Khu vực kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu đảng bộ thành phố vĩnh yên với thành phần kinh tế tư nhân 2001 2010 (Trang 66 - 69)

7. Bố cục của đề tài

3.3.1Khu vực kinh tế tư nhân

Nếu căn cứ vào tiêu chí về vốn và lao động để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo sô 681/CP - KTN vào ngày 20/6/1998 (quy định những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình dưới 200 người được xếp vào doanh nghiệp nhỏ và vừa) thì có khoảng 80 - 90% số doanh nghiệp ở Vĩnh Yên thuộc vào doanh nghiệp nhỏ và vừa. Riêng khu vực kinh tế tư nhân có trên 95% số doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo số liệu thống kê năm 2005, trong tổng số 1.527 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phàn có tới 87,2% sô doanh nghiệp có mức vốn điều lệ dưới 1 tỷ đồng, trong đó 29,4% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 100 triệu đồng.

Xem xét trong hai ngành công nghiệp và thương mại là những ngành có nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân cho thấy: năm 2004 trong tổng số 2.975 số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trong ngành công nghiệp có tới 77,8% sô doanh nghiệp có vốn

dưới 1.000 triệu đồng, trong đó có tới 21,4% số doanh nghiệp có vốn nhỏ hơn 100 triệu đồng.

Trong ngành thương mại, tình hình cũng tương tự: trong tổng số 2.345 số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân có tới 84% số doanh nghiệp có vốn dưới 1.000 triệu đồng, trong đó có 30% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 100 triệu đồng.

Một số chỉ tiêu bình quân của khu vực kinh tế tư nhân: - Về vốn sản xuất:

Trong 5 năm (2001 - 2006), vốn bình quân của loại hình doanh nghiệp tư nhân tăng lên gấp 2 lần ; công ty trách nhiệm hữu hạn có số vốn bình quân 2 tỷ đồng, gấp 20 lần doanh nghiệp tư nhân, nhưng năm 2006, mức vốn bình quân giảm xuống 1,6 tỷ đồng; công ty cổ phần có mức vốn bình quân cao gấp 15 lần công ty trách nhiệm hữu hạn và gấp 30 lần doanh nghiệp tư nhân vào thời điểm năm 2001, đến năm 2006, số lượng vốn bình quân của công ty cổ phần đã tăng gấp 2 lần so với năm 2001. Tuy nhiên, loại hình công ty cổ phần lại chiếm tỷ trọng nhỏ, bù lại doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn có số lượng doanh nghiệp lớn nên tổng số vốn vay huy động vào sản xuất kinh doanh của hai loại hình sau lại lớn.

- Về giá trị tài sản cố đinh:

Trong ba loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thì doanh nghiệp tư nhân có giá trị tài sản cố định bình quân chung thấp nhất: 0,1 tỷ đồng năm 2001 nhưng có xu hướng tăng lên và giữ ổn định ở mức 0,2 tỷ đồng từ năm 2002 đến năm 2006; giá trị tài sản cố định bình quân của công ty trách nhiệm hữu hạn tăng không đều và có xu hướng giảm: từ 0,6 tỷ đồng năm 2001 lên 0,7 tỷ đồng năm 2002 và giảm xuống 0,5 tỷ đồng năm 2006; công ty cổ phần có bình quân chung giá trị tài sản cố định cao nhất, gấp 9 lần của công ty trách nhiệm hữu hạn và 20 lần của doanh nghiệp tư nhân và tăng hơn 2 lần sau 5 năm.

- Về lực lượng lao động:

Số lượng lao động bình quân một doanh nghiệp tư nhân là 8 lao động năm 2001 tăng lên 9 lao động năm 2006, 17 lao động năm 2007 và 19 lao động năm 2008; số lao động bình quân của một công ty trách nhiệm hữu hạn khoảng 39 lao động năm 2007 và 47 lao động năm 2008; công ty cổ phần có quy mô lao động bình quân tăng gần gấp đôi: từ 89 lao động năm 2001 lên 155 lao động năm 2006. Nhưng vì loại hình công ty cổ phần có số lượng ít nên tổng số lao động xã hội mà nó thu hút không lớn so với doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Về doanh thu:

Năm 2001, bình quân doanh thu của một cơ sở thuộc khu vực kinh tế tư nhân là 1,7 tỷ đồng, tới năm 2006, doanh thu đạt 1,9 tỷ đồng, có tăng chút ít. Doanh nghiệp tư nhân có mức doanh thu bình quân thấp nhưng đã tăng từ 0,3 tỷ đồng lên 1,5 tỷ đồng sau 5 năm. Cũng trong thời gian trên, công ty trách nhiệm hữu hạn từ 3,5 tỷ đồng đã giảm xuống còn 3,4 tỷ đồng; công ty cổ phần từ 8,9 tỷ đồng đã tăng lên 15,7 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần đều có mức tăng cao, điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hai loại hình doanh nghiệp này tốt hơn công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Về chi tiêu nộp ngân sách:

Bình quân chung cả 3 loại hình doanh nghiệp trên là 0,12 tỷ đồng/cơ sở (năm 2001), đến năm 2006, bình quân này giảm còn 0,07 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân có mức nộp ngân sách bình quân thấp nhất là 0,03 tỷ đồng (năm 2001) nhưng lại còn giảm nhiều nhất, chỉ còn 0,01 tỷ đồng vào năm 2006 tức là giảm 3 lần. Trong khi đó, công ty trách nhiệm hữu hạn, mặc dù có doanh thu giảm mạnh nhưng vẫn duy trì được mức nộp ngân sách, năm 2001 là 0,19 tỷ đồng, đến năm 2006 tăng lên 0,16 tỷ đồng. Công ty cổ phần nộp ngân sách nhà nước có mức bình quân cao: năm 2001 là 1,18 tỷ đồng nhưng sau đó liên tục giảm và năm 2006 là 1,15 tỷ đồng.

Như vậy, có thể hình dung quy mô bình quân một doanh nghiệp thuộc loại hình kinh tế tư bản tư nhân của thị xã Vĩnh Yên qua một số tiêu chí sau:

- Về lao động: dưới 20 người. - Vốn sản xuất: khoảng 1 tỷ đồng.

- Giá trị tài sản cố định: dưới 0,5 tỷ đồng. - Doanh thu: dưới 3 tỷ đồng.

- Nộp ngân sách nhà nước: khoảng 0,07 tỷ đồng.

So với chỉ tiêu doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ thì rõ ràng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Vĩnh Yên chủ yếu là loại hình doanh nghiệp nhỏ.

Một phần của tài liệu đảng bộ thành phố vĩnh yên với thành phần kinh tế tư nhân 2001 2010 (Trang 66 - 69)