Sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân theo ngành nghề sản xuất

Một phần của tài liệu đảng bộ thành phố vĩnh yên với thành phần kinh tế tư nhân 2001 2010 (Trang 64 - 66)

7. Bố cục của đề tài

3.2 Sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân theo ngành nghề sản xuất

kinh doanh

Các số liệu thống kê cũng như kết quả khảo sát cho thấy: cũng như những giai đoạn trước, đa số các cơ sở kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân đều tập trung vào lĩnh vực TM - DV kế đó mới đến sản xuất công nghiệp và sau cùng là sản xuất nông nghiệp.

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2006, trong tổng số 3.141 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ thì có đến 1.525 cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, khách sạn, nhà hàng; 940 cơ sở hoạt động trong ngành công nghiệp, xây dựng và chỉ có 676 cơ sở trong các lĩnh vực còn lại; nghĩa là lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất (48,5%), sau đó đến công nghiệp chiếm 29,9% và cuối cùng là các lĩnh vực khác chiếm 21,5%.

Những năm gần đây, xu thế trên vẫn được duy trì và có chiều hướng tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là: trong tổng số 4.175 hộ cá thể, tiểu chủ được khảo sát năm 2010 thì lĩnh vực dịch vụ (bán lẻ, vận tải, dịch vụ cá nhân, khách sạn, nhà hàng, bán buôn và đại lý) có trên 2.567 cơ sở, chiếm tới 61,5% tổng số; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chế biến thức ăn, dệt, may, sản phẩm gỗ, xây dựng, khai thác) với 985 cơ sở, chiếm 23,6% và cuối cùng là lĩnh vực nông nghiệp (ngư nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và các doanh nghiệp khác) với 623 cơ sở, chiếm 14,9%.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, tình hình cũng tương tự. Giai đoạn 2001 - 2005, trong tổng số 2.925 cơ sở thì lĩnh vực TM - DV có khoảng 1734 cơ sở, chiếm 59,3%; công nghiệp chế biến có khoảng 654 cơ sở, chiếm 22,4%, còn lại 537 cơ sở thuộc các lĩnh vực khác, chiếm khoảng 18,4%.

Cũng theo điều tra của Cục Thống kê tỉnh năm 2005, 2006, trong tổng số hơn 3.257 cơ sở kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân, lĩnh vực thương nghiệp, sửa chữa xe máy, động cơ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 23 - 43%; tiếp đến là công nghiệp chế biến, từ 22 - 32%; khách sạn, nhà hàng chiếm gần

13%; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc từ 2 - 7,5%; còn lại là các lĩnh vực khác. Trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội, hoạt động văn hóa, thể thao, tài chính tín dụng - là những lĩnh vực trước đây hoàn toàn do khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đảm nhận thì nay đã có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, tuy số lượng còn ít nhưng thực sự là nét mới đáng quan tâm.

Bước sang giai đoạn 2006 - 2010, trong tổng số 4.275 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân có tới quá nửa doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, chiếm tới 49%; còn doanh nghiệp sản xuất chiếm 22%; còn lại 29% thuộc các lĩnh vực khác. Như thế, các doanh nghiệp TM - DV vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

Xu hướng đầu tư vào lĩnh vực TM - DV của khu vực kinh tế tư nhân không chỉ thể hiện về mặt số lượng, cơ cấu các loại hình doanh nghiệp, hộ cá thể, tiểu chủ mà còn thể hiện qua cơ cấu vốn đầu tư và số lượng lao động sử dụng, doanh thu, nộp thuế ... Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh năm 2006 cho thấy: trong tổng số 15.975 triệu đồng vốn kinh doanh huy động được của khu vực kinh tế tư nhân thì 38,3% là của ngành thương nghiệp, sửa chữa xe máy; gần 27% là của ngành công nghiệp chế biến và hơn 9% cho lĩnh vực vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc; các lĩnh vực còn lại chiếm khoảng 26%.

Tính chất vượt trội của ngành thương nghiệp, sửa chữa xe máy và công nghiệp chế biến còn thể hiện ở số lượng lao động làm việc trong hai ngành này. Cụ thể là, trong tổng số 680,83 nghìn lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân thì lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm gần 32%, thương nghiệp và sửa chữa xe máy chiến hơn 31% - hai ngành này chiếm hơn 60% lực lượng lao động của khu vực kinh tế tư nhân, lĩnh vực khách sạn, nhà hàng chiếm gần 10% và còn lại hơn 20% là các ngành nghề khác. Thương nghiệp, sửa chữa xe máy và công nghiệp chế biến là các lĩnh vực mang lại doanh thu lớn nhất cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và cũng là các lĩnh vực nộp thuế nhiều nhất cho Nhà nước.

Trong lĩnh vực sản xuất, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng thấp, tiềm lực còn rất nhỏ bé, dễ bị tác động trước sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Năm 2008, khối sản xuất của khu vực nhà nước còn chiếm hơn 53% (mặc dù năm 2005 giảm đi 6%) tổng giá trị sản lượng, khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 15% năm 2005 đã tăng lên 18% năm 2008; còn khối kinh tế tư nhân chiếm 28% năm 2005 giảm xuông 27,5% năm 2008. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản lượng, khu vực nhà nước từ 11,7% năm 2005 giảm xuống 5,5% năm 2008; khu vực kinh tế tư nhân từ 16,8% năm 2005 giảm xuống 9% năm 2008; riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 14,9% năm 2005 tăng lên 28,1% năm 2008.

Một phần của tài liệu đảng bộ thành phố vĩnh yên với thành phần kinh tế tư nhân 2001 2010 (Trang 64 - 66)