Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phường của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá trong những năm đẩy mạnh công cuộc đổ

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã , phường trong những năm 1986 2001 (Trang 52 - 70)

của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá trong những năm đẩy mạnh công cuộc đổi mới (1991 - 1995).

Để thực hiện những chủ trương của Đảng, trong năm 1991 các cấp uỷ Đảng thuộc Đảng bộ Thanh Hoá đã sử dụng lực lượng, điều kiện hiện có đẩy mạnh giáo dục về tình hình nhiệm vụ trong nước và trên thế giới, kết hợp với giáo dục truyền thống, thông qua các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, và kỷ niệm truyền thống của đoàn thể, ngành, địa phương, đơn vị. Đáng chú ý là đợt sinh hoạt thực hiện Nghị quyết 24 của Tỉnh uỷ và các đợt học tập, quán triệt,

đóng góp vào văn kiện Đại hội VII của Đảng, Đại hội XIII của Đảng bộ Tỉnh, Đại hội Đảng bộ các cấp, đã có tác dụng tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, cổ vũ, động viên mạnh mẽ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, biến Nghị quyết thành hiện thực.

Về công tác tổ chức: Tỉnh uỷ đã lãnh đạo tập trung vào việc kiện toàn cấp uỷ, các cấp làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố các tổ chức Đảng thông qua việc tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp. Nhìn chung đại hội các Đảng bộ cơ sở đều đạt được kết quả tốt cả về phần nội dung và bầu cấp uỷ mới. Nhiều Đại hội cơ sở đã cụ thể hoá nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Đại hội Đảng bộ tỉnh và huyện, thị thành những chương trình hành động của mình được đảng bộ nhất trí thông qua bằng Nghị quyết và được quần chúng đồng tình, bước đầu đã và đang chuyển thành hiện thực sôi động ở mỗi địa phương, đơn vị. Công tác kiểm tra cũng được tiến hành thường xuyên, liên tục, đáng chú ý là tập trung làm tốt đợt kiểm tra đảng viên chấp hành điều lệ Đảng, thực hiện Nghị quyết 24 của Tỉnh uỷ và phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp. Do chuẩn bị tốt và chủ động công tác kiểm tra đảng đã giả quyết thoả đáng nhiều vụ việc, nhiều trường hợp. Có xem xét kĩ càng, có kết luận rõ ràng nên đã giúp cho việc mở Đại hội và tiến hành Đại hội các cấp thuận lợi.

Việc giải quyết khiếu nại, khiếu tố và thi hành kỷ luật được cấp uỷ và Uỷ ban kiểm tra các cấp quan tâm hơn. Trong năm 1991 đã giải quyết 115 vụ khiếu nại, khiếu tố; đã xử lý kỷ luật15.510 đảng viên bằng các hình thức.

- Khiển trách: 6593 - Cảnh cáo : 5255 - Cách chức : 477 - Khai trừ : 725 - Đưa ra bằng các hình thức khác 2460 Trong đó là:

- Tỉnh uỷ viên 02 - Huyện uỷ viên 52 - Cấp uỷ cơ sở 1144

- Đảng viên không giữ chức vụ 12.308

Nội dung sai phạm của cán bộ, đảng viên chủ yếu là: - Vi phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng 7873 - Vi phạm chính sách pháp luật 7562 [52]

Nhờ công tác xây dựng Đảng năm 1991 được tiến hành thường xuyên liên tục, đồng bộ và đạt kết quả khá đã đưa Đảng bộ Thanh Hoá đi dần vào ổn định và có hướng phát triển. Vì vậy đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch hơn, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng từ Tỉnh uỷ đến cơ sở được nâng cao, đội ngũ cán bộ các cấp có bước trưởng thành mới, vai trò lãnh đạo và uy tín của Đảng được tăng lên.

