Quan điểm của V.Pareto về hành động xã hộ

Một phần của tài liệu đề cương lịch sử xã hội học (Trang 35 - 37)

Hệ thống xã hội là một hệ thống tương tác gồm nhiều thành phần và yếu tố. Pareto phân biệt 3 loại yếu tố chính của hệ thống xã hội:

Các yếu tố môi trường gồm các điều kiện vật lý, tự nhiên Các yếu tố bên ngoài gồm các xã hội khác

Các yếu tố bên trong bao gồm các bản năng, các hành động xã hội, các đặc điểm nhân khẩu học

Do sự tương tac của các yếu tố nên hệ thống xã hội luôn trong quá trình biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác

Pareto đưa ra khái niệm mở rộng nội dung khái niệm hệ thống xã hội, bao gồm hệ thống xã hội mở (bên trọng và bên ngoài) và hệ thống xã hội động: hệ thống xã hội luôn là sản phẩm của quả trình tương tác giữa các yếu tố bên trọng và giữa hệ thống với môi trường và với các hệ thống xã hội khác.

- Lý thuyết về cân bằng động và sự phụ thuộc lẫn nhau của V. Pareto

Mối tương tác và phụ thuốc lẫn nhau giữa hệ thống xã hội này với các hệ thống xa hội khác và với môi trường có thể trở nên ổn định, đều đặn và trạng thái cân bằng giữa chúng được thiết lập

Có hai loại cân bằng:

Cân bằng tĩnh: trạng thái cân bằng được thiế lập và duy trì nhờ những thây đổi nhỏ bên trọng hệ thống

Cân bằng động: thể hiện khi sự thay đổi ơ bộ phận này kéo theo sự thay đổi ở bộ phận khác để cân bằng lại. Kết quả là tạo thành quá trình biến đổi toàn bộ hệ thống từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.

Pareto tập trung nghiên cứu vào hệ thống kinh tế và quá trình kinh tế của xã hội. Áp dụng kiến thức về “cân bằng” về nghiên cứu các chức năng kinh tế cơ bản của quá trình sản xuất, của sự hình thành vốn và chu kỳ kinh tế. Quy luật “Phân phối thu nhập” việc phân chia tuân theo của cả trong xã hội thường tuân theo một cấu trúc cân bằng, ổn định.

“Tính hiệu quả Pareto” đề cập việc tối ưu trạng thái kinh tế khi mức sống của tất cả mọi người cùng được cải thiện tron khi lợi ích của tất cả những người khác không bị suy giảm.

Để xã hội công bằng và bình đẳng hơn về thu nhập cách tốt nhất là làm cho lợi ích của tất cả các nhóm xã hội đều khá lên hoặc trong khi đời sống của phần đông những người khác không thay đổi thì chỉ cần làm tăng lợi ích của một người hoặc một nhóm người là đủ

Pareto nhấn mạnh rằng cái gốc của sự tăng trưởng kinh tế là ở quá trình sản xuất chứ không phải là ở quá trình trao đổi hay phân phối  tạo ra hướng nghiên cứu sau này

Thuyết hành động xã hội:

Pareto bổ sung yếu tố tương tác giữa tính chủ quan và tính khách quan vào quan niệm về hành động xã hội:

Hành động logic: Đây là loại hành động trong đó jeets quả khách quan của hành động phù hợp với mục đích chủ quan

Hành động phi logic: Đây là loại hành động trong đó kết quả khách quan khác với mục đích chủ quan của hành động

Hành động logic là sự trùng hợp giữa mục đích khách quan và mục đích chủ quan mà chủ thể xác định cho hành động của mình. Hệ thống kinh tế chủ yếu gồm các hành động xã họi logic hay hành động kinh tế

Hành động xã hội phi logic là sự không nhất quán giữa mục đích khách quan và mục đích chủ quan mà chủ thể xác định cho hành động của họ

Theo quan niệm của Pareto, hành động của con người là phi logic và bị thúc đẩy bởi các động lực có thể gọi là các bản năng và các trạng thái tâm lý, ý tưởng. Trong đó cần kể tới:

Bản năng sáng tạo Bản năng thỏa hiệp Bản năng hoạt động Bản năng giao tiếp xã hội Bản năng phối hợp

- Lý thuyết về “nhóm tinh hoa” của V. Pareto

Pareto cho rằng: xã hội bị phan thành hai giai tầng chính: một là nhóm có khả năng cai trị gọi chung là nhóm tinh hòa và hai là nhóm không có khả năng cai trị.

Nhóm tinh hoa gồm hai nhóm: nhóm tinh hoa sư tử với dặc trung hành động là sử dụng sức mạnh và nhóm tinh hoa “cáo” hành động chủ yếu dựa vào sự tinh khôn, khéo léo.

Hai nhóm luôn mâu thuẫn, cạnh tranh và biến đổi không ngừng. Nhóm “cáo” tập trung vào các hoạt động kinh tế

Xã hội học Mỹ thế kỷ 20- Bối cảnh kinh tế xã hội Mỹ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 - Bối cảnh kinh tế xã hội Mỹ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20

Văn hóa salat, văn hóa món nộm là những từ được một số tác giả ói về sự pha trộn của cá màu sắc văn hóa của một đất nước có tới 20% người nhập cư. Đây là xã hội của các chế độ lao đọng đống kháng nhau. Đến thể kỷ XĨX: tình trạng này vẫn còn thẻ hiện rõ: trong nền kinh tế Mỹ cùng luc tồn tại các đồn điên trồng thuốc lá, lúa và mía, các nông trại gia đình và các xưởng thợ thủ công, các nhà máy

Thời kỳ đầu thể kỷ 19, cách mạng sâu săc mối quan hệ con người với “cách mạng thị trường và “cách mạng vận tải”. Nông dân chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang trai đỏi hành hóa sang lối sản xuất phục vụ thị trường. Sự phân tầng xã hội, cac nhóm đối tượng phụ nữ, người da đen, nô lệ không có “tiếng nói trong xã hội”. Phụ nữ vẫn chua có quyển đi bâu cử. Người nô lệ da đen phải lam việc cật lực, thiếu thốn đủ thứ, sức khỏe bị kiệt sức. Chế độ nô lệ là một phần của việc gây nên cuộc nội chiến Bắc – Nam (đặc biệt diễn ra vào thời tổng thống Abraham Lincoln)

Kinh tế Mỹ giai đoạn này là một nước công nghiệp phát triển. Mỹ có 23 triệu dân, 87% ở nông thôn. Mỹ đứng đầu thế giới về các sản phẩm công nghiệp.

Cơ cấu lao động thay đổi: nông nghiệp giảm từ 50.8% xuống 12.7% năm 1950 và còn 2% năm 1990.

Tuy nhiên nước Mỹ phải trải qua một vài cuộc đại khủng hoảng vào cuối thế kỷ XIX, năm cuối 1920 đầu 1930.

Đây là giai đoạn, xã hội học Mỹ phát triển. Tiếp thu các tư tưởng xã họi hoạc từ Châu Âu. Sự phù hợp và phát triển nhanh của chủ nghĩa thực chứng vào Mỹ. Các nhà xã hội học phát triển chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hành vi, các phương pháp định lượng và định tính.

Một phần của tài liệu đề cương lịch sử xã hội học (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w