Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phường của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá từ năm 1996 đến năm 2001.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã , phường trong những năm 1986 2001 (Trang 78 - 85)

của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá từ năm 1996 đến năm 2001.

Có thể nói rằng từ năm 1996 đến năm 1998 Đảng bộ Thanh Hoá đã có rất nhiều cố gắng trong công tác cán bộ, nhất là thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở xã, phường. Công tác cán bộ từ chỗ thường sa vào những công việc cụ thể mang tính đối phó, chắp vá thì nay đã đi vào nề nếp khoa học. Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng được một chiến lược cán bộ cho cả một thời kỳ dài đến năm 2010, và đang từng bước đổi mới đội ngũ cán bộ cũng như công tác cán bộ nhằm đáp ứng những yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Việc làm đó đã và đang làm cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở xã, phường ở Thanh Hoá có những thay đổi theo chiều hướng tích cực về cơ cấu và chất lượng.

Tính đến năm 1999 tuyệt đại đa số các thành viên Uỷ ban nhân dân xã, phường trong toàn tỉnh đã có trình độ văn hoá cấp II và cấp III, số người có trình độ văn hoá cấp I còn không đáng kể (0,025% so với 2,1% năm 1995); về trình độ chuyên môn đã có 1,77% có trình độ đại học và 21,61% trung cấp so với năm 1995 là 1,4% và 15,6%. Số người được đào tạo về quản lý Nhà nước và quản lý kinh tế tăng rõ rệt (31,71% so với 7,5% năm 1995) [phụ lục 4 và 5].

Năm 1999, bên cạnh những mặt thuận lợi, kinh tế - xã hội của tỉnh sẽ xuất hiện những khó khăn, thách thức mới, chưa thể lường hết được. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện tuy có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và chế độ chính sách cho cán bộ đi học nhưng với sự nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, sự cố gắng của trường Chính trị tỉnh đã thực hiện thường xuyên, phát triển nhiều hình thức, quy mô mở rộng, chất lượng đào tạo được nâng lên sát với mục tiêu đề ra. Đã có 5.355 học viên các loại đang được đào tạo tại địa phương, góp phần nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ, đảng viên đặc biệt là ở cơ sở.

Quá trình triển khai các chỉ thị, nghị quyết của TW và cấp trên, các đảng bộ, chi bộ cơ sở đã chú ý nâng cao chất lượng sinh hoạt, mở rộng dân chủ, tăng cường xây dựng phát triển kinh tế địa phương, chăm lo củng cố chính quyền, đoàn thể, quản lý và phân công nhiệm vụ đảng viên, coi trọng chỉ đạo rà soát đánh giá phân loại cơ sở, tăng cường kiểm tra, phát huy ưu điểm, chủ động tập trung tháo gỡ những vấn đề nổi cộm, vướng mắc ở địa phương, giữ cho tình hình ổn định và phát triển.

Thực hiện NQ TW3 (khoá VIII) các cấp uỷ đảng cơ sở đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng quy hoạch nguồn cán bộ kế cận các chức danh lãnh đạo chủ chốt. (Khối huyện, thị, thành phố có 22/27 đơn vị đạt 81,5%, khối ngành có 41/65 đơn vị bằng 65%).

Công tác phát triển đảng viên được quan tâm đúng mức, thực hiện tốt Chỉ thị 25 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển đảng viên trong tình hình mới. “Năm 1998 kết nạp được 4.100 đảng viên, tăng 5% so với năm 1997, hàng nghìn đoàn viên ưu tú được học tập lớp bồi dưỡng kết nạp đảng” [58].

Trong năm các cấp uỷ Đảng đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, đảng viên và tiến hành kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm.

Nhờ vậy, đã có tác dụng tăng cường củng cố kỷ luật Đảng, răn đe và ngăn chặn kịp thời những vi phạm của cán bộ, đảng viên. Việc tập trung triển khai nghiêm túc các Nghị quyết của Trung ương và các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ bước đầu đã tạo ra chuyển biến mới trên các lĩnh vực chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và chất lượng hoạt động của cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Sự thống nhất tư tưởng trong Đảng bộ, lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng được củng cố.

Tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng của Đảng được tăng cường. Hệ thống Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, thị, thành phố được củng cố và đi vào hoạt động có nề nếp. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của cấp uỷ các cấp hoạt động thường xuyên, có kết quả.

Năm 1999, các cấp uỷ Đảng tiếp tục lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII), Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2); rà soát, kiện toàn một bước hệ thống tổ chức theo hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò tham gia xây dựng chính quyền của các đoàn thể. “Các cấp uỷ đã quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đến nay có gần 6.000 cán bộ đang học tập trung, tại chức và các lớp bồi dưỡng ở các trường của Trung ương và Trường Chính trị tỉnh. Một số chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng và các cấp uỷ địa phương được cụ thể hoá kịp thời, thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng trong thực tế” [59].

Tuy nhiên, còn bộc lộ một số mặt tồn tại, yếu kém: một số chủ trương, Nghị quyết của Thường vụ Tỉnh uỷ đề ra chậm được cụ thể hoá, hiệu lực điều hành có lúc, có nơi chưa cao, chưa đồng bộ. Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, cải cách hành chính còn chậm, công chức thừa hành chưa có sự đổi mới, một số cửa quyền, gây phiền hà, nhũng nhiễu, cản trở công việc. Triển khai một số chương trình dự án chưa kịp thời, việc quản

lý trong xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, tài chính... còn lãng phí, thất thoát; một số lĩnh vực văn hoá- xã hội quản lý điều hành còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải được giải quyết.

