Xuất các biện pháp cho việc thực hiện CSR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 93)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.2 xuất các biện pháp cho việc thực hiện CSR

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tập đoàn Viễn thông Quân đội nói riêng là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn luật pháp lao động tai Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Mặc dù, việc này đối với doanh nghiệp Viettel mới chỉ là bắt đầu song sẽ là vấn đề mang tính chất lâu dài. Bởi vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những hành động định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội của mình. Muốn vậy, dưới góc độ nhà nghiên cứu, khuyến nghị một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của Viettel như sau:

81

a) Bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam nhằm tạo sở sở pháp lý vững chắc cho ĐĐKD và CSR.

Hệ thống pháp luật chính là khung cơ sở, là nền tảng đầu tiên để các doanh nghiệp thực hiện ĐĐKD nói chung cũng như CSR nói riêng. Tuy nhiên khung pháp luật hiện thời của Việt Nam còn nhiều thiếu xót, bất cập chưa đáp ứng được những đổi mới của đất nước khiến cho nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ đạo đức, CSR.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm xã hội để có những biện pháp xử lý kịp thời khi doanh nghiệp vi phạm, giúp cho việc thực thi pháp luật được tốt hơn, đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt cần có những chế tài quy định cụ thể mức độ xử lý đối với những doanh nghiệp vi phạm để đảm bảo xử lý thật công bằng và nghiêm minh.

b) Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về ĐĐKD và CSR ở Việt Nam.

Nhận thức đúng về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nhận thức đúng để hành động đúng bên cạnh cơ chế quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ người lao động, người tiêu dùng, môi trường… chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực và ý nghĩa đối với con người.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền về “Trách nhiệm xã hội” trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô. Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về môi trường, lao động… tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.

82

Đổi mới tư duy và phổ biến một cách rộng rãi các kiến thức, hiểu biết về vấn đề trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp, đưa các chương trình truyền thông, giáo dục đào tạo để giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho người học, người tiêu dùng và chủ doanh nghiệp trong tương lai.

Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp thông qua công tác đào tạo, hỗ trợ các nguồn lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm…. để thực hiện trách nhiệm xã hội. Tạo cơ chế và các biện pháp khen thưởng thích đáng cho những doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

c)Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thực thi CSR trong doanh nghiệp. Mục tiêu của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận, doanh thu, trong khi đó, việc tuân thủ ĐĐKD nói chung và CSR nói riêng cần có thời gian dài mới có thể phát huy đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước nên ban hành các chính sách khuyến khích, quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như việc giúp đỡ doanh nghiệp sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sản xuất theo công nghệ sạch…

d) Hoàn thiện cơ chế hoạt động của công tác thanh tra kiểm tra.

Thanh tra lao động có vai trò là người kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra viên ở nước ta còn mỏng chưa đáp ứng được số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngày càng gia tăng, do vậy việc tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống thanh tra lao động là điều cần thiết.

e) Đưa CSR vào chương trình giáo dục của các trường đại học.

Hiện nay, trong các trường đại học dạy về kinh doanh, sinh viên chủ yếu được học về các kỹ năng cứng là các nghiệp vụ, kỹ thuật kinh doanh là chính chứ ít khi được dạy về các kỹ năng mền: cách ứng xử trong hoạt động kinh

83

doanh, và càng hiếm được dạy về cách ứng xử có đạo đức, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, với cộng đồng.

3.2.2.2 Giải pháp từ phía xã hội.

Cần phải hiểu đúng về trách nhiệm xã hội để có cái nhìn nghiêm khắc với doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm không cao hoặc vi phạm các quy định về trách nhiệm xã hội; từ đó phát hiện, tố giác những sai phạm và tẩy chay những doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Đây cũng là biện pháp đánh vào tâm lý của các doanh nghiệp kinh doanh trong thời buổi khó khăn như hiện nay thì vấn đề uy tín là rất quan trọng, để từ đây buộc bản thân các doanh nghiệp luôn luôn phải nâng cao trách nhiệm xã hội của mình./

Giải pháp quan trọng nhất và trước tiên lúc này là phải tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề "Trách nhiệm xã hội" và các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là trong doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chiến lược phát triển của công ty.

Cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại doanh nghiệp xem việc thực hiện các Bộ Quy tắc ứng xử, để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới.

Nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước để doanh nghiệp vào cuộc được thuận lợi. Đặc biệt trong quá trình thực hiện Trách nhiệm xã hội và các Bộ Quy tắc ứng xử, doanh nghiệp cần phải có chi phí, thậm chí chi phí đầu tư khá lớn nhất là đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh lao động và môi trường. Trong điều kiện cạnh tranh, có thể nhà nước phải hỗ trợ cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại… với một chính sách ưu tiên, ưu đãi nào đó.

Hình thành kênh thông tin về Trách nhiệm xã hội cho các đối tác và khác hàng, qua đó tạo được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

84

Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội thông qua việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử.

3.2.2.3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp.

Lãnh đạo VIETEL cần đổi mới tư duy nhìn nhận đúng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình. Trách nhiệm xã hội được xác định rõ ràng trong sứ mệnh của doanh nghiệp.Bản thân các doanh nghiệp phải thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục đến tất cả các thành viên trong đơn vị chớ không dừng lại trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, phải làm sao cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội trở thành động cơ bên trong của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần có những đầu tư nguồn lực cần thiết về nhân sự, tài chính, công nghệ để đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dng của TNXH

Việc thực hiện CSR không chỉ là vấn đề trong ngắn hạn mà đó là quá trình lâu dài với sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Khi việc đáp ứng những tiêu chuẩn trong kinh doanh là phương tiện cho các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ tiếp cận thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam cần thoát ra khỏi thể bị động, nắm lấy vị trí chủ động hơn trong việc thực thi CSR.

a) Nâng cao nhận thức về CSR.

Nâng cao nhận thức về CSR trong các doanh nghiệp trước hết phải bắt đầu từ người đứng đầu doanh nghiệp bởi tầm nhìn và quyết định của họ có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí tuyệt đối tới chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty (đặc biệt ở những công ty vừa và nhỏ).

b) Có chiến lược dài hạn trong xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn CSR với những bước đi thích hợp.

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo ý nghĩa đầy đủ và đích thực không phải là một vấn đề đơn giản và nằm trong khả năng giải quyết trong ngắn hạn của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam bởi sự hạn chế của các yếu tố nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính.

85

c) Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.

Công đoàn đã và đang đóng góp một vai trò tích cực là đại diện của giai cấp công nhân lao động. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nơi người lao động là người làm chủ doanh nghiệp.

Tóm lại, CSR tại Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Các chính sách của Nhà nước và từ phía các doanh nghiệp đã tạo bước đà cho CSR phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam hiểu và thực hiện CSR một cách tự giác, và ngày càng làm cho hoạt động kinh doanh của mình phát triển lên tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)