Định phí (Chi phí cố định)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1 (Trang 25 - 27)

a. Khái niệm

Định phí là những chi phí mà không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi.

b. Đặc điểm

- Tổng định phí giữ nguyên khi sản lượng thay đổi.

- Định phí trên một đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi (tỉ lệ nghịch)

- Dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn tồn tại định phí.

Ví dụ: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công trả cố định theo thời gian, …

c. Đồ thị

d. Phân loại

* Định phí tuyệt đối và định phí tương đối

- Định phí tuyệt đối: là những chi phí có tính chất cố định tuyệt đối tức là những đặc điểm ở mục b luôn luôn đúng với mọi mức độ hoạt động. (đồ thị trên)

- Định phí tương đối( cấp bậc): là những chi phí chỉ có tính chất cố định tương đối, nó chỉ cố định trong một giới hạn mức độ hoạt động nhất định gọi là phạm v phù hợp. Khi mức hoạt động vượt quá phạm v phù hợp này, định phí buộc phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển của mức hoạt động.

Đồ thị:

Ví dụ: Một công ty thuê nhà xưởng để sản xuất với các thông tin sau:

Tổng định phí

Mức độ hoạt động(x)

Định phí đơn vị

Mức độ hoạt động(x) Y = B Y=B/X

∙ Năng lực có thể sản xuất trong phạm v diện tích của nhà xưởng Tối thiểu: 10.000 sản phẩm

Tối đa : 20.000 sản phẩm · Tiền thuê hàng năm: 30.000.000đ/1 năm

→ Trong phạm v phù hợp từ 10.000 đến 20.000 sản phẩm, công ty có thể dự kiến tiền thuê cố định hàng năm là 30.000.000 đồng.

→ Nếu công ty sản xuất được ít hơn 10.000 sản phẩm thì nên thuê 1 nhà xưởng có diện tích nhỏ hơn và phải trả tiền thuê ít hơn thì công ty sẽ lợi hơn.

→ Nếu công ty sản xuất nhiều hơn 20.000 sản phẩm thì công ty phải thuê 1 nhà xưởng có diện tích lớn hơn và phải trả tiền thuê nhiều hơn.

Đồ thị:

- So sánh Định phí tương đối( cấp bậc) và biến phí cấp bậc

+ Biến phí cấp bậc có thể được điều chỉnh rất nhanh khi các điều kiện thay đổi nhưng định phí một khi đã xác định thì cũng ít nhất bị ràng buộc cho đến hết kì kế hoạch mới có thể điều chỉnh được.

+ Độ rộng của bậc thang miêu tả biến phí cấp bậc nhỏ hơn độ rộng của bậc thang miêu tả định phí vì độ rộng này tương ứng với mức hoạt động. Nói cách khác, độ rộng của bậc thang biến phí cấp bậc thường rất nhỏ đến nỗi chúng được xem như không có nhưng độ rộng của bậc thang định phí rất rộng đến nỗi chúng được xem như không đổi trong phạm v phù hợp.

* Định phí bắt buộc và định phí tùy ý

Định phí bắt buộc

- Khái niệm: Là những khoản định phí mà nhà quản trị không thể thay đổi dễ dàng vì chúng liên quan đến năng lực sản xuất hay cấu trúc cơ bản của tổ chức.

Ví dụ: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí lương của đội ngũ cán bộ chủ chốt,... - Đặc điểm:

∙ Có bản chất sử dụng trong dài hạn · Không thể cắt giảm toàn bộ

→ Khi quyết định đầu tư vào TSCĐ các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, một khi đã quyết định thì doanh nghiệp sẽ buộc phải gắn chặt quyết định đó trong một thời gian dài.

Ví dụ: Một công ty muốn đầu tư nhà xưởng phải khảo sát tỉ mỉ về vị trí địa lý, công dụng nhà xưởng, kinh phí đầu tư,..., khi nhà xưởng chính thức đưa vào hoạt động

thì khấu hao nhà xưởng là chi phí doanh nghiệp phải chịu trong nhiều năm cho dù doanh nghiệp có sản xuất hay ngừng sản xuất.

Định phí tùy ý (Định phí không bắt buộc)

- Khái niệm: Là những khoản định phí mà nhà quản trị có thể quyết định mức độ hay thay đổi dễ dàng khi lập kế hoạch hàng năm.

Ví dụ: chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân vên, chi phí nghiên cứu và phát triển, ...

- Đặc điểm:

∙ Có bản chất sử dụng trong ngắn hạn

· Có thể điều chỉnh tăng, giảm hoặc cắt bỏ hoàn toàn

→ Tuy có thể thay đổi được định phí tùy ý nhưng nếu tùy tiện cắt giảm cũng có khi gây ảnh hưởng lâu dài.

Ví dụ: Cắt giảm chi phí quảng cáo sẽ làm giảm sự nhận biết của người mua đối với sản phẩm của công ty do vậy có thể gây tác hại xấu về lâu dài; hoặc cắt giảm chi phí bảo trì bằng cách thường xuyên trì hoãn sự bảo trì có thể dẫn đến chi phí sữa chữa cao hay sự gián đoạn sản xuất vì máy hỏng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)