Van chống chuyển động lùi

Một phần của tài liệu mô phỏng hệ thống thủy lực của xe xúc, đào komatsu pc1206 bằng phần mềm automation studio v5.2 (Trang 50)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.3.6.Van chống chuyển động lùi

Hình 3.18 Sơđồ kết cấu van chống chuyển động lùi

Van chống chuyển động lùi dừng động cơ một cách chính xác, khi ta cần nó dừng mà không bị quay quá đà hoặc chưa quay đúng độ. Do đó có thể dừng quá trình đổ và giảm số lần chu kì. Ở van an toàn hút momen quay của động cơ có xu hướng làm cho động cơ quay tiếp tục. Khi máy dừng quay thì sự dao động áp suất tịnh tiến phải được ngừng càng nhanh càng tốt để chống hiện tượng giật. Đây là chức năng của van chống lùi.

Khi động cơ dừng thì áp suất dầu của cửa MB tăng và dịch chuyển con trượt của van chống lại lực lò xo. Các con trượt của van sẽ nối MA với MB các luồng áp này tác dụng triệt tiêu nhau và ngăn cản chuyển động quay.

Cả 2 con trượt bây giờ mở dầu về thùng qua các lỗ nhỏ trên thân của chúng, nhưng do các lỗ nay nhỏ nên hạn chếđược quá trình dẫn dầu hồi về thùng một cách quá nhanh, do đó đảm bảo được hãm động cơ một cách nhẹ nhàng và có kiểm soát.

CHƯƠNG IV

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐÀO 4.1. Bảo dưỡng máy đào

Đối với máy đào cũng như các máy xây dựng khác, việc thực hiện các công tác kiểm tra bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp bảo quản máy tốt và không làm ảnh hưởng

đến quá trình vận hành của máy. Với những chu kỳ làm việc khác nhau sẽ có các yêu cầu khác nhau.

Bảo dưỡng máy đào là một công việc bắt buộc phải thực hiện trong một khoảng thời gian sử dụng nhằm mục đích:

- Kiểm tra phát hiện những hư hỏng đột xuất.

- Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu đảm bảo cho hệ thống làm việc lâu dài. - Giữ gìn hình thức bên ngoài.

Bảo dưỡng chia ra 2 loại: bảo dưỡng theo ca và bảo dưỡng định kỳ.

4.1.1. Bảo dưỡng theo ca

Là loại bảo dưỡng sau mỗi ca làm việc bao gồm: - Kiểm tra bôi trơn liên kết gầu, tay gầu và cần - Kiểm tra mực nước của hệ thống làm mát - Kiểm tra mức dầu động cơ

- Kiểm tra bộ tách nước trong hệ thống nhiên liệu - Xả cặn và nước trong thùng nhiên liệu

- Kiểm tra mức dầu trong hệ thống thuỷ lực

- Kiểm tra các động hồđo, đèn báo, dây an toàn, còi - Kiểm tra khung gầm và bộđiều chỉnh xích

- Sau ca làm việc phải xả áp lực trong hệ thống thủy lực, đặt cần điều khiển ở vị

trí trung gian.

4.1.2. Bảo dưỡng định kỳ

Là loại bảo dưỡng theo lịch trình đã được quy định trước do nhà sản xuất đưa ra: 4.1.2.1. Bảo dưỡng sau 50 giờ làm việc

- Bôi trơn các khớp nối của bộ công tác

- Kiểm tra hệ thống các cụm máy đào khi cần thiết phải siết chặt các mối ghép - Kiểm tra, điều chỉnh và thay thế các loại nan, bầu lọc trong hệ thống.

- Kiểm tra và điều chỉnh căng dãy xích

4.1.2.2. Bảo dưỡng sau 100 giờ làm việc

- Thay thế dầu động cơ và bộ lọc dầu - Thay thế bộ lọc của hệ thống nhiên liệu - Vận hành thử bơm mồi hệ thống nhiên liệu

4.1.2.3. Bảo dưỡng sau 250 giờ làm việc

- Kiểm tra khe hở van động cơ

- Thay thế dầu truyền động cuối - Thay thế bộ lọc dầu hệ thống thuỷ lực - Thay thế bộ lọc dầu hồi hệ thống thuỷ lực - Thay thế dầu và bộ lọc dầu động cơ - Thay thế dầu cơ cấu quay - Kiểm tra ống nối hệ thống làm mát - Điều chỉnh đai truyền động 4.1.2.4. Bảo dưỡng sau 500 giờ làm việc - Làm sạch lỗ thông hơi các te - Thay thế bộ lọc dầu hệ thống nhiên liệu - Vận hành thử bơm mồi hệ thống nhiên liệu - Làm sạch bộ lọc sơ bộ bơm mồi hệ thống nhiên liệu - Làm sạch nắp thùng nhiên liệu và lưới lọc - Thay thế bộ lọc dầu hệ thống thuỷ lực 4.1.2.5. Bảo dưỡng sau 1000 giờ làm việc - Làm sạch ắc quy - Xiết chặt giá đỡắc qui - Kiểm tra khe hở van động cơ