Chính vì vậy mà Năm 2000 là năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm vụ còn lại hết sức nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Đại hội đề ra.

Tiếp tục triển khai thực hiện có kết quả Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao sức chiến đấu, chất lượng sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đảng. Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng tự phê bình và phê bình, tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII), kiện toàn bộ máy, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực.

Sau bước triển khai thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; ngoài việc tập trung giải quyết những công việc trọng tâm theo kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nghị quyết, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo tiến hành thực hiện kiểm điểm tập thể và cá nhân theo tinh thần NQ TW6 (lần 2). Đến cuối tháng 9/2000 toàn tỉnh đã cơ bản thực hiện xong bước tự phê bình và phê bình diện cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở, nhiều đơn vị đã thực hiện kiểm điểm tới đảng viên.

Nhìn chung, qua tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân đã thể hiện được tính dân chủ, cởi mở, thành khẩn, nghiêm túc và đoàn kết; thẳng thắn, chân thành xây dựng, nội bộ hiểu nhau hơn, là dịp để tập thể, cá nhân điều chỉnh và thực hiện tốt quy chế làm việc của cấp uỷ, Ban cán sự Đảng và Đảng đoàn; khắc phục các thiếu sót, khuyết điểm của tập thể và cá nhân. Các cấp uỷ

Đảng, Chính quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật trong tỉnh đã xử lý kỷ luật Đảng, xử lý hành chính và truy tố trước pháp luật đối với những cán bộ có sai phạm; thông báo công khai kết quả xử lý, được nhân dân đồng tình. Có 40 tổ chức Đảng bị xử lý kỷ luật, trong đó khiển trách 28, cảnh cáo 12 (1 ban cán sự Đảng, 14 ban thường vụ đảng uỷ cơ sở, 10 ban chấp hành đảng bộ cơ sở, 7 ban chấp hành chi bộ, 9 chi bộ). Số đảng viên, cấp uỷ viên bị xử lý 1404 đ/c, trong đó :

- Khiển trách 567 đồng chí - Cảnh cáo 565 đồng chí - Cách chức 117 đồng chí - Khai trừ 155 đồng chí

Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Trung tâm giáo dục Chính trị của tỉnh và các huyện, thị, thành uỷ mở 9 lớp trung cấp lý luận với 715 học viên; 71 lớp đối tượng Đảng, 6.730 học viên; 56 lớp lý luận phổ thông cho 5.606 học viên, 172 lớp cho 17.070 học viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn công tác xây dựng Đảng, công tác Tôn giáo, Tuyên giáo cơ sở... cử 13 cán bộ thuộc diện Thường vụ quản lý tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Về công tác cán bộ, trong năm đã “bổ nhiệm 44 đ/c trưởng, phó ngành cấp tỉnh, chỉ định 38 uỷ viên BCS Đảng, Đảng đoàn, trong đó có 7 Bí thư; ở cấp huyện trước Đại hội cũng đã bầu bổ sung 6 phó bí thư, 6 UV Ban Thường vụ. Tuyển dụng và tiếp nhận 49 cán bộ về công tác tại cơ quan Đảng, đoàn thể”.

Nhờ công tác xây dựng Đảng năm 2000 được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Thanh Hóa đã trong sạch hơn, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng từ Tỉnh uỷ đến cơ sở được nâng cao rõ rệt. Đội ngũ cán bộ các cấp có bước trưởng thành đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, vai trò và uy tín lãnh đạo của Đảng được tăng lên.

Năm 2001 là năm đầu tiên của thế kỷ XXI, năm mở đầu kế hoạch 5 năm 2001-2005 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra chủ trương phấn đấu đạt mục tiêu: 80% tổ chức cơ sở Đảng và 50% đảng bộ cấp trên cơ sở đạt trong sạch vững mạnh; kết nạp 5000 đảng viên mới, tiếp tục thực hiện có kết qủa Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao sức chiến đấu, chất lượng sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đảng, thực hiện công khai kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng, nhất là kết quả xử lý những cán bộ, đảng viên vi phạm khuyết điểm, để quần chúng nắm bắt kịp thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhìn chung sự nghiệp đổi mới ở Thanh Hóa trong những năm 1996- 2001 đã được triển khai một cách toàn diện và từng bước đi vào chiều sâu, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trở thành khâu then chốt trong toàn bộ sự nghiệp đổi mới. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã xác định trong công tác cán bộ việc đổi mới cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành trong đó cán bộ chủ chốt cấp xã phường là mắt xích quan trọng để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã phường của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã thu được nhiều kết quả to lớn, đội ngũ cán bộ trưởng thành, trình độ các mặt ngày càng được nâng lên. Tuy vậy thời kỳ này, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cũng còn một số hạn chế trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt xã phường nói riêng. Đó là trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo của CBCC cấp xã phường nói riêng ở nhiều nơi còn thấp, chưa chuyển kịp theo yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp CNH, HĐH. Do vậy, việc xây dựng một đội ngũ CBCC xã phường có đủ phẩm chất,

năng lực, trình độ vẫn là một nhiệm vụ được Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tiếp tục coi trọng và đẩy mạnh trong các thời kỳ tiếp theo.

Chương 3

NHẬN XÉT CHUNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã , phường trong những năm 1986 2001 (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)