Mối liên hệ giữa Văn hóa doanh nghiệp, Đạo đức kinh doanh và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 45)

9. Kết cấu của luận văn

1.5.3Mối liên hệ giữa Văn hóa doanh nghiệp, Đạo đức kinh doanh và

tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.

Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định.

1.5.3 Mối liên hệ giữa Văn hóa doanh nghiệp, Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. nhiệm xã hội.

Đạo đức và trách nhiệm xã hội là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động kinh doanh. Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc tôn trọng đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Khi thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác này.

32

Văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, thể hiện được đặc điểm của doanh nghiệp một cách rõ ràng thì mới có khả năng giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, chiến thắng đối thủ và giành được sự ửng hộ và đồng tình của khách hàng. Điều này sẽ là cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội được tốt hơn.

Đến nay, vẫn chưa có một báo cáo nào chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, theo tác giả đây là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chúng bổ trợ cho nhau và có mối liên hệ chặt chẻ với nhau. Theo quan điểm của tác giả thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là sự thể hiện một phần của đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Điều này được hiểu theo nghĩa thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề chính của đạo đức kinh doanh trong đó bao gồm thực hiện các trách nhiệm về kính tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện hay cũng là một phần của văn hóa doanh nghiệp.

Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy.

33

Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.

Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận.

Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự. Các ví dụ:

Tổng công ty Bausch & Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ khoảng 54% thu nhập sau khi các nhà quản lý “đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán và đạo đức”.

Công ty Pennzoil đã phải chi trả 6,75 USD để dàn xếp vụ kiện về phân biệt chủng tộc, công ty này đã bị quy kết là đã trả lương cho những nhân viên người da đen thấp hơn và cho họ ít cơ hội đựoc thăng tiến hơn so với những nhân viên da trắng.

Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội.

Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh

34

doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội.

35

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành một trong những nội dung quan trọng trong quản trị chiến lược, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một bản cam kết kinh doanh nhằm cư xử đạo đức và đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình của họ cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng xã hội nói chung”. Thông thường nó thể hiện ở các khía cạnh:

(1)Trách nhiệm kinh tế: doanh nghiệp nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao vị thế cạnh tranh, góp phần ổn định và tạo động lực phát triển kinh tế xã hội quốc gia.

(2)Trách nhiệm pháp lý: khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, theo đuổi mục tiêu lợi nhuận doanh nghiệp phải có trách nhiệm tuân thủ các quy tắc xã hội, đạo đức đã được luật hóa .

(3) Trách nhiệm đạo đức: sản xuất kinh doanh không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, quan tâm đến người lao động cả về vật chất và tinh thần, cung cấp sản phẩm không gây tổn hại đến người tiêu dùng, không phân biệt đối xử với người lao động, cạnh tranh lành mạnh.

(4)Trách nhiệm từ thiện: đứng ở vị trí cao nhất trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thực hiện hình tượng của doanh nghiệp là công dân gương mẫu trong xã hội qua những hành vi vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội: ủng hộ cho người nghèo, tài trợ học bổng, đóng góp dự án cộng đồng…

Những lợi ích mà doanh nghiệp có được khi thực hiện CSR đó là: (1) Tăng năng suất lao động, và nâng cao năng lực cạnh tranh; (2) Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp;

(3) Đảm bảo các chế độ phúc lợi xã hội, môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn, thu hút và giữ nguồn nhân lực có chất lượng cao;

36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(4) Tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường;

(5) Giảm thất nghiệp, ổn định cuộc sống, hỗ trợ người nghèo; (6) Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện CSR vẫn còn những bất cập như:

(1) Chưa có sự đồng bộ trong nhận thức trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có xu hướng thực hiện tốt trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm từ thiện hơn là trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý, thường đồng nghĩa trách nhiệm xã hội với các hoạt động từ thiện.

(2) Lãnh đạo doanh nghiệp chưa nhận thức được, lợi ích của việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ , chỉ quan tâm đến lợi ích, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp mình mà chưa chú trọng đến nghĩa vụ thực thi pháp luật cũng như trách nhiệm của mình đối với xã hội.

(3) Quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, chế tài và các khoản phạt chưa thực sự đủ mạnh.

(4) Nguồn vốn và khả năng tài chính còn hạn chế nên việc thực hiện các trách nhiệm xã hội vẫn còn gặp khó khăn.

37

Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 45)