Song việc chỉnh đốn Đảng theo yêu cầu nhiệm vụ mới còn chưa làm được nhiều. Công tác tư tưởng chưa làm thấu suốt đến cán bộ, đảng viên và quần chúng ở từng cơ sở. Mới dừng lại ở truyền đạt, quán triệt về tình hình, về quan điểm trong công tác chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước ở đối tượng cán bộ chủ chốt. Còn lúng túng trong xác định quy mô tổ chức, chức năng nhiệm vụ, nội dung lãnh đạo của các loại tổ chức Đảng ở cơ sở, nhất là khối cơ quan, xí nghiệp, trường học... Công tác kiểm tra Đảng chưa chủ động làm tốt việc ngăn ngừa vi phạm kỷ luật. Việc sử lý kỷ luật cũng còn có trường hợp để kéo dài gây nghi ngờ trong nội bộ và quần chúng (nhất là những vi phạm về các vấn đề kinh tế...). Năng lực lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nhất là cơ sở trước yêu cầu đổi mới còn nhiều lúng túng, chưa có biện pháp bồi dưỡng một cách thiết thực để đáp ứng nhiệm vụ được giao và yêu cầu của công cuộc đổi mới

Năm 1992 là năm đầu bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIII của Tỉnh Đảng bộ.

Trong phạm vi cả nước, quán triệt quan điểm mà Đại hội VII đã đề ra là: "Coi nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt", và để chống nguy cơ sai lầm về đường lối, vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, sai lầm về lựa chọn và bố trí cán bộ, tệ quan liêu xa rời quần chúng, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra Nghị quyết số 03/NQ- HNTW ngày 26 - 6 - 1992 ".Về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, trong bài nói của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị Trung ương thứ ba, có đoạn: "Trong xây dựng Đảng vấn đề cán bộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là khâu then chốt. Phải đào tạo đồng bộ đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp, các lĩnh vực có đầy đủ phẩm chất và năng lực ngang tầm với nhiệm vụ to lớn và phức tạp hiện nay. Đặc biệt là cần làm tốt việc phát hiện, lựa chọn và rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trước hết là cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước ở trung ương và các cấp, chẳng những cho trước mắt, cho Đại hội VIII, mà cho cả thập niên tới"[3.14].

Nguyên Tổng bí thư nhắc nhở phải chăm lo cho cơ sở, khắc phục tình trạng thụ động, trì trệ của nhiều cơ sở Đảng hiện nay. Đồng chí phân tích: " sở là cấp triển khai thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy tổ chức cơ sở Đảng, mọi cán bộ đảng viên phải nắm chắc và thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên một cách tích cực, năng động và sáng tạo, với những hình thức, biện pháp, bước đi, cách làm phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng cơ sở. Đồng thời từ những hoạt động thực tiễn phong phú ở cơ sở mà tích luỹ kinh nghiệm, góp phần bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng [3].

Để cụ thể hoá Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khoá VII), Ban Bí thư đã có các Quyết định 50/QĐ-TW quy định chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ ở nông thôn và Quyết định 52/QĐ-TW ngày 19-11-1992 quy định chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ ở phường.

Các quyết định trên đã nêu rõ cán bộ chủ chốt ở cấp xã, phường có nhiệm vụ thực hiện đúng chức năng quản lý hành chính Nhà nước, lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghiã, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm cho người lao động, chủ động phối hợp với cấp trên trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, giáo dục, y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình, xây dựng gia đình văn hoá mới, thực hiện tốt các chính sách xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Sự phát triển mọi mặt ở cơ sở xã, phường đều gắn rất chặt với nhiệm vụ của cán bộ ở đó.

Cán bộ cơ sở có vị trí đặc biệt quan trọng, là người đem chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân. Đồng thời đem tình hình của nhân dân địa phương báo cáo với Đảng và Nhà nước để Đảng và Nhà nước có cơ sở đề ra đường lối, chính sách phù hợp với thực tế, hợp lòng dân, tạo sự ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.

Phong trào cách mạng sản sinh ra cán bộ nhưng chính cán bộ lại tác động trở lại phong trào. Cán bộ cơ sở là người tổ chức, động viên, duy trì, vận động quần chúng nhân dân, là cầu nối quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà nước, biến sự nghiệp cách mạng vĩ đại thành sự nghiệp của toàn dân.

