2.1 Một số kinh nghiệm chủ yếu.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã , phường trong những năm 1986 2001 (Trang 93 - 97)

Qua nghiên cứu vấn đề Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã, phường trong những năm 1986 - 2001, có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau.

Trước hết, phải nhận thức đúng vai trò, nội dung của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức và coi đó là nhiệm vụ cốt yếu trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phường.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức đóng vai trò quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành bại trong hoạt động của con người, của một giai cấp, của một dân tộc. Trước đây cốt lõi của tư tưởng đạo đức là: không có gì quý hơn độc lập tự do, ngày nay, trong quá trình tiến lên CNXH ở nước ta, do có nhiều khó khăn và thử thách mới nên đòi hỏi công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức phải được nâng lên tầm cao mới đáp ứng sự phát triển của đất nước.Trong những năm 1986- 2001, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng bằng nhiều chủ trương, biện pháp khác nhau nên đã xây dựng đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng của Đảng, thực hiện tốt các chủ trương đường lối do Đảng đề ra. Đồng thời Đảng bộ đã đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong Đảng và trong xã hội, chống sự thoái hóa về phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phường.

Thứ hai, phải làm tốt công tác quản lý cán bộ cơ sở, có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa ban tổ chức huyện, thị xã với trường chính trị tỉnh để lựa chọn bồi dưỡng và bố trí đúng cán bộ, đảm bảo kết hợp được cả đức và tài.

Con đường biện chứng để hình thành người cán bộ chủ chốt ở cơ sở là từ học tập, rèn luyện trong thực tiễn công tác ở cơ sở đến học tập, rèn luyện tại trường, và từ học tập, rèn luyện tại trường lại trở về học tập rèn luyện trong thực tiễn công tác ở cơ sở. Con đường đó diễn ra trong suốt cuộc đời hoạt động của mỗi cán bộ cũng như cả đội ngũ cán bộ để khỏi bị tụt hậu trước phong trào. Giữa học tập, rèn luyện tại trường và học tập rèn luyện trong thực tiễn luôn đan xen, kết hợp chặt chẽ, gắn bó bổ sung cho nhau làm cho trình

độ, năng lực hiệu quả công tác của mỗi người cũng như của cả đội ngũ cán bộ ngày càng cao theo năm công tác. Xuất phát từ nhận thức như vậy cho nên trong nhiêu năm qua Đảng bộ ở Thanh Hoá đã luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa ban tổ chức các huyện, thị xã, thành phố với trường Chính trị tỉnh để nhận xét đánh giá quá trình tu dưỡng, rèn luyện của quá trình đào tạo. Cuối mỗi khoá học Ban tổ chức các huyện, thị xã, thành phố lại cùng với trường Chính trị tỉnh họp bàn giao, nhận xét, đánh giá đúng quá trình học tập, rèn luyện của từng học viên. Trên cơ sở đó, các huyện cân nhắc để bố trí cán bộ ngày càng đúng đắn, đảm bảo kết hợp được cả đức và tài của cán bộ.

Thứ ba là, phải kết hợp chặt chẽ việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã phường với củng cố tổ chức cơ sở Đảng để xây dựng đội ngũ CBCC ngày càng lớn mạnh.

Hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với sức mạnh, yếu của đội ngũ CBCC xã phường. Nếu tổ chức cơ sở Đảng không được củng cố về tổ chức và bộ máy quản lý thì không duy trì được sinh hoạt Đảng hoặc có sinh hoạt nhưng chất lượng không cao, do vậy khó xây dựng được một đội ngũ CBCC vững mạnh nhằm đáp ứng như cầu nhiệm vụ mới.

Từ khi đổi mới, Đảng bộ Thanh Hóa đã đề ra những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng và củng cố tổ chức Đảng ở cơ sở. Đảng bộ đã thường xuyên chỉ đạo cải tiến nội dung hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, quy định Đảng viên đều phải chấp hành tốt nguyên tắc và điều lệ Đảng. Chỉ đạo chi bộ Đảng xác định đúng thời gian sinh hoạt cho từng kỳ, lựa chọn nội dung sinh hoạt để nâng cao chất lượng sinh hoạt, đảm bảo thực hiện nguyên tắc phê bình và tự phê bình, tập trung dân chủ. Nhờ có các tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh mà đội ngũ CBCC xã phường đã có sự thống nhất về ý chí và hành động, đoàn kết nội bộ các đảng viên, xây dựng được các cấp ủy cơ sở

có đạo đức, tư cách tốt, có trình độ văn hóa, chuyên môn phục vụ ngày càng cao.

Thứ tư là, phải gắn việc xây dựng đội ngũ CBCC với việc thực hiện dân chủ cơ sở.

Việc coi trọng sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mọi nhiệm vụ ở xã phường, trong đó có nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CBCC. Cấp trên quan tâm chỉ đạo, có biện pháp chỉ đạo đạt hiệu quả cao thì chất lượng công việc mới đạt hiệu quả cao. Do đó phải củng cố về mọi cấp ủy cấp trên, đồng thời cấp ủy cấp trên phải tăng cường chỉ đạo giám sát cấp ủy cấp dưới.

Thực tế đã chứng minh, đội ngũ cán bộ cấp xã phường sẽ được xây dựng, củng cố, phát huy vai trò dưới sự lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng khi có sự chỉ đạo các ban nghành cấp trên thông qua việc thường xuyên họp giao ban với Đảng bộ xã, hoặc cơ quan, phòng và các ban Đảng cấp trên. Ban Tuyên giáo phải xuống các cơ sở Đảng để tuyên truyền và nắm bắt tình hình, chỉ đạo; Ban Kiểm tra phải làm tốt công tác kiểm tra, kỷ luật các đảng viên vi phạm; Ban Dân vận phải làm tốt công tác vận động quần chúng, chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở... Những thành quả mà Đảng bộ tỉnh Thanh hóa đạt được trong những năm 1996-2001 về xây dựng đội ngũ CBCC xã phường không thể không khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với cấp ủy xã phường. Đó là bài học kinh nghiệm để xây dựng các Đảng bộ địa phương, cơ sở mạnh về kinh tế, ổn định về chính - xã hội, có đội ngũ cán bộ chủ chốt xã phường đủ về số lượng, ngày càng cao về chất lượng.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã , phường trong những năm 1986 2001 (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)