Hành động duy lý công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán,

Một phần của tài liệu đề cương lịch sử xã hội học (Trang 30 - 35)

lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất. Ví dụ rõ nhất là hành động kinh tế luôn phải tính toán, lựa chọn phương pháp để đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất có thể được.

- Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý. Ví dụ là một số hành vi tín ngưỡng, hay hành động của những người theo chủ nghĩa xê dịch luôn di chuyển, "đi để mà đi".

- Hành động cảm tính (xúc cảm): là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động. Ví dụ, hành động của đám đông quá khích hay hành động do tức giận gây ra, "cả giận mất khôn".

- Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác. Ví dụ, hành động theo "người xưa", "cổ nhân nói", "các cụ dạy", hành động vì "mọi người đều làm như thế cả".

Xã hội học nghiên cứu hành động xã hội, thực chất là tập trung vào nghiên cứu loại hành động duy lý – công cụ - một trong bốn loại hành động. Weber lập luận rằng, đặc trưng quan trọng nhất của xã hội hiện đại là hành động xã hội của con người ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chi li, tỉ mỉ, chính xác về mối quan hệ giữa công cụ/phương tiện và mục đích/kết quả.

Bộ máy và tổ chức nhiệm sở

Weber phân tích sự thay đổi về vai trò và xu hướng của hành động xã hội đồng thời chỉ ra điều kiện, tiến trình phát triển lịch sử xã hội tư bản chủ nghĩa. Các nghiên cứu của Weber cho thấy là, chỉ trong xã hội hiện đại phương Tây, chủ nghĩa duy lý gắn liền với nó là hành động duy lý - công cụ mới phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế, luật pháp, chính trị, văn hóa, tôn giáo, xã hội. Trong quá trình duy lý hóa đó, tổ chức xã hội cũng biến đổi và phát triển thành kiểu tổ chức đặc biệt mà Weber gọi là bộ máy nhiệm sở (bureaucracy - bộ máy quan liêu) và tổ chức nhiệm sở (bureaucratic organization).

Weber chỉ ra sáu đặc trưng cơ bản của bộ máy nhiệm sở (Bureaucracy - bộ máy quan liêu), như sau:

- Bộ máy nhiệm sở gồm các lĩnh vực được xác định và hợp pháp hóa chính thức, nhìn chung có trật tự tuân theo các quy tắc, ví dụ, các luật lệ hoặc các quy định hành chính;

- Nguyên lý thứ bậc văn phòng và các cấp độ quyền lực tức là một hệ thống trật tự chặt chẽ của sự thống trị và sự phục tùng trong đó cấp dưới phải phục tùng cấp trên;

- Việc quản lý văn phòng hiện đại dựa trên các tài liệu văn bản (các hồ sơ);

- Việc quản lý văn phòng, ít nhất là tất cả các phòng chuyên môn mang tính hiện đại, thường đòi hỏi phải có sự đào tạo chuyên gia cẩn thận;

- Khi văn phòng đã phát triển đầy đủ thì hoạt động chính thức đòi hỏi cán bộ phải phát huy đầy đủ công suất làm việc;

- Việc quản lý văn phòng tuân thủ các quy tắc chung, những quy tắc này ít nhiều ổn định, ít nhiều toàn diện và có thể học tập được.

Nhờ các đặc điểm này mà tổ chức nhiệm sở có ưu thế tuyệt đối về mặt kinh tế - kỹ thuật so với tất cả các kiểu tổ chức khác trong xã hội.

Qua việc nghiên cứu quá trình duy lý hóa nói chung, duy lý hóa hành động xã hội và nhiệm sở hóa tổ chức xã hội nói riêng Weber đã trả lời một phần câu hỏi tại sao trước đây xã hội hiện đại, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã ra đời, phát triển ở những nước phương Tây chứ không phải ở nơi khác.