- Thay thế bộ lọc dầu hồi hệ thống thuỷ lực - Thay thế dầu cơ cấu lái - Bôi trơn ổ trục bơm nước 4.1.2.6. Bảo dưỡng sau 2000 giờ làm việc - Thay thế dầu truyền động cuối - Thay thế dầu hệ thống thuỷ lực - Thay thế bộ thu sấy khí làm lạnh - Thay thế bánh răng bàn quay

Ngoài ra, tùy vào điều kiện thời tiết ở vùng miền khác nhau mà người ta còn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thực hiện việc bảo dưỡng theo mùa: Được thực hiện ở các nước có khí hậu lạnh và theo mùa trong năm.

- Thay dầu công tác trong hệ thống thủy lực.

- Thay dầu nhờn trong các hợp giảm tốc của bộ phận quay bộ phận di chuyển. - Kiểm tra sự làm việc của bộ ra nhiệt, hệ thống sưởi buồng lái hoặc sự làm việc của quạt gió.

4.2. Sửa chữa máy đào 4.2.1. Sửa chữa nhỏ

Điều chỉnh hàng ngày: thực hiện trong quá trình làm việc đểđề phòng sự mài mòn tự nhiên của các chi tiết.

Sửa chữa thường kỳ:

- Được tiến hành tại nơi máy đào làm việc do người thợ lái và thợ phụ thực hiện. - Với những hư hỏng đặc biệt, thợ lái không sửa chữa được thì những chi tiết hay cụm chi tiết sẽ do thợ chuyên biệt sửa chữa. Loại sửa chữa này được tiến hành bằng cách thay thế hoặc phục hồi các chi tiết (trừ những chi tiết chính) bằng cách tháo hoặc không tháo cả cụm ra khỏi máy.

- Sự điều chỉnh theo mùa: tiến hành đề phòng khả năng rối loạn trong máy với sự thay đổi thời tiết trong năm, đặc biệt là những nơi có khí hậu lạnh hoặc nắng nóng liên tục.

4.2.2. Sửa chữa lớn máy đào

Tất cả các bộ phận máy đào: xem xét hệ thống đòn bẩy truyền động của tất cả máy đào, thay thế các trục chốt bị mòn và lò xo đã đến lúc hư hỏng.

Kiểm tra các cặp bánh răng côn, bánh răng thẳng, các đĩa xích và khi cần thiết phải thay thế.

Thay thế các bu long, đai ốc, vòng đệm và những chi tiết ghép nối khác đã bị

hư hỏng.

Hộp giảm tốc: kiểm tra các ổ bi và thay thế các ổ bi đã bị mòn, kiểm tra và cần thiết thì thay thế xích của hộp giảm tốc.

Kiểm tra các kết cấu thép: xem xét cẩn thận các bộ phận như xích, cầu quay, khung xích,... Sau khi phát hiện các hư hỏng (biến dạng, nứt, mối hàn không đảm bảo,…) phải sửa chữa kịp thời.

4.3. Những hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa 4.3.1. Động cơ

4.3.1.1. Nhiệt độ nước làm mát cao

Xem đồng hồ báo nhiệt trên taplo, hoặc nước làm mát sôi bốc hơi.

Kiểm tra và khắc phục:

- Nước làm mát có thiếu hoặc bị rò rỉởđâu không, có nghẹt ởđâu không, phải xử lý hoàn chỉnh trước khi châm thêm nước. Khi châm nước nên châm nước sạch, không phèn và có thể thêm dầu chống rỉ sét hóa với nước.

- Kiểm tra vệ sinh sạch bụi bẩn trên phần quạt làm mát.

- Kiểm tra hệ thống bôi trơn, áp lực bơm nhớt, kiểm tra qua đồng hồ trên taplo.

4.3.1.2 Động cơ hoạt động yếu

Biu hin: Khi vào tải, máy hơi bịđưng lại, ra khói đen và có thể tắt máy.

