Cỏ voi (Miscanthus sinensis)

Một phần của tài liệu thành phần dưỡng chất, tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ và sự sinh khí mêtan (ch4) ở in vitro của một số loại cỏ hòa thảo (Trang 31 - 33)

Cỏ Voi (Hình 2.4) có nguồn gốc từ Nam Phi, được phân bố rộng rãi ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Cỏ Voi nhập từ Uganda vào Mỹ (1913), Australia (1914), Cuba (1917), Brazil (1920). Cỏ Voi được nhập vào Việt Nam năm 1908 và là giống cỏ cao sản đầu tiên được trồng ở nước ta. Cỏ Voi là một

trong những giống cỏ cho năng suất chất xanh cao nhất trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam (Lê Đức Ngoan và ctv., 2005).

Theo Nguyễn Thiện (2003) và Đào Lệ Hằng (2008) cỏ Voi thuộc họ Hoà Thảo là cây lâu năm và có các đặc điểm như: thân đứng có thể cao từ 4 - 6 m, nhiều đốt như mía, mọc thành bụi. Những đốt gần gốc thường ra rễ và hình thành cả thân ngầm phát triển thành bụi to, rễ phát triển mạnh ăn sâu vào đất có khi tới 2 m. Lá hình dài có mũi nhọn ở đầu, nhẵn, bẹ lá dẹt, ngắn và phát triển có khi dài đến 30 cm, rộng 2 cm. Hoa chùm, hình chùy giống đuôi chó, màu vàng nhạt.

Hình 2.4 Cỏ voi

Cỏ voi cần lượng nước cao và ưa đất tốt, màu mỡ có tầng canh tác sâu, pH từ 6 - 7, đất không bùn, úng, đất cát. Ngoài ra đối với đất pha cát, đất thịt tương đối khô hay ẩm cỏ Voi có thể thích ứng nhưng không chịu ngập nước. Phải thu cắt thường xuyên để duy trì tỷ lệ lá cho gia súc ăn ngon miệng (Horne and Stur, 2000).

Theo Horne và Stur (2000) cỏ voi đòi hỏi điều kiện thâm canh cao nên không phát triển tốt trong điều kiện khô hạn. Cỏ voi không chịu được khí hậu khô hạn quá lâu, giai đoạn sinh trưởng chính trong mùa hè khi nhiệt độ và ẩm độ cao, sinh trưởng chậm trong mùa đông và mẫn cảm với sương muối. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 25 - 400 0

C, thấp nhất là 150 0C. Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân và Nguyễn Văn Hớn (2009) cỏ voi có ưu điểm là dù bị cắt liên tục nhưng vẫn không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Tùy theo điều kiện đất đai, phân bón, chăm sóc và thời gian thu hoạch cỏ voi có thể cho năng suất xanh từ 100 – 300 tấn/ha/năm, còn theo Duke (1983) năng suất chất xanh của cỏ Voi có thể lên đến 500 tấn/ha/năm.

Bảng 2.2: Năng suất cỏ voi thay đổi theo mùa và thời gian thu hoạch ở Việt Nam.

Chỉ tiêu Thời gian (tuần tuổi)

2 4 6 8 10 12

Năng suất (tấn/ha) 2 20 30 54 55 58

DM (%)

14,57 18,20 19,57 21,10 21,53 23,78

(Nguồn: Viện chăn nuôi, 2001)

Thành phần hóa học của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống, điều kiện khí hậu của từng vùng, kỹ thuật canh tác và giai đoạn sinh trưởng của cỏ. Theo Nguyễn Nghi và Vũ Văn Độ (1995) cỏ voi có hàm lượng vật chất khô tăng theo ngày tuổi cả trong mùa khô lẫn mùa mưa, nếu cùng ngày tuổi thì hàm lượng vật chất khô ở mùa khô cao hơn mùa mưa. Hàm lượng protein có xu hướng giảm khi tăng lứa thua hoạch.

Bảng 2.3: Thành phần hoá học của cỏ voi

(Nguồn: FAO, 1993 trích từ Nguyễn Nghi và Vũ Văn Độ, 1995)

Năng suất khô của cỏ Voi biến động từ 27,3 - 37,1 tấn/ha trong nhiều vùng với lượng mưa hàng năm khoảng 1.250 mm. Cỏ Voi cũng chịu ảnh hưởng của quang kỳ, năng suất sẽ tăng cao khi thời gian chiếu sang dài hơn (Duke, 1983). Còn theo Viện Chăn Nuôi (2001) trong điều kiện thuận lợi cỏ Voi có thể đạt 20,3 – 30 tấn chất khô/ha/năm với 7 - 8 lần cắt/năm. Khi cường độ chiếu sáng giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp của cây và năng suất sinh khối sẽ bị giảm (Deinum et al., 1996; Cruz et al., 2000; Tavares de Castro et al., 1999; Dias Filho, 2000 và De Andrade et al., 2004). Zdravko và Orlando, (2007) chỉ ra trong kết quả nghiên cứu của họ tại Venezuela rằng khi giảm cường độ chiếu sáng từ 100% xuống 40% đã giảm năng suất chất xanh tương đương 60 - 75% tổng năng suất sinh khối của các giống cỏ B. brizantha, B. decumbens và B. dictyoneura

Một phần của tài liệu thành phần dưỡng chất, tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ và sự sinh khí mêtan (ch4) ở in vitro của một số loại cỏ hòa thảo (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)