Các trường phái xã hội học Mỹ thế kỷ 20 +Trường phái Chicago

Một phần của tài liệu đề cương lịch sử xã hội học (Trang 37 - 41)

+Trường phái Chicago

- Sự kiện ra đời khoa xã hội học của trường Đại học Chicago vào năm 1892

- Hai hướng tiếp cận lý thuyết chính sau đây:

- Huongs tiếp cận lý thuyết sinh thái xã hội học: Đại diện tiêu biểu của thuyế này là Robert Pack và William Thomas

- Hướng tiếp cận lý thuyết tương tác biểu trưng: Đại diện tiêu biểu là Herbert Mead, Herbert Blumer

+Trường phát Chicago: thuyết sinh thái Xã hội học Xã hội học của Robert Park

Pack là nhà xã hội học người Mỹ

Quan niệm về xã hội học vè hệ thống xã hội: XHH tập trung nghiên cứu các quy luật tự nhiên của bản chất con người và bản chất xã hội. XHH là một hệ thống tưng tự như xác loại hệ thống khác trong tự nhiên.  để nghiên cứu cần phải xét XHH trong mối liên hệ với các hệ thống trong môi trường sống tự nhiên của nó. Hệ thống xã hội có 4 trật tự:

Trật tự sinh thái của cộng đồng Trật tự kinh tế

Trật tự chính trị Trật tự văn hóa

Quan niệm về quá trình xã hội: Pack phân biệt một số quá trình xã hội cơ bản như cạnh tranh, mâu thuẫn, dồng hóa và thích nghi. Theo quan niệm của Pack, sự mâu thuẫn và cạnh tranh là một hiện tượng của lối sống xã hội, là đặc trưng của mối quan hệ giữa các cá nhân và các nhóm xã hội. Mâu thuẫn không chỉ xảy ra giữa các nhóm mà còn diễn ra giữa các cá nhân trên cùng một thang bậc, cùng một tầng lớp của cấu trúc phân tầng xã hội.

Phương pháp luận: XHH có nhiệm vu nghiên cứu hành vi tập thể của đám đông, cộng

đồng.

Ông chủ trương tìm mọi cách nắm bắt được dộng thái của cấu trúc xã hội và đời sống xã hội (môi trường sống, cấu trúc không gian, địa điểm, vị trí và các mối tương quan không gian và thời gian đều ảnh hướng đến trật tự xã hội, tương tác xã hội và các quá trình xã hội của con người).

Xã hội học của William Thomas

Thomas sinh ở Virginia, Mỹ trong bối cảnh Nội chiến Bắc – Nam ác liệt những năm 1860. Cuốn sách nổi tiếng: Người nông dân Balan ở Châu Âu và Mỹ năm 1918 – 1921

Quan niệm về xã hội và tình huống xã hội: XHH có nhiệm vụ nghiên cứu hành động xã hội.

Một tình huống xã hội gồm ba loại yếu tố cơ bản hợp thành:

Yếu tố môi trường văn hóa gồm hệ các giá trị và chuẩn mực quy định hành động của các cá nhân và các nhóm trong tình huống

Yếu tố tình cảm con người gồm các trạng thái xúc cảm, tìnhcaảm và thái độ của các cá nhân và nhóm

Yếu tố nhận thức gồm sự hiểu biết và cách xác định tình huống của các cá nhân và nhóm người

Mối quan hệ giữa cá nhân và tình huống xã hội được Thomas khái quát bằng một định đề nổi tiếng: Nếu mọi người xác định tình huống là thực thì họ cũng thực trong hành đồng và kết quả.

Phương pháp luận: Nghiên cứu thực chứng trên cở sở phát triển phương pháp phân tích các dữ liệu lịch sử

+Trường phát Chicago: thuyết tương tác biểu trưng Thuyết tương tac biểu trưng của George Mead

Mead là nhà triết học thực dụng, nhà tâm lý học hành vi xã hội, nhà xã hội học người Mỹ, là một trong những người đứng đầu trường phái XHH Chicago, là một trong những người sáng lập thuyết tương tác biểu trưng

Quan niệm về các tôi và lý thuyết tương tác ba ngôi:

Đây là quan niệm chính của Mead. Cái tôi là một cấu trúc xã hội nảy sinh từ kinh nghiệm xã hội mà cá nhân đã trải qua trong mối quan hệ “ba ngôi” của: (1) cá nhân với bản thân, (2) cá nhân với người khác, (3) cá nhân với xã hội. Mọi hành động của cái tôi đêuì bị quy định bởi các yếu tố văn hóa - kinh tế - tâm lý – xã hội

Các biểu hiện của cơ chế hành động của cá nhân là việc đặt mình vào vị trí của người khác, đóng vái người khác và đóng vai/ nhập vai vào sự vật.