Kim tra và cách khc phc:

- Kiểm tra bộ lọc gió có bị nghẹt hay không, nếu có vệ sinh sạch sẽ. Khi bụi bám quá nhiều không thể vệ sinh thì nên thay mới.

- Kiểm tra độ sạch của nhiên liệu, nếu nhiên liệu không đạt chất lượng (độ cặn quá cao) thì phải xử lý sạch sẽ trước khi bổ sung nhiên liệu. Nếu có quá nhiều cặn trong thùng nhiên liệu thì phải tiến hành xúc rửa thùng nhiên liệu cho sạch.

- Kiểm tra hệ thống lưu thông nhiên liệu, cặn bẩn bám trong các co, ống dẫn nhiên liệu, thay bộ lọc nhiên liệu nếu chúng bị hư hỏng nặng.

- Kiểm tra các lọc dầu thủy lực, vệ sinh thật sạch hoặc thay mới. - Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ dầu bôi trơn.

- Với động cơ có gắn turbo, kiểm tra xem có hoạt động bình thường không, nếu không phải phục hồi, hoặc thay mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2. Hệ thống thủy lực

Ở hệ thống thủy lực có cấu tạo phức tạp hơn với những chi tiết cực kỳ chính xác nên khi có hiện tượng hư hỏng trong hệ thống, ta nên cho dừng máy và cho thợ

chuyên môn kiểm tra và sửa chữa.

- Khi nhiệt độ dầu thủy lực tăng quá cao, thao tác nặng:

- Kiểm tra các lọc dầu thủy lực, nhất là đường lọc về, vệ sinh sạch hoặc thay mới. - Kiểm tra và vệ sinh két nước giải nhiệt dầu thủy lực, nếu cần thiết ta nên cho mở

két giải nhiệt, vệ sinh bên trong và các đường ống dẫn. - Kiểm tra dầu thủy lực có đạt chất lượng không.

4.3.3. Các chi tiết truyền đông trực tiếp

Đối với hệ thống truyền động cơ như: motor di chuyển, motor quay toa có kết cấu chắc chắn, nhưng nếu như ta sử dụng không đúng quy cách thì chỉ cần một sai sót nhỏ có thể dẫn đến hư hỏng toàn bộ cụm.

Các s c và cách khc phc:

- Thường xuyên kiểm tra nhớt ở motor quay toa và motor di chuyển, kiểm tra các phốt nhớt. Nếu thiếu cần thiết phải tiến hành tháo, kiểm tra hoặc thay thế các phốt nhớt (vì những chi tiết này khó nhận biết bằng cách nhìn bề ngoài).

- Khi vận hành nếu nghe thấy những tiếng động phát ra từ bộ truyền động, ta cần ngưng máy và tiến hành tháo, kiểm tra ở những nơi nghi ngờ bị hư hỏng, thông thường trường hợp này là do hư phốt hoặc bể bạc đạn.

- Cơ cấu quay còn trôi không đứng yên khi dừng quay, ta nên kiểm tra phanh, nếu bố bị mòn quá ta phải tiến hành thay bố mới.

4.3.4. Hệ thống chân chạy (bánh xích)

Bao gồm xích, bánh phôn dẫn hướng, bánh răng dẫn động, gale đỡ, gale đè.

Các s c và cách khc phc:

- Tiến hành bơm mởđể tăng xích lên, nếu bơm mở không được, ta tiến hành tháo ty bơm mởởđầu bánh phôn vệ sinh và thay phốt phôn, cho bơm mở căng xích. - Khi xích quá dãn, ta tiến hành cắt bớt mắc xích và cho bơm căng xích.

- Bánh răng dẫn động và mắc xích không đồng bộ (sai bước xích), ta phải cho tháo bánh răng hàn đắp lại, hoặc thay bánh răng khác và thay luôn bạc ắc xích.

- Bánh phôn dẫn hướng lỏng bạc, ta phải tháo và tiến hành gia công bạc mới hoặc thay mới.

- Do các gale làm lỏng xích, ta phải tháo gale phục hồi hoặc thay mới.

- Hai chân bò nhanh chậm thất thường – Kiểm tra đối trọng, đổi chéo bơm, chỉnh bơm tăng lưu lượng, phốt mòn chân mạnh yếu.

4.3.5. Hệ thống điện

Đối với hệ thống điện thường hay có những hư hỏng nhỏ nhưng ta phải chú ý và khắc phục nhanh chóng để có thể sử dụng lâu dài.

Thông thường đối với tất cả các hư hỏng vềđiện ta tiến hành kiểm tra đầu tiên là hộp cầu chì, nên nắm rõ các vị trí của cầu chì.

