Thí nghiệ m2

Một phần của tài liệu thành phần dưỡng chất, tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ và sự sinh khí mêtan (ch4) ở in vitro của một số loại cỏ hòa thảo (Trang 52)

4.2.1 Thành phần dƣỡng chất của các loại thực liệu

Bảng 4.6: Thành phần hóa học của các thực liệu trong thí nghiệm 2

Thực liệu DM OM CP EE CF NFE NDF ADF Ash Cỏ Lông Tây 97,1 90,0 10,1 6,70 32,2 41,0 65,1 44,0 10,0 Cỏ Mulato 95,0 87,7 11,2 1,78 33,2 41,6 65,4 43,8 12,3 Cỏ Ống 94,8 94,7 10,9 2,52 36,7 44,6 70,6 46,0 5,35 Rơm 95,7 90,1 5,42 2,61 31,8 50,3 63,1 39,0 9,89 Thân Bắp ủ chua 95,5 95,8 7,95 6,58 24,5 56,8 77,4 28,9 4,22 Bảng 4.6 trình bày thành phần hóa học của các thực liệu dùng trong thí nghiệm 2. Cỏ lông tây có hàm lượng DM (97,1%) cao hơn hàm lượng DM của các thực liệu khác trong thí nghiệm và thấp nhất là cỏ ống (94,8%). Hàm lượng OM của các thực liệu trong thí nghiệm tương đối cao, cao nhất là thân bắp ủ chua (95,8%), thấp nhất là cỏ mulato 87,7%. Hàm lượng OM Cỏ lông tây 90,0% cao hơn kết quả của Đoàn Thị Ngọc Duyên (2013) là 88,2% và cao hơn kết quả của Trần Thị Đẹp (2012) là 86,9%, tuy nhiên thấp hơn kết quả của Trần Kim Chí (2013) là 91,4%.

Hàm lượng protein thô (CP) của cỏ Mulato là 11,2% cao hơn các nghiệm thức còn lại trong thí nghiệm; cỏ ống và và cỏ lông tây có giá trị tương đương nhau (10,9 và 10,1%), thấp nhất là rơm (5,42%) Kết quả này tương đương với báo cáo của Lâm Phước Thành (2007) là 5,2%, tuy nhiên cao hơn nghiên cứu của Tạ Ngọc Thiệu (2009) là 4,37% và Trần Kim Chí (2013) là 4,47% . Hàm lượng protein thô của cỏ lông tây (10,1%) trong thí nghiệm này thấp hơn với kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Thu Hong et al. (2008) là 12,8%, nhưng cao hơn nghiên cứu của Lê Thủy Triều (2009) 9,5%.

Hàm lượng NDF của thân bắp ủ chua là 77,4% cao hơn các nghiệm thức còn lại trong thí nghiệm này, kế đến là cỏ ống 70,6% và thấp nhất là rơm (63,1%). Hàm lượng NDF của rơm cao (63,1%) kết quả này thấp hơn kết quả báo cáo của Danh Mô (2008) là 72,2%. Hàm lượng NDF của cỏ lông tây là 65,1% kết quả này tương đương với Vo Duy Thanh et al. (2012) khi nghiên cứu trên cừu Phan Rang trình bày là cỏ lông tây có NDF là 66,0%, tuy nhiên kết quả này thấp hơn kết quả của Đào Tiến Đức (2008) là 67,1%, cao hơn kết quả của Trương Thanh Trung (2006) là 59,2%.

Hàm lượng NFE của thân bắp ủ chua là 56,8% cao hơn các thực liệu còn lại trong thí nghiệm, thấp nhất là cỏ lông tây và cỏ mulato có hàm lượng NFE lần lượt là 41,0% và 41,6%. Kết quả này cao hơn báo cáo của Trần Thị Đẹp (2012) khi nghiên cứu sự tiêu hóa và sinh khí ở in vitro của một số thức ăn và khẩu phần cơ bản của gia súc nhai lại ở ĐBSCL trình bày cỏ lông tây có hàm lượng NFE là 37,0% và thấp hơn kết quả của Trương Thanh Trung (2006) là 45,9%.