Lý thuyết về chủ nghĩa tư bản

Là một nhà xã hội học có kiến thức kinh tế học sâu rộng, Weber đặc biệt quan tâm tới mối tương tác giữa hiện tượng kinh tế và hiện tượng xã hội, nhất là sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Khác với Marx coi kinh tế là cơ sở vật chất của xã hội, Weber tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố xã hội đối với cơ cấu kinh tế và quá trình kinh tế. Weber giải thích sự ra đời và phát triển chủ nghĩa tư bản hiện đại với tư cách là hệ thống kinh tế trong những công trình nổi tiếng nhất của ông như cuốn "Đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" (1904) và cuốn "Kinh tế và xã hội" (1909).

Trong cuốn "Đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản", Weber đã giải quyết một cách hệ thống vấn đề mối quan hệ giữa tôn giáo, kinh tế và xã hội mà trước đó chưa ai nghiên cứu triệt để. Cụ thể trong tác phẩm này, ông đã lần lượt làm sáng tỏ những điểm mấu chốt sau đây:

- Những thay đổi quan trọng diễn ra trong đời sống tôn giáo, kinh tế thương mại và hành động xã hội của con người.

- Mối tương quan và ảnh hưởng của những thay đổi trong niềm tin, đạo đức tôn giáo đối với hệ thống hành động xã hội và hành động kinh tế.

- Những đặc thù của xã hội phương Tây liên quan tới chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Weber bắt đầu phân tích chủ nghĩa tư bản bằng cách đưa ra các bằng chứng lịch sử quan sát được. Ông nhận thấy hoạt động kinh tế thương mại đã phát triển mạnh mẽ ở những nước có đạo Tin lành (Protestanism - còn gọi là Thệ phản). Phần lớn các chủ doanh nghiệp, các thương gia là những người theo đạo Tin lành có xu hướng duy lý hóa.

Weber cho rằng, chủ nghĩa tư bản phương Tây bị kích thích bởi hai loại hành động trái ngược nhau. Một mặt, con người say mê làm việc và sản xuất ra của cải nhiều hơn hẳn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Mặt khác, các cá nhân có xu hướng tiết kiệm và kiềm chế sự hưởng thụ cá nhân đối với của cải làm ra. Nhưng hai loại hành động xã hội này có quan hệ với nhau như thế nào trong đời sống con người? Chúng có mối liên hệ như thế nào với tôn giáo và chủ nghĩa tư bản ở phương Tây?

Để trả lời các câu hỏi này, Weber đã triển khai các khái niệm nghiên cứu cơ bản như "đạo đức Tin lành", "tinh thần chủ nghĩa tư bản", "chủ nghĩa tư bản truyền thống", "chủ nghĩa tư bản hiện đại" và các khái niệm khác. Weber chỉ ra rằng những lời khuyên răn có tính chất giáo lý như "thời gian là vàng bạc…, tiền bạc biết sinh sôi nảy nở..., hãy tiết kiệm..., hãy thận trọng và trung thực..." đã trở thành chuẩn mực đạo đức và tiêu chuẩn lương tâm của hành động xã hội. Hơn thế nữa, những lời giáo huấn của đạo Tin lành đã trở thành một hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức mới trong lịch sử xã hội phương Tây - đạo đức Tin lành. Hệ giá trị, chuẩn mực này đã chi phối hành động xã hội của con người phương Tây hiện đại lúc bấy giờ.

Để làm rõ "tinh thần chủ nghĩa tư bản", Weber đã phân biệt hai khái niệm: chủ nghĩa tư bản truyền thống và chủ nghĩa tư bản hiện đại. Để minh họa cho sự khác biệt này có thể lấy hành động của công nhân trong tình huống tăng cường độ lao động gắn liền với tăng định mức tiền công. Trong chủ nghĩa tư bản truyền thống, hành động của cá nhân phụ thuộc vào câu hỏi mình phải làm việc như thế nào, với khối lượng bao nhiêu để kiếm được số tiền đúng bằng trước đây. Câu trả lời này dẫn đến hành động thường gặp là tìm cách bớt việc mà vẫn được trả công như làm đủ việc. Điều đó khác hẳn với chủ nghĩa tư bản hiện đại, ở đó cá nhân hỏi: nếu tôi làm việc nhiều hơn thì tôi có được trả công nhiều hơn không. Từ đó dẫn đến hành động miệt mài làm việc để được hưởng nhiều.