Có hai loại hành động: Một là sự vật khách quan tồn tại với tư cách là kích thích, không phục thuộc vào cá nhân; Hai là các sự vật tồn tại với tư cách là đối tượng của hành động hay yếu tố tạo thành cấu trúc của hành động

Thuyết 3 ngôi của G.Mead xuất hiện dưới 3 vai trò: tôi (I), bản thân (me), tự mình (mysefl)

(Tôi – chủ thể): các phản ứng chưa được định hình, chưa được tổ chức , đó là hành động tự phát, tức thời, tự phát  đem lại sư độc lập, tự chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi – khách thể: tổ chức của người khác mà cá nhân nhạn được về phía mình, tưc là sự hình dung về bản thân mà cá nhân học được từ người khác qua con mắt của người khác  có cái trò định hướng, kiểm soát xã hội với hành vi cá nhân

Tôi – tự mình: cái tôi xuất hiện khi cái “tôi – chủ thể) phân thân để tự nhìn nhận, xem xét và đánh giá chính bản thân nó.

Quan niệm của Mead có phần giống với Sigmund Freud: về quan niệm ba ngôi nhất thể: “tôi”, “nó”, “siêu tôi”

Khái niệm biểu tượng: BIểu tượng là một loại kích thích mà phản ứng đáp lại nó đã được đem lạ từ trước.

Phương pháp tiếp cận: coi sự tương tác xã ội trong đó các cá nhân sử dụng biểu tượng và lý giải ý nghĩa của các hành động của nhau là chìa khóa để hiểu bản chất con người và xã hội

Thuyết tương tác biểu trưng của Herbert Blumer

Nhà xã hội học người Mỹ, Tổng biên tập Tạp chí Xã họi học mỹ, Chủ tịch Hội xã hội học Mỹ

Luận điểm gốc của thuyết tương tác biểu trưng:

Thứ nhất: con nguowifi đối xử với sự vật trên cơ sở những ý nghĩa mà sự vật đó đem lại cho họ

Thứ hai: ý nghĩa của sự vật nảy sinh từ mối tương tác xã hội giữa các cá nhân

Thứ ba: ý nghĩa của sự vật được nắm bắt và được điều chỉnh qua cơ chế lý giải mà cá nhân sử dụng khi tiếp cận sự vật

Quan niệm về xã hội và hành động xã hội: XHH tạo nên những con người hành động và đời sống của xã hội được tạo thành từ các hành động của các cá nhân tương tác với nhau. Sự tương tác tạo thành các nhóm, các tập thể, các tổ chức và các đơn vị xã hội này tương tác với nhau tạo thành tổng thể xã hội

Tương tác biểu trưng: quá trình, một hình thức xã hội được tạo thành từc ác hành động của các cá nhân mà mỗi hành động đó được thực hiện trên cơ sở và thông qua sự lý giải ý nghĩa, động cơ hành động của nhau được thể hiện qua hệ thống ký hiểu, biểu tượng.

Phương pháp luận tương tác biểu trưng: sử dụng phương pháp logic quy nạp, nó là phương châm cơ bản của phương pháp luận xã hội học định tính: nghiên cứu nhiều lần một đối tượng có giá trị hơn là nghiên cứu một lần nhiều đối tượng.

+Trường phái Harvard:

Thuyết hệ thống xã hội của Talcott Parson

Talcott Parson là nhà xã hội học Mỹ. Ông học ở Harvard năm 1927, giai đoạn nước Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc Đại khngr hoảng kinh tế.

Ông là ngươi dịch và đề dân cuốn: Đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản của Weber

Lý thuyết hệ thống – hành động

Parson sử dụng khái niệm cấu trúc và khái niệm hệ thống gần như tương đương nhau với nghĩa là hệ thống có cấu trúc và cả hai đều có chung thành phần nhất định. Khái niệm cấu trúc nhấn mạnh các yếu tố tạo thành khuôn mẫu, định hình hệ thống một cách tương đối ổn định. Khái niệm hệ thống nhấn mạnh một tập hợp các yếu tố được sắp xếp theo trật tự nhất định, nghĩa là được định hình vừa độc lập vừa liên tục trao đổi qua lại với hệ thống môi trường xung quanh

Parson xem hệ thống trong một trục tọa độ ba chiều:

Thứ nhất: chiều cấu trúc – hệ thống nào cũng có cấu trúc của nó

Thứ hai: chiều chức năng – hệ thống luôn nằm trong trạng thái động vừa tự biến đổi vừa trao đổi với môi trường

Thứ ba: chiều kiếm soát – hệ thống có khẳ năng điều khiển và tự điều khiển.