Nhìn chung, các thực liệu dùng trong thí nghiệm này đều là nguồn cung cấp xơ cho vi sinh vật dạ cỏ len men.

4.2.2 Sự sinh khí và tỷ lệ tiêu hóa của các nghiệm thức theo thời gian

Bảng 4.7: Sự khác về lượng khí sinh ra (ml) theo thời gian (giờ) giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm 2 Chi tiêu Nghiệm thức SE P Thân bắp và trái ủ chua Cỏ lông tây Cỏ ống Cỏ Mulato Rơm 6 giờ 17,7a 11,4b 9,39c 7,08d 4,80e 0,113 0,001 12 giờ 31,7a 19,6b 18,1c 16,0d 9,11e 0,128 0,001 24 giờ 44,5a 29,3b 29,0b 27,9c 20,8d 0,124 0,001 36 giờ 50,2a 36,3b 35,5b 35,6b 29,5c 0,177 0,001 48 giờ 55,6a 42,4b 41,6b 41,7b 38,6c 0,222 0,001 60 giờ 60,1a 46,4bc 46,4b 45,9bc 45,4c 0,206 0,001 72 giờ 62,3a 48,5c 49,3b 48,0c 49,4b 0,104 0,001

Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 4.7 trình bày lượng khí gas sinh ra theo thời gian (6 - 72 giờ). Qua bảng 4.7 ta thấy lượng khí của các nghiệm thức theo thời gian khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tại thời điểm 6 giờ, bắp ủ chua có lượng khí cao nhất là 17,7 ml, tiếp đến là cỏ lông tây (11,4 ml) và thấp nhất là rơm (4,80 ml).

Có sự thay đổi về lượng khí sinh ở thời điểm 24 giờ, cao nhất là bắp ủ chua (44,5 ml), cỏ lông tây và cỏ ống có giá trị tương đương nhau (29,3 ml và 29,0 ml) tiếp đến là cỏ mulato (27,9 ml) và thấp nhất là rơm (20,8 ml) (P<0,05). Rơm có lượng khí tổng số là 20,8 ml, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Đẹp (2012) là 29,9 ml, bên cạnh đó kết quả cỏ lông tây của thí nghiệm này (29,3 ml) thấp hơn báo cáo của Trần Thị Đẹp (2012) là 39,1 ml ở cùng thời điểm. Lượng khí tổng số tại thời điểm 48 giờ, cao nhất là bắp ủ chua (55,6 ml), cỏ lông tây, cỏ ống, cỏ mulato có giá trị tương đương nhau lần lươt là 42,4, 41,6 và 41,7 ml, thấp nhất là rơm (38,6 ml) (P<0,05).

Ở thời điểm 72 giờ, lượng khí sinh ra cao nhất vẫn là bắp ủ chua (62,3 ml) (P<0,05). Cỏ ống và rơm có lượng khí sinh ra tương đương nhau (49,3 và 49,4 ml), thấp hơn là cỏ lông tây và cỏ mulato (48,5 và 48,0 ml). Đến thời điểm này, lượng khí tổng số của CO2 đã tăng lên đáng kể so với các thời điểm khác là 48,5 ml, kết quả này cao hơn báo cáo của Đoàn Thị Ngọc Duyên là 30,5 ml và thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Đẹp (2012) là 56,3 ml. Rơm có lượng khí tổng số sinh ra là 49,4 ml, kết quả này cao hơn báo cáo của Đoàn Thị Ngọc Duyên (2013) là 11,3 ml và tương đương với kết quả của Trần Thị Đẹp (2012) là 49,0 ml. Bảng lượng khí tổng số sinh ra theo thời gian được trình bày qua Hình 4.6

Bảng 4.8: Sự khác về lượng khí mêtan sinh ra (ml) theo thời gian (giờ) giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm 2

