Nhận xét chung.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã , phường trong những năm 1986 2001 (Trang 85 - 93)

3.1.1. Thành tựu.

Qua nghiên cứu sự lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phường của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong những năm 1986 - 2001, có thể rút ra những ưu điểm, thành tựu như sau:

Một là, Đảng bộ đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã phường, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ này, do đó đã xác định đúng và rõ tiêu chuẩn cụ thể các chức danh của đội ngũ CBCC cấp xã phường.

Khi bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ Thanh Hóa gặp khó khăn về nhiều mặt, trong đó có vấn đề về cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp xã phường. Vì vậy, Đảng bộ đã có nhiều biện pháp tăng cường nhận thức các cấp bộ Đảng, cho cán bộ đảng viên nhận rõ vai trò của tổ chức cơ sở, của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ cơ sở nói riêng.

Trên thực tế, Đảng bộ đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị đan xen công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng. Đảng bộ đã tổ chức nhiều đợt, nhiều lớp học các nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc, của Ban chấp hành trung ương, của Bộ chính trị về vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở. Do đó, nhận thức của các cấp ủy Đảng, của cán bộ đảng viên trong tỉnh về công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở được nâng cao, làm cho việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này đạt được nhiều kết quả phục vụ đắc lực cho việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, hệ thống chính trị ở cơ sở, lãnh đạo cơ sở hoàn thành các nhiệm vụ của địa phương.

Từ nhận thức đúng đắn, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã có thành công lớn trong việc đưa ra các biện pháp xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã phường, nhất là việc xác định đúng và rõ tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã phường. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ ở cơ sở vững mạnh Đảng bộ Thanh Hóa coi việc xác định đúng và rõ tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh là điều kiện hết sức quan trọng và cần thiết. Để xác định nguồn và tạo nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Qua thực tiễn, Đảng bộ Thanh Hóa nhận thấy khi không xác định đúng và rõ tiêu chuẩn cụ thể thì việc xác định mục tiêu, phương pháp và nội dung đào tạo sẽ rất khó khăn và kém hiệu quả. Trong những năm 1986 - 1993 do Đảng bộ chưa xác định rõ tiêu chuẩn cán bộ, còn nặng về phẩm chất chính trị một cách chung chung, việc điều tra đánh giá thực trạng cán bộ ở cơ sở chưa đầy đủ cả về chiều rộng và chiều sâu mang tính khoa học nên công tác xây dựng đội ngũ CBCC xã phường chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Đảng bộ đã chỉ đạo mở lớp nhiều mà trình độ, năng lực của cán bộ vẫn không được nâng cao.

Từ năm 1993 khi thực hiện đề tài KX.05-11TH, Đảng bộ Thanh Hoá đã điều tra làm rõ được thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở và trên cơ sở những mục tiêu nhiệm vụ của thời kỳ mới đã xác định được tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh tạo điều kiện cho Trường Chính trị tỉnh lập quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, đề xuất, kiến nghị những nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp hơn với những đặc điểm và yêu cầu của đối tượng. Do đó việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CBCC xã phường đã đi dần vào nề nếp, đạt kết quả ngày càng cao.

Hai là, Đảng bộ đã lãnh đạo, tổ chức xây dựng đội ngũ CBCC xã phường theo đúng tiêu chuẩn quy hoạch cán bộ, không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ nhờ đó đội ngũ cán bộ chủ chốt xã phường đã giải quyết tốt mọi công việc ở cơ sở và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với dân.

Khi bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ CBCC xã phường ở Thanh Hóa hầu hết đã trải qua thử thách và trưởng thành trong chiến đấu, sản xuất và công tác. Trong 1195 cán bộ được khảo sát tháng 10-1995 thì có đến 789 đồng chí là bộ đội, thanh niên xung phong về (chiếm 68,8%); 118 đồng chí là cán bộ hưu trí, mất sức (chiếm 9,8%). Như vậy về chất lượng chính trị nói chung là tốt song số có văn hóa cao, có trình độ quản lý kinh tế- xã hội không nhiều. Do vậy việc xây dựng đội ngũ CBCC xã phường theo đúng tiêu chuẩn quy hoạch là rất cần thiết.

Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới của tỉnh, Đảng bộ đă chú trọng tới việc sắp xếp kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ và giảm các đầu mối trung gian, giảm biên chế bằng việc lồng ghép bí thư chi bộ làm trưởng thôn, sắp xếp bộ máy cán bộ gọn nhẹ có hiệu quả theo nghị quyết TW 3 về công tác tổ chức và cán bộ, xây dựng quy hoạch cán bộ, bố trí cán bộ đúng quy hoạch. Mặt khác Đảng bộ đã tăng cường cử cán bộ đi học nâng cao trình độ quản lý kinh tế, trình độ lý luận, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ.