Parson phân biệt ít nhất bốn cấp độ hệ thống và cho rằng thông qua quá trình xã hội hóa cá nhâ, hành động của con người hình thành và biể hiện trên các cấp độ hệ thống từ cấp hành vi của cơ thể lên cấp nhân cách, cấp xã hội và cấp văn hóa.

Cấp hệ thống văn hóa tương ứng với hệ thống biểu trưng (niềm tin tôn giáo, hệ ngôn ngữ, hệ các giá trị, chuẩn mực xã hội.)

Cấp hệ thống xã hội gồm tập hợp các cá nhân tương tác với nhau trong các tình huống nhất định.

Cấp hệ thống nhân cách có đơn vị cấu thành cơ bản là cá nhân, à chủ thể hành động Cấp hệ thống hành vi bao gồm các quá trình sinh lý, vật chất hữu cơ của đời sống con người mà quan trọng nhất là hệ thống hoạt động thần kinh và hệ thống vận động

Các nhu cầu chức năng của hệ thống đòi hỏi các bộ phận cấu thành của nó phải đáp ứng tức là có chức năng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu tồn tại, phát triển của hệ thống.

Các nhu cầu chức năng của hệ thống là những đỏi hỏi mạnh đến mức nó buộc bộ phận nào hoạt động không đúng chức năng sẽ phải thay đổi thậm chí bị teo đi, hay phá sản và hình thành bộ phận thay thế. Bộ phận nào hoạt động có hiệu quả sẽ trưởng thành, lớn mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ lý thuyết AGIL

Theo Person, hệ thống xã hội đượcc ấu thành từ bốn tiểu hệ thống, tương ứng với bốn loại nhu cầu, chức năng cơ bản của hệ thống xã hội. Bốn loại yêu cầu chwucs năng của xã hội là:

Thích ứng (Adaption – A) với môi trường tự nhiên – vật lý xung quanh

Hướng đích (Goal Attainment – G) huy động các nguồn lực nhằm vào các mục đích đã xác định

Liên kết (Intergration – I) phối hợp các hoạt động, điều hòa và giải quyết những khác biệt, mâu thuẫn

Bốn là: Duy trì khuôn mẫu lặn (Latent – Pattern Maintenance – L) tạo ra sự ổn định, trật tự

Từ đó có hệ thống xã hội viết tắt là sơ đồ AGIL, còn được giọ là sơ đồ hệ thống “bốn chức năng “

Tiểu hệ thống A có chức năng cung cáp các phương tiện, nguồn lực và năng lượn gđể thực hiện các mục đích đã xác định; đây là hệ thống tiểu kinh tế

Tiêu hệ thống hướng đích (G) đóng vai trò xác định mục tiêu và định hướng cho toàn bộ hệ thống vào việc thực hiện mục tiêu xác định – tiểu hệ thống chính trị

Tiểu hệ tống liên kết (I) thực hiện chức năng gắn kết các cá nhân, các nhóm và tổ chức xã hội, đồng thời kiểm soát xã hội thông qua giám sát, kiểm tra, điều chỉnh, trừng phạt để giải quyết các quan hệ mâu thuẫn, xung đột nhằm tạo nên sự ổn định, sự đoàn kết và trật tự xã hội – Tiểu hệ thống cơ quan hành chính, bọ máy an ninh xã hội

Tiểu hệ thống bảo tồn (L) thực hiện chức nằng kích thích, động viên các cá nhân và nhóm xã hội đồng thời đảm nhiệm chức năng quản lý và bảo trì các khuôn mẫu hành vi, ứng xử của các thành viên. Tiểu hệ thống L bao gồm gia đình, nhà trường, tổ chức văn hóa, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật, …

Các tiểu hệ thống có mối quan hệ qua lại với nhau theo nguyên lý chức năng để tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn.

Các tiểu hệ thống trao đổi với nhau thông qua một loạt các phương tiên và công cụ xã hội: tài sản, tiền bạc, quyền lực, sự ảnh hưởng, sự gắn bó và niềm tin.