Ở Thanh Hoá, do quán triệt và nhận thức được đầy đủ những quan điểm chỉ đạo trên, cho nên đi đôi với việc giáo dục thường xuyên về tình hình nhiệm vụ, về truyền thống cách mạng, các cấp uỷ Đảng đã chỉ đạo tốt đợt học

tập trung về Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bộ tỉnh, nghị quyết Trung ương 03. ban tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trường Đảng tỉnh, Trung tâm giáo dục chính trị tỉnh... đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới về hình thức, nội dung tuyên truyền giáo dục cho đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt từ cơ sở đến tỉnh. Nhờ vậy tình hình chính trị tư tưởng ở Thanh Hoá trong năm 1992 vẫn tiếp tục ổn định, lòng tin của đảng viên vào chủ nghĩa xã hội, vào công cuộc đổi mới được cũng cố vững chắc hơn; uy tín của Đảng và nhà nước đối với nhân dân tăng hơn trước.

Các mặt công tác tổ chức được đẩy mạnh toàn diện, coi trọng việc xây dựng tổ chức Đảng ở tất cả các địa bàn, lĩnh vực trong tỉnh. Sau Đại hội Đảng vòng 1 và vòng 2 Đảng bộ đã quan tâm bồi dưỡng cấp uỷ mới, cán bộ mới được đề bạt, điều chỉnh. Từ tháng 9-1991 cho đến cuối năm 1992 đã có 2446 cán bộ chủ chốt các cấp được đi học ở các trường đào tạo cán bộ ở trung ương và địa phương. Các cấp uỷ Đảng đã tập trung sức nhiều hơn để xây dựng tổ chức cơ sở đảng và công tác cán bộ, đảng viên. Đã khảo sát 68 đơn vị cơ sở các loại; chỉ đạo 7 điểm quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 03, tổ chức hội thảo: vai trò, nhiệm vụ, chức năng của 5 loại hình cơ sở Đảng. Tỉnh uỷ đã xây dựng xong đề án " Đổi mới và chỉnh đốn Đảng" trong toàn Đảng bộ. Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tổ chức quán triệt xây dựng các chương trình thực hiện đề án này vào năm 1993.

Đội ngũ cán bộ, Đảng viên nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp các ngành trong hệ thống chính trị nói riêng của tỉnh đã thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, từng bước thích nghi với cơ chế mới, khẳng định về sự trưởng thành về năng lực, phẩm chất cách mạng trên một tầm cao mới, chiều sâu mới, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá đã đạt được.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ chủ chốt xã phường, từ tháng 10- 1993, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã có Quyết định 1277 ban hành quy định nhiệm vụ quyền hạn của trưởng thôn, bản, khối phố thuộc các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Cũng trong quy định này Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quy định mức phụ cấp hoạt động phí cho trưởng thôn là 30.000đ/tháng/người hoặc 60.000đ/tháng/người đối với các xã được công nhận là vùng cao. Kinh phí phụ cấp cho trưởng thôn do ngân sách xã đảm nhận; đối với những xã khó khăn không tự cân đối được ngân sách thì ngân sách Nhà nước cấp trên trợ cấp và được ghi vào kế hoạch lưu hàng năm của ngân sách xã [6].

Sau một thời gian thực hiện, thực tế cho thấy mức hoạt động phí như vậy là quá thấp, không bù đắp được những hao phí mà người cán bộ phải bỏ ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ, không khuyến khích được nhiệt tình công tác. Trước đòi hỏi bức xúc của thực tiễn nhiều đảng uỷ, uỷ ban nhân dân và hội đồng nhân dân xã đã có chủ trương, nghị quyết chi trả hoạt động phí cho đội ngũ cán bộ chủ chốt thôn, bản, khối phố với những mức khác nhau. Những chủ trương và nghị quyết đó tuy chưa đủ tính pháp lý nhưng đã được nhân dân ở nhiều địa phương đồng tình và thực hiện như:

- Xã Quảng Long huyện Quảng Xương mức chi trả cho trưởng thôn là 140.000đ/tháng; cho bí thư chi bộ không kiêm trưởng thôn là112.000đ/tháng (bằng 80% của trưởng thôn).

