Dự toán công nợ phải trả

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1 (Trang 72 - 74)

- Đơn giá bán: 2

b. Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với cơ cấu sản phẩm tiêu thụ

4.2.2.10 Dự toán công nợ phải trả

Trong quá trình lập dự toán, dự toán công nợ phải trả là căn cứ quan trọng để lập dự toán vốn bằng tiền và dự toán bảng cân đối kế toán. Dự toán công nợ phải trả là dự kiến số tiền đã trả để mua nguyên vật liệu, lương, các khoản trích theo lương, và các chi phí khác phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp và số tiền còn phải trả vào cuối mỗi kỳ. => Cơ sở lập dự toán công nợ phải trả được trong kỳ:

- Dự toán chi phí nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất chung - Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

- Dự toán mua TSCĐ...vv - Số tiền còn phải trả được đầu năm.

- Lịch trả tiền dự kiến căn cứ vào phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán. Dự toán số tiền đã trả trong kỳ = Dự toán số tiền trả nợ kỳ trước + Dự toán số tiền trả nợ trong kỳ

Ví dụ: Với tài liệu Công ty CP An Khánh đã cho, biết rằng số còn phải trả đầu năm N là 54.000.000 đồng. Giả sử có chính sách chi trả nợ trong năm như sau:

Chi mua nguyên vật liệu trong quý được chi trả 70% trong quý, 30% được chi trả ở quý tiếp theo

Tất cả các khoản chi phí nhân công và các khoản trích theo lương đều được thanh toán trong quý bằng tiền mặt.

Tất cả các khoản chi phí sản xuất chung đều được thanh toán trong quý bằng tiền mặt. Tất cả các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều được thanh toán trong quý bằng tiền mặt.

Thuế TNDN được nộp bằng tiền mặt theo từng quý.

Dự toán phải trả nhà cung cấp NVL

Năm: N

(Đvt: 1000đ)

Chỉ tiêu Quý Cả năm

I II III IV 1. Số còn phải trả đầu kỳ 54.000 113.265 121.725 136.404 54.000 2. Số phải trả trong kỳ 197.550 225.750 274.680 281.820 979.800 3. Số đã trả trong kỳ 138.285 217.290 260.001 279.678 895.254 - Quý I 138.285 59.265 197.550 - Quý II 158.025 67.725 225.750 - Quý III 192.267 82.404 274.680 - Quý IV 197.274 197.274 4. Số còn phải trả cuối kỳ 113.265 121.725 136.404 138.546 138.546 4. 2.2.11 Dự toán tiền:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn bằng tiền nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu về mua nguyên vật liệu, vật tư, trả lương, trả người bán,

Để chủ động trong vệc chi tiêu phục vụ công tác kinh doanh đem lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần phải dự toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Dự toán tiền là vệc dự kiến lượng tiền thu, chi trong kỳ để sử dụng hợp lý và có hiệu quả quá trình sản xuất, kinh doanh. Dự toán tiền thườngđược thựchiện cho từng tháng, quý.

=> Cơ sở để lập dự toán tiền: - Dự toán thu chi tiền mặt.

- Dự toán chi: + Dự toán chi phí NVL trực tiếp + Dự toán chi phí nhân công trực tiếp.

+ Dự toán chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí QLDN. - Một số thông tin liên quan khác…

=> Phương pháp lập dự toán tiền gồm các vấn đề cơ bản sau đây:

- Dự kiến tồn quỹ tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng đầu kỳ. Số tiền dự toán tồn quỹ được dự kiến ở mức thấp nhất. Nếu vệc lập dự toán sau ngày 31/12 năm trước thì số liệu này được lấy ngay ở bảng CĐKT cuối năm trước.

- Dự kiến tổng số tiền thu trong kỳ gồm các nguồn thu do bán hàng, thu của khách hàng và các khoản thu khác bằng tiền.

- Dự kiến tổng số tiền chi trong kỳ bao gồm chi cho sản xuất như mua NVL, vật tư, trả lương công nhân, các chi phí khác bằng tiền, chi phục vụ bán hàng, chi quản lý doanh nghiệp, chi mua sắm TSCĐ, chi trả nợ vay, chi nộp thuế và các khoản chi khác bằng tiền.

- Cân đối thu, chi dựa trên cơ sở tiền đầu kỳ và tiền thu trong kỳ, xác định nhu cầu tiền chi trong kỳ và tồn cuối kỳ để xem xét trên các góc độ sau:

+ Nếu thu lớn hơn chi thì ưu tiên các khoản trả nợ tiền vay, trả nợ người bán, nộp thuế. + Nếu thu nhỏ hơn chi phải có kế hoạch huy động từ các nguồn khác để đảm bảo đủ vốn kinh doanh.

Ví dụ: Với tài liệu Công ty CP An Khánh đã cho, tồn quỹ tiền mặt đầu năm là 300.627.000 đông. Giả sử trong năm N mua TSCĐ chi bằng tiền mặt quý I là 250.000.000 đồng, quý II là 150.000.000 đồng, quý III là 100.000.000 đồng.

Chi trả lãi cổ phần theo từng quý trong năm Chi trả lãi vay theo từng quý

Chi trả nợ vay trong quý III là 100.000.000 đồng, quý IV là 300.000.000 đồng.

Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt hằng quý là 300.000.000 đồng. Nếu không đủ lượng tiền mặt tồn quỹ tối thiểu, công ty phải vay ngắn hạn. Vệc vay được thực hiện vào đầu quý và chi trả vào cuối quý.

Yêu cầu: lập dự toán tiền tại Công ty CP An Khánh

Dự toán tiền

Năm: N

(Đvt: 1000đ)

Chỉ tiêu Quý Cả năm

I II III IV

1. Tồn quỹ đầu kỳ 300.627 300.000 300.000 300.000 30.0627 2. Thu tiền mặt trong

kỳ 1.204.000 1.456.000 1.848.500 2.240.000 6.748.000 a. Thu từ bán hang

- Chi phí NVLTT 138.285 217.290 260.001 279.678 895.254 - Chi phí NCTT 486.000 576.000 702.000 745.200 2.500.200 - Chi phí SXC 339.000 384.000 459.000 483.000 1.665.000 - Chi phí BH 45.000 67.000 77.000 87.000 276.000 - Chi phí QLDN 24.000 26.250 30.000 39.200 119.450 - Chi phí mua sắm TSCĐ 250.000 150.000 100.000 500.000 - Chi nộp thuế TNDN 8.650 19.396 45.954 68.578 142.578 - Chi phí TC 5.800 10.646 12.403 9.890 39.739 - Chi trả CP 75.000 75.000 75.000 75.000 300.000 4. Cân đối thu chi 132.892 239.418 386.642 752.454 611.406 5. Vay NH đầu kỳ 200.000 367.108 427690 341.048 200.000 6. Vay NH cuối kỳ 367.108 427.690 341048 41.048 41.048 7. Trả nợ vay 0 0 100.000 300.000 400.000 8. Tồn quỹ TM 300.000 300.000 300.000 452.454 452.454

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)