Xã hội học Tây Âu thế kỷ 20- Xã hội học Pháp thế kỷ 20 - Xã hội học Pháp thế kỷ 20

Khoảng giữa những năm 1870 và 1914, tư tưởng xã hội học ở Pháp phát triển theo mấy hướng. Một khuynh hướng do môn đệ của Le Play lãnh đạo tiến hành điều tra chuyển khảo về tình hình kinh tế và gia đình của các nhóm dân cư khác nhau. Về mặt tư tưởng, những người theo Le Play rất bảo thủ, họ coi tôn giáo là chỗ dựa cho trật tự xã hội đang rung chuyển.

Những người được gọi là các nhà thống kê xã hội, phàn lớn là viên chức nhà nước, đã tiến hành các cuộc điều tra thực nghiệm theo đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước khác nhau. Các nhà xã hội học theo hướng thực chứng luận thuộc đủ cac màu sắc khác nhau đã tập hợp lại xung quanh Tạp chí xã hội học quốc tế. Song không một khuynh hướng nào trong số này có thể làm cơ sở lý luận cho những hoài bão chính trị - xã hội của những người cộng hòa tư sản. “Thuyết duy xã hội học” đã trở thành luận chứng về lý thuyết cho chính sách và hệ tư tưởng của phong tròa cỉa lương xã hội mà tiền đề của nó là “hòa bình giai cấp” và “sự đồng tình phổ biến”. Quan niệm này được biệt hiện đầy đủ nhất trong các công trình của Emile Durkheim.

Hai mươi lăm năm cuối thể kỉ XIX ở Pháp được đánh dấu bằng việc chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với những hiện tượng khủng hoảng kinh tế, chính trị và tinh thần. Hệ thống kinh tế - xã hội không thể đảm bảo nổi sự tồn tại ổn định của chính mình và bị đe dọa thường xuyên bởi những cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng lao động. Các giới quân chủ đã tiến hành đấu tranh với những người cộng hòa tư sản vì muốn khôi phục trật tự xã hội phản động.

Triết học duy linh luôn là chỗ dựa tinh thần ho các lực lượng xã hội bảo thủ. Đồng thời đến cuối thể kỷ XIX, ảnh hưởng chủ nghĩa thực chứng của Comte đã tăng lên rõ rệt trong các lĩnh vực văn hóa tinh thần khác nhau. Quan niệm coi XHH là một khoa học độc lập phải làm cơ sở để tổ chức lại xã hội đã dần dần được sự ủng hộ của những người cộn ghòa tư sản đang đề ra cương lĩnh cải tạo chính trị - xã hội.

Trường phái XHH” của Durkheim đã giành được vị trí vững vàng trong khoa học xã hội Pháp, nhưng sự nghiệp của nhà xã hội học đã bị gián đoạn vì Chiến tranh thế giới I. Durkhiem tham gia vào các biến cố chiến tranh bằng những hoạt động xã hội nhằm cổ vũ nhân dân về đạo đức.

Cam thấy rất rõ sự khủng hoảng của xã hội tư sản, Durkheim cố gắng chứng minh về mặt xã hội học cho các kế hoạch cải lương xã hội, ông muốn tạo ra một hệ tư tưởng mới cho giai cấp tư sản, hệ tư tưởng này sẽ mang tính chất khoa học,. Durkheim giữ những quan hệ bạn bè thân vậnv ới Jaures. Rất nhiều đại biểu và môn đệ của trường phái như Marcel Mauss,… là đảng viên Đảng Xã hội chủ nghĩa. Nhiều người trong số họ đã tham gia thành lập báo Nhân Đạo, thời ấy là cơ quan của Đảng Xã hội chủ nghĩa, cộng tác với báo,…. Mục đích của nó là tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong công nhân. Bở vậy, không có gì đáng ngạc nhiên là một số giới xã hội trong nền Cộng hòa thứ ba đã coi XHH gần như đồng nghĩa với Chủ nghĩa xã hội.

Vào năm 90, ảnh huongr của chủ nghĩa Mác bắt đầu tăng lên rõ rệt trong phòng trào công nhân Pháp thông qua việc xuất bản những bản dịch khác nhau của Mác bên cạnh tác giả Engel, … Những bài giảng của Durkheim về chủ nghĩa xã hội làm say mê nhiều sinh viên.

Một phần của tài liệu đề cương lịch sử xã hội học (Trang 37 - 41)