phụ thuộc vào thu nhập ròng của Công ty trên một đồng DT và hệ số DT trên tổng TS

Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = LNST

VCSH

= LNST x DT x LNST

DT Tổng TS VCSH

Biểu thức trên cho thấy, thu nhập ròng của công ty trên một đồng vốn chủ sở hữu là kết quả tác động của 3 yếu tố sau: Một đồng DT đem lại bao nhiêu đồng LN, một đồng TS đem lại bao nhiêu đồng DT và một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra có thể huy động được bao nhiêu đồng TS đưa vào hoạt động kinh doanh.

Chia cả tử và mẫu số của tỷ số Tổng TS/ VCSH cho Tổng TS và biến đổi một chút (VCSH = Tổng TS - Nợ phải trả) ta sẽ có:

ROE = LNST x DT x 1

DT Tổng TS 1-Rd

Trong đó Rd là hệ số nợ của Công ty. Khi Rd tăng lên thì ROE sẽ tăng lên, do vậy ta thấy khi tỷ lệ nợ cao sẽ khuyếch trương một hệ quả về LN là: nếu TCT có LN trong kỳ thì LN sẽ càng cao và ngược lại nếu TCT thua lỗ thì thua lỗ càng nặng nề.

Sử dụng phương pháp Dupont để phân tích chỉ tiêu hệ số sinh lời tổng TS của TCT cổ phần xây dựng điện VN như sau

Bảng 2.17. Hệ số sinh lời tổng TS (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1. LNST 58380 -4579 80921 2. DTT 573426 226331 340979 3. Tổng TS bình quân năm 2075666 1919915 1720786 4. Hệ số sinh lời DT 0.10 -0.02 0.24 5. Hiệu suất sử dụng Tổng TS 0.28 0.12 0.20 6. Hệ số sinh lợi Tổng TS 0.03 0.00 0.05

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu BCTC 2007-2009)

Từ bảng số liệu trên ta thấy được rằng, trung bình cứ 1 đồng TS thì tạo ra được 0.28 đồng DT trong năm 2007, 0.12 đồng DT trong năm 2008 và năm

2009 là 0.2, mà cứ một đồng DT thì tạo ra 0.1 đồng LN. Điều đó dẫn đến cứ 1 đồng TS thì tạo ra được 0.03 đồng LN sau thuế

Điều quan trọng mà từ bảng phân tích theo phương pháp Dupont ta rút ra đó là: Hệ số sinh lợi DT là hệ số có ảnh hưởng lớn đến hệ số sinh lợi tổng TS. Chính vì vậy, các tác động đến hệ số sinh lợi TS muốn có hiệu quả thì phải tác động vào hệ số sinh lợi DT. Cụ thể, ở đây là phải tìm cách tăng LN lên bằng việc giảm chi phí giá thành sản xuất. Nếu TCT chỉ đơn thuần sử dụng phương pháp phân tích truyền thống thì sẽ không đưa ra được kết luận quan trọng này

Như vậy, thông qua phương pháp Dupont chũng ta không những phân tích được các thông số của chỉ tiêu cần phân tích mà còn biết được các nhân tố ảnh hưởng đến nó để có giải pháp tác động đúng đắn và kịp thời (đối với chủ DN) và để có quyết định đầu tư hoặc cho vay hay không (đối với ngân hang, nhà cung cấp, nhà đầu tư)

- Sử dụng phương pháp đồ thị trong phânt tích

Việc PTTC được thực hiện bằng cách tính toán các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Hiện nay, các kết quả tính toán thông thường thường được thể hiện qua qua các bảng biểu số liệu. Điều này là rất tốt đối với các nhà phân tích chuyên nghiệp và những người công tác trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, đối với các nhà lãnh đạo hoặc các đối tượng khác, việc nắm bắt các thông tin qua các bảng biểu nhiều khi gặp một số trở ngại nhất định mà đặc biệt là việc nhìn nhận, đánh giá sự thay đổi qua các thời kỳ của các chỉ tiêu.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đưa ra giải pháp sử dụng phương pháp đồ thị trong PTTC. Phương pháp này cung cấp cho các đối tượng sử dụng kết quả phân tích (và ngay cả đội ngũ làm công tác phân tích) một cái nhìn trực quan, rõ rang, mạch lạc, về sự biến đổi của các chỉ tiêu phân tích.

Để thấy rõ được vấn đề trên chúng ta có thể phân tích chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho trong giai đoạn 2007-2009. Từ số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính, ta có thể biểu hiện thông qua đồ thì một số chỉ tiêu như sau:

Như vậy, thông qua các đồ thị, chúng ta có thể nhìn nhận các kết quả một cách trực quan hơn, sinh động hơn và hơn thế nữa là có thể thấy rõ nguyên nhân biến động của chỉ tiêu phân tích

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam (Trang 83 - 86)