Nghĩa thực tiễn

Một phần của tài liệu hồ chí minh với sự nghiệp giáo dục khắng chiến kiến quốc 1945 1954 (Trang 65 - 67)

* Với ngành giáo dục Chuyên nghiệp

3.1. nghĩa thực tiễn

Chỉ dẫn việc tổ chức hoạt động giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nên đặt ra câu hỏi: học để làm gì; khi biết được mục đích rồi phải đặt phương hướng; đặt được phương hướng rồi phải đặt tổ chức; đặt tổ chức xong phải tìm cán bộ. Phải quan niệm việc học rộng rãi hơn nữa. Không những chỉ trẻ em học, cả dân cũng phải học: thợ, công chức, dân cày, ví dụ: đặt các trường học ở công xưởng, các chỗ nghiên cứu phổ thông cho dân. Nếu bây giờ chưa làm được, sau phải làm” [29,589]

Đường lối giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những chỉ dẫn cụ thể của Người đối với hoạt động giáo dục trong 9 năm kháng chiến kiến quốc (1945-1954) đã đem lại thành tựu to lớn. Đó là sự nâng lên về trình độ văn hoá của nhân dân và sự phát triển nhanh chóng đội ngũ trí thức cung cấp ngày càng nhiều nhân tài cho đất nước.

Tổ chức một chiến dịch cho hàng chục triệu người học đọc, học viết chữ quốc ngữ, một thứ chữ thuận tiện để ghi lại tiếng nói của dân tộc, là công việc lớn lao, chưa từng có và có ý nghĩa sâu xa của giáo dục. Công việc chống nạn mù chữ, bổ túc văn hoá trang bị kiến thức phổ thông cho nhân dân, một mặt đã xoá đi di hại của văn hoá ngu dân của để quốc, mặt khác đã nâng trình độ nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước mình.

Cải tổ hệ thống giáo dục phổ thông, sắp xếp hệ thống chuyên nghiệp, sửa đổi chương trình và dùng tiếng Việt để giảng dạy ở các bậc học với phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn đã đào tạo gấp rút thế hệ trẻ của đất nước trở thành những người có học vấn, một bộ phận có kiến thức chuyên sâu phục vụ sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là một thành tích rất đáng khích lệ của giáo dục.

Đào tạo kịp thời con người mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc là ý nghĩa thực tiễn nổi bật nhất của nền giáo dục do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng.

Con người mới do nền giáo dục kháng chiến kiến quốc đào tạo là con người được giải phóng sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, thoát khỏi cuộc sống nô lệ dưới ách thống trị của Pháp - Nhật, có phẩm chất chính trị, được Đảng và nhân dân giao phó sứ mệnh nặng nề trên trận tuyến chống quân thù và các lĩnh vực sản xuất xây dựng đất nước.

Phẩm chất cao quý của con người mới thời kỳ kháng chiến chống Pháp là lòng trung thành với Tổ quốc, với sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc và xây dựng nước nhà theo chế độ dân chủ, là sự giác ngộ cao về bổn phận công dân trong một nước độc lập, tự do, là tinh thần chiến đấu dũng cảm, là thái độ lao động quên mình, là ý thức đoàn kết, là tình đồng chí, đồng đội trong sáng…

Tất cả phẩm chất đó quy tụ ở tinh thần hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân chính là mục đích cao quý của giáo dục mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra.

Từ tháng 9-1945 đến tháng 7-1954, có khoảng 14 triệu người thoát nạn mù chữ và phần lớn được học thêm kiến thức lớp dự bị bình dân, những cán bộ ở cơ sở còn được học bổ túc văn hoá cấp 1, cấp 2 và hàng chục vạn học sinh cấp 3, học sinh cao đẳng, đại học, trung cấp, sơ cấp đã tham gia sản xuất, tòng quân hoặc phục vụ chiến đấu đều là sản phẩm của nền giáo dục kháng chiến kiến quốc.

Hơn 1000 học sinh trường công và trường tư thục bậc Phổ thông tòng quân vào tháng 6-1950 khi đất nước tăng cường huy động nhân lực cho chiến trường và hàng trăm sinh viên Đại học Dược khoa, Y khoa vừa học vừa phục vụ quân đội là những hình ảnh đẹp đẽ về một thời của giáo dục ghi mãi trong tâm trí dân tộc.

Nền giáo dục Việt Nam 1945-1954 không chỉ đào tạo con người mới, cán bộ mới cho thời kỳ kháng chiến kiến quốc mà còn tạo nguồn nhân

lực sau khi chiến tranh kết thúc và còn giữ lại những hat giống quý cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc đến ngày nay.

Một phần của tài liệu hồ chí minh với sự nghiệp giáo dục khắng chiến kiến quốc 1945 1954 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)