Cách diễn giải của Weber toát lên một ý tưởng cơ bản, sau đây: Nếu hành động miệt mài làm ra của cải ngày càng nhiều và lối sống khổ hạnh là hai đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản thì giáo lý tôn giáo nào, hệ thống giá trị văn hóa nào chứa đựng tinh thần đó có thể coi là nền tảng của chủ nghĩa tư bản. Theo cách lập luận này Weber rút ra mệnh đề được coi là đúng rằng, chính đạo Tin lành, chính Đạo đức Tin lành và Tinh thần của chủ nghĩa tư bản có mối tương quan cộng hưởng, tỉ lệ thuận với nhau và đã góp phần hình thành và phát triển xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại ở phương Tây.

Có lẽ vì Weber đã tập trung phân tích vai trò của tôn giáo nói riêng và văn hóa, tinh thần nói chung đối với sự phát triển chủ nghĩa tư bản nên một số nhà nghiên cứu nặng về triết học đã phê phán quan điểm của ông là duy tâm chủ nghĩa. Cách phán xét như vậy chủ yếu xuất phát từ quan điểm coi xã hội học là một bộ phận của triết học vốn bị phân chia thành hai phe duy vật và duy tâm mà quên mất rằng xã hội học là một khoa học cụ thể.

Thực tế, lúc bấy giờ học thuyết của Karl Marx đã nổi tiếng và Weber ngầm tranh luận với Marx về vấn đề phát triển chủ nghĩa tư bản. Về sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại, Weber đã đưa ra những ý tưởng và lập luận khác với Marx. Chẳng hạn, ngoài các yếu tố kinh tế, Weber nhấn mạnh tới vai trò của các yếu tố phi kinh tế như tôn giáo, văn hóa, chính trị và luật pháp trong sự phát triển lịch sử xã hội.

Weber đã viết trong phần cuối cuốn "Đạo đức Tin lành..." rằng, ông nghiên cứu xã hội tư bản phương Tây không phải là để thay thế cách giải thích duy vật - một chiều bằng một cách lý giải duy tâm – một chiều đối với lịch sử và văn hóa bởi cả hai cách làm này đều đóng góp ít như nhau trong việc tìm ra chân lý lịch sử. Ông cho rằng, cần nghiên cứu ảnh hưởng của toàn bộ các điều kiện xã hội đặc biệt là kinh tế tới sự phát triển của tôn giáo, cụ thể là của chủ nghĩa khổ hạnh của đạo Tin lành.

Trong một tác phẩm khác, cuốn "Kinh tế và xã hội" Weber rất chú ý phân tích vai trò quyết định của các yếu tố kinh tế như các quan hệ sản xuất, thị trường, thương mại v.v… và các yếu tố phi kinh tế như chủ nghĩa duy lý, luật pháp, văn hóa, v.v... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, lý thuyết của Weber về chủ nghĩa tư bản thực chất đã chỉ ra mối quan hệ của các yếu tố vật chất và tinh thần, kinh tế và phi kinh tế, cá nhân và xã hội. Các yếu tố này cùng tương tác, cùng vận động và cùng phát triển tạo nên xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại ở phương Tây.

Lý thuyết phân tầng xã hội

Phân tầng xã hội - giai cấp

Weber nghiên cứu cấu trúc xã hội của chủ nghĩa tư bản sau Marx hơn nửa thế kỷ. Do vậy, Weber đã ghi nhận được những thay đổi quan trọng trong cơ cấu giai cấp xã hội để phát triển lý thuyết xã hội học về sự phân tầng xã hội. Theo Weber, lĩnh vực kinh tế không còn đóng vai trò của một nhân tố quyết định duy nhất đối với sự phân chia giai cấp và tầng lớp xã hội trong xã hội tư bản hiện đại. Cấu trúc xã hội nói chung và sự phân tầng xã hội nói riêng chịu tác động của hai nhóm yếu tố cơ bản sau đây:

- Các yếu tố kinh tế (vốn, tư liệu sản xuất, thị trường, v.v.)