- Xã Ngọc Lĩnh huyện Tĩnh Gia chi cho trưởng thôn 100.000đ/tháng, chi bí thư chi bộ 40.000đ/tháng. Các chi uỷ viên phụ trách các lĩnh vực công tác khác được xã cho mượn 350m2

đất canh tác không thu thuế, khi không giữ chức vụ đó thì trả lại cho tập thể.

- Xã Hoàng Giang huyện Nông Cống chi cho trưởng thôn là 150.000đ/tháng, cho bí thư chi bộ 150.000đ/tháng.

- Xã Thiệu Hưng huyện Thiệu Hoá chi cho bí thư chi bộ 130.00đ/tháng, trưởng thôn 170.000đ/tháng.

- Huyện Nga Sơn: Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân huyện đã có chủ trương thống nhất trên toàn huyện mức chi trả cho bí thư chi bộ và trưởng thôn:

+ Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn:144.000đ/tháng. + Bí thư chi bộ không kiêm trưởng thôn:120.000đ/tháng.

- Thành phố Thanh Hoá: có 17 xã, 2 phường quy định mức phụ cấp cho bí thư khối phố là 30.000đ/tháng, bí thư chi bộ thôn là 60.000đ/tháng.

Nguồn chi trả do: ngân sách xã cấp, do trích từ quỹ đóng góp của nhân dân; do ngân sách nhà nước cấp (30.000đ/tháng/người).

Từ thực tiễn đó, Ban tổ chức tỉnh uỷ đã kiến nghị với Tỉnh uỷ và uỷ ban nhân dân tỉnh nâng mức hoạt động phí cho đội ngũ cán bộ chủ chốt thôn, bản, khối phố. Do vậy, cuối năm 1993 mức hoạt động chi phí này được thực hiện ở Thanh Hoá như sau: Bí thư chi bộ và trưởng thôn thuộc 14 huyện miền núi 104.000đ/tháng; ở các huyện miền xuôi là 80.000đ/tháng.

Nguồn chi trả được cân đối vào kế hoạch ngân sách xã hàng năm và thực hiện chi trả hàng tháng. Việc vận dụng mức chi trả hoạt động phí như trên đã có tác dụng động viên khuyến khích kịp thời, gắn trách nhiệm với quyền lợi cho cán bộ thêm yên tâm công tác, gắn bó với nhiệm vụ được giao, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, qua thời gian thử thách trong cơ chế mới, đội ngũ cán bộ cũng như công tác cán bộ ở Thanh Hoá đã bộc lộ những khiếm khuyết, chưa đáp ứng được yêu cầu cách mạng. Trong bản “Báo cáo một số vấn đề về công tác cán bộ ở Thanh Hoá” đề ngày 3-10-1993 của ban tổ chức tỉnh uỷ Thanh Hoá nêu rõ:

Một số cán bộ không đủ sức đảm đương nhiệm vụ, nhất là xử lý những vấn đề nảy sinh, những hiện tượng tiêu cực của mặt trái trong cơ chế thị

trường. Do đó có những cán bộ quản lý từng nổi tiếng một thời trong cơ chế cũ, nhưng khi chuyển sang cơ chế mới thì không thích nghi, lúng túng, sản xuất kinh doanh thua lỗ, có đơn vị phải giải thể.

Có một số cán bộ giỏi nhưng chưa nhiều; số cán bộ tiếp cận với cơ chế mới còn đang có nhiều khó khăn , lúng túng, chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới về cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, nhất là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều thành phần và cơ chế thị trường. Việc hiểu biết và nắm pháp luật còn yếu, còn hẫng hụt về kiến thức và năng lực trí tuệ ở cán bộ.

Trước sự chuyển đổi về cơ cấu quản lý, có một số cán bộ đã lợi dụng sơ

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã , phường trong những năm 1986 2001 (Trang 52 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)