H thng khi động: Để kiểm tra hệ thống khởi động khi hệ thống này không hoạt động, ta tiến hành các bước sau:

- Kiểm tra cầu chì khởi động trên hộp cầu chì. - Kiểm tra cầu chì khởi động trên công tắc cúp mát.

- Kiểm tra bình có điện không, nếu không kiểm tra hệ thống sạc bình (nếu bình không giữđiện ta phải thay bình mới).

- Kiểm tra công tắc khởi động, hệ thống dây dẫn nếu có vấn đề ta khắc phục bằng cách nối tắt, thay đoạn dây mới hoặc thay công tắc khởi động mới.

- Kiểm tra motor khởi động nếu có hư hỏng ta cho thợđiện khắc phục sửa chữa.

H thng sc bình:

- Trước khi tiến hành kiểm tra phải xem bình điện còn giữđiện không. - Kiểm tra cầu chì sạc trên công tắc ngắt mát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra hệ thống dây dẫn, chú ý các tiếp điểm nối dây nếu cần dùng giấy nhám rà lại các tiếp điểm này.

- Kiểm tra motor phát điện, nếu có hư hỏng ta nên cho thợđiện sửa chữa.

Các chú ý đối vi h thng đin:

- Khi rửa xe tránh phun nước trực tiếp vào các hệ thông điện như: Hộp điện điều khiển, motor phát điện, motor khởi động,…

- Khi kết thúc vận hành phải đóng kín các cửa để tránh côn trùng cắn phá thiết bị điện.

- Đối với những xe có sử dụng hộp điện điều khiển, khi sử dụng ở môi trường ẩm thấp, ta phải thường xuyên chú ý bảo quản tốt hộp điện.

Bộ môn Kỹ thuật cơ khí

Cần Thơ, ngày 17 tháng 05 năm 2013

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Năm 2012 – 2013

1. Tên đề tài: Mô phỏng hệ thống thủy lực trên máy xúc, đào KOMATSU PC120-6 bằng phần mềm Automation Studio V5.2

2. Sinh viên thực hiện: Lê Nguyễn Thanh Hoàng. Mssv: 1090423-Khóa: 35 3. Cán bộ hướng dẫn: Võ Thành Bắc

4. Địa điểm thực hiện: Khoa Công nghệ

5. Thời gian thực hiện: Học kỳ II năm 2012 – 2013

6. Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu kỹ và nắm tất cả các nguyên lý làm việc, cách sử

dụng và phương pháp vận hành cũng như quy trình bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xúc, đào nhằm nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ quá trình công tác sau khi tốt nghiệp.

7. Mục tiêu cụ thể: Nắm vững nguyên lý làm việc trong hệ thống mạch thủy lực của

máy đào KOMATSU PC120-6 cũng như các quy trình bảo dưỡng và sửa chữa. Sử dụng phần mềm Automation Studio V5.2 mô phỏng lại hoạt động của tất cả các mạch thủy lực điểu khiển máy đào KOMATSU PC120-6.

8. Giới hạn đề tài: Chỉ mô phỏng không thiết kế lại.

9. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài: 600000 VND, hỗ trợ cho việc đi lại khảo sát thực tế.

[2] Lê Quốc Thuần (2006), ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy đào KOMATSU PC-450, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

[3] Không tác giả. Không ngày tháng. KOMATSU PC120-6, PC120LC-6 With Tier 2 SAA4D102-2 Engine [Trực tuyến]. Đọc từ:

http://www.equipmentcentral.com/north_america/data/new_equipment/PC1 20-6%20AESS659-02.pdf. Đọc ngày 04.03.2013

[4] ATS EQUIMENT INC. Không ngày tháng. KOMATSU PC120-6 AVANCE SERIES HUDRAULIC EXCAVATORS [Trực tuyến]. Đọc từ:

http://www.atsequipment.com/ats_pdfs/ATS_Komatsu_PC120-6.pdf. Đọc ngày 04.03.2013

[5] CÔNG TY AN TOÀN KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ (2012), “Quy trình bảo dưỡng sửa chữa máy đào”, đọc từ: http://kiemdinhvn.com/quy-trinh-bao- duong-sua-chua-may-may-dao/#.UV0o96LwnZ-. Đọc ngày: 05.03.2013

Một phần của tài liệu mô phỏng hệ thống thủy lực của xe xúc, đào komatsu pc1206 bằng phần mềm automation studio v5.2 (Trang 50)