Nhờ thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở quy hoạch cán bộ đến năm 2000 đội ngũ cán bộ tỉnh Thanh Hóa đạt được trình độ: Năm 1995 mở 194 lớp lý luận phổ thông với 23.923 học viên; 10 lớp cấp ủy với 650 học viên; 72 lớp bồi dưỡng quần chúng ưu tú cho 7850 đối tượng; 1250 đồng chí tham gia học trung cấp quản lý nhà nước và lý luận chính trị tại chức. Tiếp đó, từ năm 1996- 1999 đã đào tạo thêm 4704 học viên; đã bồi dưỡng 2880 cán bộ chính quyền cơ sở. Năm 2000 trường Chính trị tỉnh phối hợp với trung tâm giáo dục chính trị của tỉnh và các huyện, thị, thành ủy mở 9 lớp trung cấp lý luận với 715 thành viên, 71 lớp đối tượng Đảng với 6730 học viên; 56 lớp lý luận phổ thông với 5606 học viên; 172 lớp cho 17.070 học viên tham gia các lớp bồi dưỡng.

Ba là,đội ngũ CBCC xã, phường ở Thanh Hóa trong những năm 1986- 2001 đã có vai trò quyết định thắng lợi trong việc xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức cơ sở góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội thúc đẩy công cuộc đổi mới, CNH - HĐH ở địa phương.

Đảng cộng sản Việt nam là một Đảng được tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, các tổ chức cơ sở Đảng lập thành nền tảng của Đảng và là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Mọi chủ trương đường lối và chính sách của Đảng đều được tổ chức thực hiện ở cơ sở. Tổ chức cơ sở Đảng là nơi rèn luyện giáo dục cán bộ, đảng viên, sàng lọc và kết nạp Đảng viên, làm cho đảng luôn vững mạnh. Do tổ chức cơ sở Đảng có vị trí và vai trò quan trọng như vậy nên Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá rất coi việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng là nhiệm vụ trọng tâm.

Có thể nói công tác cán bộ trong những năm 1986 - 2001 ở Thanh Hóa có một bước tiến mới vượt bậc. Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo các cấp ủy tiến hành kiểm tra việc tổ chức thực hiện nghị quyết và các chủ chương của Đảng. Xử lý các vi phạm kịp thời, đấu tranh chống các hiện tượng tham nhũng, quan liêu có hiệu quả tạo được lòng tin trong nhân dân. Tiến hành xây dựng trên tất cả các mặt góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.Thúc đẩy các tổ chức, đoàn thể ngày càng hoạt động có hiệu quả.

Thông qua nghị quyết TW 3 khóa VIII, nghị quyết TW 6 lần 2 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã kiện toàn một bước hệ thống tổ chức theo hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy vai trò tham gia xây dựng chính quyền của các đoàn thể.

Trong báo cáo của tỉnh ủy Thanh Hóa về tình hình năm 2001 và nhiệm vụ năm 2002 đã đánh giá: Kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá và tương đối toàn diện. Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP tăng 8,15%; GDP bình quân đầu người

đạt 319 USD tăng 6,7% so với năm 2000. Phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" rất sôi nổi, toàn tỉnh đã xây dựng thêm 440 làng văn hóa, giải quyết cho 36.000 lao động. An ninh quốc gia tiếp tục được giữ vững, an ninh vùng núi, dân tộc, bờ biển, các địa bàn vùng giáo ổn định; an ninh nội bộ, văn hóa, tư tưởng đảm bảo vững chắc. Có 3031/5757 khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội, tăng 12% so với năm 2000; 228/630 xã phường không xảy ra phạm pháp hình sự, quản lý, giáo dục, cảm hóa được gần 4000 người vi phạm pháp luật tại địa bàn dân cư. Có thể nói đây là cố gắng rất lớn của Đảng bộ tỉnh, của các cấp lãnh đạo, tạo môi trường sống trong sạch, lành mạnh ở xã phường. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã phường Thanh Hóa đã từng bước làm thay đổi cuộc sống của nhân dân ngày càng tươi đẹp hơn, no ấm hơn.

Bốn là, kết quả của việc xây dựng đội ngũ CBCC xã phường đã tăng cường tạo nguồn cán bộ cho công tác xây dựng Đảng nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp lâu dài cho Đảng bộ tỉnh và góp phần quan trọng vào việc xây dựng Đảng bộ các cấp ngày càng vững mạnh.

Sự nghiệp đổi mới của Đảng đang được triển khai một cách toàn diện và từng bước đi vào chiều sâu. Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trở thành khâu then chốt trong toàn bộ sự nghiệp đổi mới. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã xác định trong công tác cán bộ việc đổi mới cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành là mắt xích quan trọng nhất để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước thực hiện sự nghiệp đổi mới. Chủ trương của Đảng bộ là: Công tác cán bộ phải đi vào quy hoạch và chấn chỉnh một bước trong đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đương chức và kế cận. Đó là những tiền đề quan trọng và rất cần thiết cho việc đổi mới công tác cán bộ và nâng cao độ ngũ CBCC cấp cơ sở.

