Thách thức và cơ hội thực hiện CS Rở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 80)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.1 Thách thức và cơ hội thực hiện CS Rở Việt Nam

Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đã đăng ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động.

Hiện nay, CSR tại Việt Nam đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện và đạt được nhiều thành công. Nhưng, cũng có nhiều doanh nghiệp gặp thất bại khi thực hiện CSR.

3.1.1.1 Thành tựu:

- Số các doanh nghiệp tham gia vào CSR tăng.

- Thực tiễn đã chứng tỏ rằng CSR có tác động tới các doanh nghiệp. - Các DN tích cực tham gia vào phát triển công tác cộng đồng hơn.

70

- Các phương tiện truyền thông cho CSR tăng.

3.1.1.2 Tồn tại:

- Hạn chế trong vấn đề lao động: Vấn đề sử dụng lao động trẻ em, lao động vị thành niên vẫn còn xảy ra; Tiền lương, thu nhập trung bình của người lao động còn ở mức thấp, chưa thoả đáng, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, và chưa là động lực cho người lao động.

- CSR đối với người tiêu dùng: Quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang bị nhiều doanh nghiệp vi phạm. Vì lợi nhuận các doanh nghiệp đã đưa ra thị trường những sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Ý thức của cộng đồng và ý thức bảo vệ quyền lợi của người dân rất thấp.

- CSR đối với môi trường: sản xuất gây hậu quả xấu đến môi trường ngày càng phổ biến. Nhiều doanh nghiệp đã thải ra môi trường những nước thải sản xuất độc hại chưa qua xử lý, lượng khí thải của các nhà máy đang dần dần huỷ hoại tầng ozone… Môi trường sống hàng ngày với tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn, đất đai… ngày càng gia tăng.

3.1.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại:

Thứ nhất, đa số các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của CSR đối với khách hàng, xã hội và chính bản thân doanh nghiệp.

Thứ hai, Quản lý Nhà nước còn lỏng lẻo, các văn bản pháp luật không sát với tình hình thực tế đã dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp dễ dàng lách luật, chối bỏ những trách nhiệm của mình.

Thứ ba, các tổ chức công đoàn vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được vai trò quan trọng trong việc hòa giải, ký kết thỏa ước lao động tập thể, là đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động .

71

Thứ năm, Pháp lệnh Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam có quy định người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ, được quyền lựa chọn, được quyền khiếu nại, tố cáo… Nhưng kết quả tổng điều tra có đến 41% NTD Việt Nam không biết mình có quyền lợi gì, số còn lại có biết nhưng cũng không sử dụng các quyền lợi mình đáng được hưởng.

3.1.1.4 Cơ hội khi thực hiện CSR tại Việt Nam.

Một là, ngày càng có nhiều công ty lớn thuộc các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia tham gia vào thị trường Việt Nam. Các tập đoàn này vốn có nhiều kinh nghiệm về thực hiện CSR và nhiều ràng buộc về các quy tắc ứng xử trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và điều này sẽ góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam .

Hai là, việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội là nhân tố góp phần mang lại sự ổn định để phát triển kinh tế quốc gia vì thế thực hiện CSR càng có ý nghĩa hơn.

Ba là, để thúc đẩy việc triển khai CSR của doanh nghiệp tại Việt Nam, bên cạnh hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức công đoàn và các hiệp hội,… các tổ chức phi chính phủ cũng đã vào cuộc nhằm đẩy mạnh quyền lợi của người lao động tại Việt Nam.

3.1.1.5 Thách thức khi thực hiện CSR tại Việt Nam.

Thứ nhất, đầu tư cho CSR còn là một gánh nặng cho doanh nghiệp

Trong số 250.000 doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại Việt Nam thì có tới 96% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực tài chính hạn hẹp nên họ khó có thể ngay lập tức lắp đặt các trang thiết bị an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh lao động, dây truyền xử lý chất thải công nghiệp… Đa phần các doanh nghiệp chỉ có trình độ ở mức trung bình và kém trên thế giới, phương tiện sản xuất lạc hậu so với thế giới từ 20 – 30 năm, lại được chắp vá từ nhiều nguồn nên cũng không đủ điều kiện đảm bảo an toàn, vệ sinh, tính năng sử dụng. Bởi

72

vậy, các doanh nghiệp nếu không có yêu cầu từ bên ngoài thì thường chối bỏ việc thực hiện CSR, họ muốn tiết kiệm các khoản chi phí này.

Hai là, sự khác biệt giữa quy định của thế giới và Luật Lao động Việt Nam.

Một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang thực hiện CSR dựa trên một số bộ Quy tắc ứng xử (CoCs) đang đươc sử dụng rộng rãi trên thế giới như SA8000, WRAP, ISO14000…

Ba là, mặc dù đã có nhiều hoạt động quảng bá, tuy nhiên hạn chế về hiểu biết của doanh nghiệp cũng là thách thức trong thời gian tới.

CSR của doanh nghiệp còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghĩ đến sự ảnh hưởng của họ đối với những người liên quan mà trước hết là các cổ đông, người tiêu dùng, cộng đồng, sau nữa là môi trường sống và môi trường thiên nhiên trước khi đề ra một quyết định.

Cuối cùng, người lao động chưa nhận biết được quyền lợi của mình. Người lao động, đặc biệt là những lao động có trình độ thấp chưa nhận biết quyền lợi thực sự của mình. Do điều kiện kinh tế khó khăn, mà họ đã chấp nhận làm việc trong điều kiện không đảm bảo, thoả hiệp với các doanh nghiệp bỏ qua những vi phạm của doanh nghiệp về an toàn lao động, an toàn vệ sinh, quyền lợi người lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)