xã hội, Lý thuyết về bộ máy nhiệm sở, Lý thuyết về chủ nghĩa tư bản, Lý thuyết về phân tầng xã hội
Lý thuyết hành động xã hội và tổ chức xã hội
Khái niệm hành động xã hội
Một trong những khái niệm quan trọng nhất của xã hội học Weber là khái niệm hành động xã hội. Quan niệm của Weber cho thấy hành động xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã
hội học. Nhiệm vụ của xã hội học là nghiên cứu các thiết chế xã hội như "nhà nước", "tổ chức",
"cộng đồng", v.v với tư cách là hành động của cá nhân, là kiểu hành động của các cá nhân đang tương tác với nhau.
Đối tượng đó được sáng tỏ qua lý thuyết của Weber về hành động xã hội. Weber không những đưa ra khái niệm tổng quát về hành động xã hội mà còn phân biệt các dạng hành động xã hội.
Weber đã chỉ ra sự khác nhau giữa hành động xã hội khác và những hành vi và hoạt động khác của con người. Nói tới hành động là nói tới việc chủ thể gắn cho hành vi của mình một ý nghĩa chủ quan nào đó. Hành động, kể cả hành động thụ động và không hành động (ví dụ hành động im lặng, hành động chờ đợi không làm gì cả), được gọi là hành động xã hội khi ý nghĩa chủ quan của nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại hay trong tương lai; ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động.
Không phải hành động nào cũng có tính xã hội hay đều là hành động xã hội. Ví dụ, hành động chỉ nhằm tới các sự vật mà không tính đến hành vi của người khác thì không được coi là hành động xã hội. Không phải tương tác nào của con người cũng là hành động xã hội. Ví dụ,
việc hai người đi xe đạp vô tình va quệt vào nhau trên đường phố không phải là hành động xã hội.
Hành động giống nhau của các cá nhân trong một đám đông cũng không được coi là hành động xã hội. Ví dụ, trên đường phố đột nhiên trời mưa nhiều người giương ô, mặc áo ni-lon che mưa, theo Weber, đó không phải là hành động xã hội.
Thậm chí hành động thuần túy bắt chước hay làm theo người khác cũng không phải là hành động xã hội. Hành động đó có thể coi là hành động có nguyên nhân từ phía người khác, nhưng không có ý nghĩa hướng tới người đó, do vậy không được coi là hành động xã hội. Tuy nhiên, cũng là hành động bắt chước người khác, nhưng nếu việc bắt chước đó là do mốt và mẫu mực, nếu không bắt chước theo sẽ bị người khác chê cười thì hành động bắt chước đó trở thành hành động xã hội.
Qua đó thấy rằng rất khó xác định chính xác, rõ ràng "biên giới" của hành động "xã hội" và hành động "không xã hội". Lý do là con người không phải lúc nào cũng hoạt động một cách có ý thức, có ý chí mà không ít trường hợp họ hành động một cách tự phát, tự động, hành động vô thức.
Tóm lại, hành động xã hội được Weber tổng quát định nghĩa là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác, và vì vậy được định hướng tới người khác, trong đường lối, quá trình của nó. Nhưng hành động xã hội được định hướng như thế nào? Ta thử tìm câu trả lời trong cách Weber phân loại hành động xã hội dưới đây.
Phân loại hành động xã hội
Weber cho rằng việc phân loại hành động của con người có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội học bởi vì, mặc dù nghiên cứu hành động người, khoa học xã hội học chủ yếu quan tâm đến hành động xã hội, Weber phân biệt bốn loại hành động xã hội như sau: