Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu hồ chí minh với sự nghiệp giáo dục khắng chiến kiến quốc 1945 1954 (Trang 69 - 77)

* Với ngành giáo dục Chuyên nghiệp

3.3.1. Bài học kinh nghiệm

Sự thành công trong quá trình xây dựng nền giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945-1954 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu.

* Để “xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại” và để “theo kịp các

nước khác trên hoàn cầu”, phải xây dựng và phát triển “một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”

Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam là nền giáo dục của dân tộc Việt Nam độc lập, tự do được khai sinh từ khi Cách mạng Tháng Tám thành

là nền giáo dục chỉ đào tạo tay sai, tuỳ phái và gieo rắc chủ nghĩa nô lệ, vong bản.

Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam được xây dựng theo đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy đặc điểm và hoàn cảnh của dân tộc làm điểm xuất phát, lấy việc phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân là mục đích, lấy cách kết hợp học với hành, lý luận với thực tiễn làm phương châm.

Nền giáo dục ấy đã góp phần thực hiện nhiệm vụ lịch sử trên các chặng đường phát triển của dân tộc, và ngày nay, xây dựng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam là xây dựng một nền giáo dục có khả năng đào tạo con người Việt Nam đảm đương được yêu cầu đổi mới xây dựng đất nước.

* Muốn có nền giáo dục phát triển, đáp ứng được yêu cầu của đất

nước, phải coi trọng công việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, cải tiến phương pháp giảng dạy và dào tạo cán bộ giáo dục.

Xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, cải tiến phương pháp giảng dạy và đào tạo cán bộ giáo dục tạo thành một hệ điều kiện, một quy trình khép kín nằm trong các quy luật giáo dục. Dạy cái gì (chương trình), và cách dạy như thế nào (phương pháp) là câu hỏi cơ bản của giáo dục. Còn sách giáo khoa là sự cụ thể hoá, sự chuẩn mực, sự định hình của chương trình, và đội ngũ nhà giáo là lực lượng chủ đạo của việc thực hiện phương pháp giảng dạy tương ứng.

Những công việc này, đối với nền giáo dục của nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 là những công việc bắt buộc, cấp thiết, vì nền giáo dục của nước ta giai đoạn đó là nền giáo dục mới, nền giáo dục dân tộc dân chủ của nước Việt Nam độc lập, khác hẳn nền giáo dục trước Cách mạng là nền giáo dục nô lệ dưới ách cai trị của Pháp-Nhật.

Khi nhân dân ta tiến hành cuộc chiến tranh chống đế quốc Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu giáo dục phải sửa đổi triệt để chương trình, phải có sách, phải sửa đổi cách dạy và phải đào tạo cán bộ mới, giúp đỡ cán bộ cũ đều nhằm vào mục tiêu “kháng chiến kiến quốc”.

Nền giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945-1954 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà dân tộc giao phó với chương trình, sách giáo khoa, cách dạy và đội ngũ nhà giáo của nó.

Ngày nay, nền giáo dục của nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa vẫn phải sửa đổi chương trình, soạn sách giáo khoa, sửa đổi cách dạy và đào tạo đội ngũ cán bộ giáo dục sao cho giáo dục liên kết chặt chẽ với cuộc sống của nhân dân trọng sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước.

* Nền giáo dục nước nhà muốn có hiệu quả thiết thực phải triệt để

thực hiện phương châm học kết hợp với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục liên kết với đời sống của nhân dân.

Mọi nền giáo dục tiến bộ trên thế giới đều phải áp dụng phương pháp học kết hợp với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhưng vẫn khác nhau ở chỗ “hành” như thế nào, cho “thực tiễn” nào, nhằm mục đích gì.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn nền giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945-1954 phải theo phương châm giáo dục kết hợp “Học với Hành”, “Kháng chiến bằng văn hoá, Văn hoá của kháng chiến”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu phương châm lớn cho giáo dục một cách sáng tạo và gợi mở sự vận dụng để phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, hoàn cảnh thời đại.

Với phương châm đó, nền giáo dục kháng chiến kiến quốc đã đào tạo được một thế hệ những con người mang phẩm chất kiên trung, hăng say và có năng lực thích ứng với công cuộc kháng chiến và kiến quốc đầy gian khổ hy sinh và thắng lợi vẻ vang.

Hiện nay, trong sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, nghĩa là Đảng yêu cầu nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của nước ta phải kết hợp học với hành một cách vững vàng nhất để phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc một cách hiệu quả nhất.

3.3.2. Kiến nghị

* Ngành Giáo dục nên có kế hoạch xây dựng chương trình giáo dục pháp luật cho nhân dân, vì Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xã hội công dân công bằng, dân chủ, văn minh đều đòi hỏi tính tối cao của pháp luật.

Nội dung giáo dục pháp luật phải được coi là một nội dung quan trọng, liên tục trong các hệ thống giáo dục. Có như vậy, các thế hệ người Việt Nam mới quen dần với lối sống theo pháp luật.

* Ngành Giáo dục nên có kế hoạch thật hợp lý về chỉ tiêu đào tạo để đáp ứng yêu cầu đổi mới xây dựng đất nước. Vì hiện nay có tình trạng mất cân đối: thiếu thợ lành nghề, thiếu lao động có chuyên môn rất cao theo kịp sự phát triển kinh tế của đất nước, nhưng lại thừa khá nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, họ hầu như không kiếm được việc làm.

* Ngành Giáo dục nên chú ý sự hài hoà trong việc phát triển số lượng và chất lượng, giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của ông thầy, giáo dục động cơ học tập đúng đắn cho học sinh, phát triển cân đối giáo dục giữa các vùng miền, quan tâm đến điều kiện và quyền lợi học tập của học sinh ở những nơi kinh tế kém phát triển, đời sống khó khăn…

KẾT LUẬN

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước Việt Nam được độc lập, tự do, có Chính phủ hợp hiến để lãnh đạo nhân dân cả nước xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà.

Nhưng không bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, cứu nước.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục ngày một vững chắc để đẩy mạnh lực lượng kháng chiến.

Đối với giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, đó là nền giáo dục dân tộc xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, phụng sự Tổ quốc và nhân dân Việt Nam. Và khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ thì nền giáo dục ấy trở thành nền giáo dục kháng chiến kiến quốc với những điều chỉnh cho phù hợp thời chiến.

Nền giáo dục Việt Nam từ 1945-1954 được xây dựng theo chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển toàn diện và phục vụ tích cực cho sự nhhiệp kháng chiến kiến quốc của dân tộc.

* Ngành học Bình dân là ngành học mới ra đời, do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng để chống nạn mù chữ trong nhân dân. Ngành học này phát triển mạnh mẽ, rộng khắp thành một phong trào của quần chúng, với các tên gọi “Phong trào Bình dân học vụ”, “Phong trào diệt dốt”, “Phong trào xoá nạn mù chữ”.

Đối tượng của giáo dục bình dân là hàng triệu đồng bào trong cả nước từ 8 tuổi trở lên chưa biết chữ vì không được đi học. Lực lượng dạy Bình dân học vụ là hàng vạn “Chiến sỹ diệt dốt” tự nguyện tham gia phong

Về hệ thống tổ chức lớp học: Lớp Sơ cấp bình dân dạy đọc, viết chữ quốc ngữ, lớp Dự bị bình dân dạy để đọc viết một cách chắc chắn, thông thạo hơn, lớp Bổ túc bình dân dạy các kiến thức thường thức, lớp Phổ thông lao động dạy kiến thức phổ thông (như cấp 1, cấp 2 ngày nay).

Ngành Bình dân học vụ làm nhiệm vụ nâng cao dân trí, đẩy mạnh khả năng lao động sản xuất và chiến đấu của nhân dân, góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến kiến quốc đến thắng lợi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có sự quan tâm săn sóc thường xuyên đến ngành học này vì nó là hoa thơm quả ngọt của cách mạng.

* Ngành học Phổ thông được tổ chức lại một cách nhanh chóng để bảo đảm khai giảng ngay trong tháng 9-1945. Đối tượng giáo dục là học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, học theo chương trình của Hoàng Xuân Hãn thiết lập thời Chính phủ Trần Trọng Kim. Lực lượng cán bộ giáo dục là giáo viên cũ được giúp đỡ, sắp xếp và bổ sung thêm.

Ngành học Phổ thông đã chú ý sửa đổi chương trình và nội dung giáo dục cho phù hợp với yêu cầu mới của đất nước.

Từ năm học 1950-1951, ngành học Phổ thông đã áp dụng đề án cải cách giáo dục được Chính phủ phê duyệt tháng 7-1950. Hệ thống giáo dục Phổ thông gồm ba cấp học, cấp 1 học 4 năm, cấp 2 học 3 năm, cấp 3 học 2 năm, tất cả học 9 năm (thay vì cho 12 năm của hệ thống phổ thông cũ). Chương trình và sách giáo khoa được xây dựng và biên soạn lại cho phù hợp với tính chất và hệ thống của nền giáo dục mới.

Ngành học Phổ thông thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã đào tạo thế hệ thanh thiếu niên của đất nước thành một thế hệ con người mới, có những phẩm chất mới đáp ứng được những yêu cầu trước mắt và lâu dài trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin to lớn vào thế hệ học sinh phổ thông vì đó là những công dân hữu ích làm chủ đất nước trong tương lai.

* Ngành học Chuyên nghiệp bao gồm bậc đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp đào tạo cán bộ chuyên môn, kỹ thuật theo yêu cầu quản lý, xây dựng đất nước và phục vụ công cuộc kháng chiến chống Pháp. Chính phủ

đã tiếp thu cơ sở của Đại học Đông Dương, cải tạo, tổ chức lại để tái giảng vào 15-11-1945, đồng thời mở thêm Đại học Văn khoa, lớp Chính trị - Xã hội, tạo thành hệ thống Trường Đại học Việt Nam, mở đầu một kỷ nguyên mới của bậc Giáo dục Đại học và Cao đẳng của nước ta để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Các Trường Đại học Y, Đại học Dược, Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Giao thông Công chính được duy trì sự giảng dạy khá liên tục.

Dần dần, ba trung tâm giáo dục đại học (Việt Bắc, Liên khu IV, Khu học xá trung ương), và các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp khác đã khắc phục hoàn cảnh khó khăn do chiến tranh, đào tạo ngày càng nhiều trí thức có phẩm chất và năng lực cung cấp cho các hoạt động trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc.

Ngành giáo dục Chuyên nghiệp trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chẳng những đã thực hiện được nhiệm vụ đào tạo cán bộ, nhân tài trong thời kỳ đó mà còn đặt nền móng cho sự phát triển về sau này của nền giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt tới giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp vì ngành giáo dục này trực tiếp đào tạo cán bộ và nhân tài cho đất nước. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Đại học Văn khoa (10-10-1945) là trường đại học chưa có trong hệ thống giáo dục cũ thể hiện tầm nhìn chiến lược của Người về khoa học xã hội và nhân văn trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của nhân dân ta được Đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, lãnh đạo.

Trong lò lửa của cuộc kháng chiến, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được rèn đúc và thử thách về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội, về cả lực lượng vật chất lẫn tinh thần, chính trị và tư tưởng.

Nền giáo dục trong lịch sử kháng chiến và kiến quốc từ tháng 9- 1945 đến tháng 7-1954 đã đi trọn đoạn đường vinh quang của nó, đã nói

lên công đức sáng lập và rèn luyện to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã để lại những bài học sâu sắc còn nguyên giá trị./.

Một phần của tài liệu hồ chí minh với sự nghiệp giáo dục khắng chiến kiến quốc 1945 1954 (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)