Trên cơ sở xác định: “Đổi mới đội ngũ cán bộ có nghĩa là đánh giá, lựa chọn, bố trí lại đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng để có được một đội ngũ cán bộ có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực lãnh đạo, quản lý ngang tầm nhiệm vụ” [9.132]. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã kết hợp việc sắp xếp lại tổ chức với đổi mới công tác cán bộ. Thông qua đại hội Đảng các cấp Đảng bộ đã chỉ đạo phát huy dân chủ để lựa chọn cấp ủy từ cán bộ chủ chốt cơ sở đến tỉnh, đảm bảo vững vàng về chính trị, có năng lực đề ra và tổ chức thực hiện thắng lợi các nghị quyết, tiêu biểu cho trí tuệ của toàn Đảng bộ được quần chúng tín nhiệm. Cũng thông qua đại hội Đảng bầu cử HĐND, UBND và các đoàn thể ở cơ sở. Đảng bộ đã kiện toàn đội ngũ CBCC xã phường, củng cố các ban của Đảng và các cơ quan tổng hợp đủ sức tham gia giúp cấp ủy và chính quyền cơ sở lãnh đạo địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Từ những việc làm đó Đảng bộ đã tăng cường việc tạo nguồn cán bộ cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và cho việc thực hiện chính sách cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp về lâu dài.

3. 1. 2 Những hạn chế.

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phường trong những năm 1986- 2001, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá cũng còn một số hạn chế sau:

Một là, chính sách đối với CBCC xã phường chưa đồng bộ nên chưa động viên hết khả năng, lòng nhiệt tình tham gia công tác, cống hiến cho Đảng, cho dân của đội ngũ cán bộ này.

Trong những năm 1986-2001 nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa mạnh, chưa vững chắc, hiệu quả chưa cao, nhất là ở xã, phường nhiều tệ nạn xã hội chưa được giải quyết, tạo nên bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nguyên nhân của tình trạng đó có việc chưa phát huy được vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã, chưa thấy hết tầm quan trọng của việc phát huy quyền

làm chủ của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh để đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn và đô thị. Vì vậy Đảng bộ chưa có chính sách đồng bộ đối với cán bộ chủ chốt xã phường, trước tiên là bí thư chi bộ và trưởng thôn, bao gồm đào tạo, bồi dưỡng chức trách, mức phụ cấp hàng tháng đối với từng chức danh, chưa làm tốt việc tạo nguồn cũng như quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng bí thư chi bộ và trưởng thôn cũng như các chức danh khác để đảm bảo cả số lượng và chất lượng đội ngũ đáp ứng với yêu cầu đặt ra.

Đảng bộ chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ. Việc thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ chưa trở thành "đòn bẩy" để phát huy tài năng trí tuệ, sức lực của cán bộ đảng viên, chưa có những quy định gắn quyền lợi và nghĩa vụ của mọi cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp xã phường.

Đảng bộ chưa tuyên truyền đầy đủ và thường xuyên các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cho quần chúng nhân dân ở các cơ sở vùng sâu, vùng xa. Có lúc, có nơi vẫn thiếu sự chỉ đạo cụ thể kịp thời đối với công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã phường. Điều đó làm cho chủ trương chính sách lớn của Đảng nhiều lúc chỉ dừng lại trong cán bộ đảng viên, ảnh hưởng tới việc phát huy tinh thần dân chủ, tính chủ động sáng tạo của nhân dân ở cơ sở trong việc thực hiện chủ trương của Đảng cũng như việc đóng góp ý kiến để hoàn thiện các chính sách cho phù hợp trong việc phát huy sức mạnh của quần chúng đấu tranh chống lại hiện tượng tiêu cực góp phần củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên.

Hai , trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phường, Đảng bộ chưa thực sự gắn liền công tác đào tạo với công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ.

Trong 16 năm từ 1986 đến 2001, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, song đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn tràn lan, chắp vá, chưa gắn với quy hoạch và sử dụng. Vì vậy đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở chất lượng còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa bảo đảm tính kế thừa, đan xen và liên tục.

Trong nhiều năm, công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thanh Hoá còn thụ động, mang nặng tính hình thức, chắp vá, chỉ dừng lại trong số cán bộ hiện thời, chỉ tìm nguồn ngắn hạn để thay thế cán bộ nghỉ công tác khi hết nhiệm kỳ chứ chưa quan tâm đúng mức đến việc phát hiện, chọn nguồn từ xa mang tính chiến lược lâu dài. Do đó đội ngũ cán bộ cơ sở mỗi ngày càng “già”, tỷ lệ cán bộ trẻ và cán bộ nữ vẫn không tăng lên được, cơ cấu cán bộ bất hợp lý, chất lượng cán bộ không theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ. Còn xem nhẹ công tác quy hoạch và khoán trắng công tác quy hoạch cho

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã , phường trong những năm 1986 2001 (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)