- Các yếu tố phi kinh tế (vị thế xã hội, năng lực, cơ may, quyền lực, v.v.) trong quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc xã hội và sự phân tầng xã hội.

Khác với Marx xác định khái niệm giai cấp trong mối liên hệ với phương thức sản xuất và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, Weber quan niệm giai cấp là một tập hợp người có chung các cơ hội sống trong điều kiện kinh tế thị trường. Cơ hội sống được hiểu là các cơ may nảy sinh từ việc sản xuất, nắm giữ, sử dụng và mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Thị trường là lĩnh vực mà ở đó hàng hóa, lao động hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra và đem trao đổi. Thị

trường cũng là lĩnh vực thể hiện các lợi ích kinh tế và thu nhập, vì vậy nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và biến đổi tình huống giai cấp.

Cũng giống Marx, Weber phân biệt hai tình huống giai cấp: một là tình huống của những người sở hữu tài sản và sử dụng tài sản đó để thu lợi nhuận, hai là tình huống của những người không có tài sản phải bán sức lao động, tay nghề, dịch vụ lấy tiền công hay tiền lương. Từ đó, Weber xem xã hội cấu thành từ hai nhóm giai cấp tương ứng với hai tình huống trên, và mỗi giai cấp bao gồm các tầng lớp xã hội khác nhau.

Tình huống giai cấp thứ nhất gồm: (1) tư sản – chủ vốn đầu tư và (2) tư sản - chủ tài sản cho thuê mướn kiếm lời.

Tình huống giai cấp thứ hai gồm: (1) người bán sức lao động thô sơ (công nhân không có tay nghề, còn gọi là "công nhân cổ xanh"), (2) người bán sức lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề (công nhân có tay nghề, công nhân kỹ thuật, còn gọi là "công nhân cổ trắng") và (3) người bán sức lao động có trình độ chuyên môn và có khả năng làm dịch vụ (người làm dịch vụ và người quản lý).

Các cơ may sống bắt nguồn từ vốn, tài sản, sức lao động, kỹ năng, tay nghề và dịch vụ, và do vậy, phụ thuộc vào điều kiện của thị trường. Những thay đổi trong điều kiện thị trường kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu giai cấp.

Thừa nhận yếu tố kinh tế biểu hiện cụ thể qua các cơ hội trao đổi trên thị trường là yếu tố quyết định số phận con người, Weber cho rằng "tình huống giai cấp", xét cho cùng về mặt kinh tế là "tình huống thị trường". Đó là tình huống chủ yếu bị quy định bởi các thị trường, ví dụ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa.

Weber cho rằng có hai hình thức phân tầng xã hội về mặt kinh tế: - Sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về sở hữu tài sản. - Sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về mức thu nhập.

Hai tháp phân tầng này không hoàn toàn trùng khít nhau mà đan xen, tương tác, chuyển hóa cho nhau. Trong xu thế đó, đúng như Weber nhận xét, phân tầng xã hội thành các nhóm thu nhập diễn ra phổ biến trong xã hội hiện đại.

Nhóm vị thế và phân tầng xã hội - vị thế

Weber cho rằng, trong xã hội có cả những người mà cuộc sống của họ và nhất là lối sống của họ không hoàn toàn phụ thuộc vào tình huống thị trường mà phụ thuộc vào uy tín, danh vọng và sự đánh giá của xã hội dành cho họ. Ông gọi đó là nhóm vị thế (status group).

Về mối quan hệ giữa nhóm vị thế và giai cấp, Weber cho rằng yếu tố kinh tế, ví dụ tài sản xét cho cùng, quy định vị thế xã hội, tuy nhiên không phải lúc nào cũng là như vậy. Weber cho biết "cả hai loại người có tài sản và không có tài sản đều có lúc thuộc về cùng một nhóm vị thế". Nhóm các nhà doanh nghiệp là một nhóm vị thế, nhóm các học trò là một nhóm vị thế vì mỗi nhóm này đều có chung một mức trọng vọng vị nể, danh dự nhất định từ phía xã hội mặc dù

Một phần của tài liệu đề cương lịch sử xã hội học (Trang 30 - 35)