Chỉ tiêu Nghiệm thức SE P Thân bắp và trái ủ chua Cỏ lông tây Cỏ ống Cỏ Mulato Rơm 6 giờ 2,94a 2,19b 1,84c 1,33d 1,02e 0,026 0,001 12 giờ 5,27a 3,74b 3,54c 3,00d 1,94e 0,036 0,001 24 giờ 7,42a 5,59b 5,67b 5,23c 4,42d 0,033 0,001 36 giờ 8,67a 7,12b 6,97b 6,56c 6,31d 0,038 0,001 48 giờ 9,84a 8,45b 8,20c 7,62d 8,28bc 0,035 0,001 60 giờ 10,8a 9,30c 9,17c 8,36d 9,77b 0,049 0,001 72 giờ 11,3a 9,77c 9,75c 8,72d 10,6b 0,043 0,001

Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua kết quả của bảng 4.8 cho thấy lượng khí mêtan của các nghiệm thức theo thời gian khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ở thời điểm 6 giờ, bắp ủ chua có lượng khí CH4 cao nhất là 2,94 ml, tiếp đến là cỏ lông tây (2,19 ml) và thấp nhất là rơm (1,02 ml).

Đến thời điểm 24 giờ thì lượng khí sinh CH4 đã có sự thay đổi, cao nhất là bắp ủ chua (7,42 ml), cỏ lông tây và cỏ ống có giá trị tương đương nhau (5,59 và 5,67 ml), thấp nhất là rơm (4,42 ml).

Lượng khí tại thời điểm 48 giờ, bắp ủ chua có giá trị cao nhất là 9,84 ml, cao có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại và thấp nhất là cỏ mulato (7,62 ml). Lượng khí mêtan của cỏ cỏ lông tây và rơm có giá trị tương đương nhau, lần lượt là 8,45 và 8,28 ml

Tại thời điểm 72 giờ, lượng khí của cỏ lông tây và cỏ ống tương đương nhau, lần lượt là 9,77 ml và 9,75 ml; cao nhất là ở nghiệm thức bắp ủ chua (11,3 ml) và thấp nhất là cỏ mulato (8,72 ml). Thể tích khí CH4 sinh ra của cỏ lông tây ở thời điểm này là 9,77 ml, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Duyên (2013) là 4,55 ml .

Nhìn chung, trong suốt quá trình thí nghiệm bắp ủ chua có lượng khí CH4 sinh ra cao nhất. Mặc dù, cỏ lông tây có lượng khí CH4 ở xuất phát điểm khảo sát (6 giờ) cao hơn cỏ ống nhưng đến cuối thí nghiệm sự khác biệt này không còn ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích là do cỏ lông tây có hàm lượng cacbohydrate dễ hòa tan và NFE cao hơn cỏ ống nên sinh khí nhanh và lượng khí CH4 ban đầu cao hơn. Tương tự, rơm có lượng khí CH4 sinh ra ở thời điểm 6 giờ thấp nhất, tuy nhiên đến cuối thí nghiệm thì lượng khí CH4 lại cao hơn cả cỏ lông tây và cỏ ống. Điều này có thể giải thích là do rơm có hàm lượng dưỡng chất thấp và xơ cao, làm cho VSV lên men xơ sản sinh ra ít CH4 vào giai đoạn đầu khảo sát và cao vào giai đoạn cuối thí nghiệm. Bảng sự khác biệt về lượng

khí mêtan sinh ra theo thời gian được trình bày qua Hình 4.6

Hình 4.7 Lượng khí mêtan sinh ra ở in vitro giữa các nghiệm thức theo thời gian trong thí nghiệm 2

Bảng 4.9: Sự khác về lượng khí cacbonic sinh ra (ml) theo thời gian (giờ) giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm 2

Thời điểm

Nghiệm thức

SE P

Thân bắp và

trái ủ chua Cỏ lông tây

Cỏ ống Cỏ Mulato Rơm 6 giờ 11,2a 7,50b 6,18c 4,62d 3,08e 0,070 0,001 12 giờ 20,1a 12,8b 11,9c 10,4d 5,85e 0,083 0,001 24 giờ 28,2a 19,2b 19,1b 18,2c 13,4d 0,137 0,001 36 giờ 31,7a 23,5b 22,9b 22,0c 18,7d 0,162 0,001 48 giờ 34,9a 27,2b 26,4b 25,1c 24,4c 0,171 0,001 60 giờ 37,7a 29,6b 29,2bc 27,2d 28,6c 0,150 0,001 72 giờ 39,0a 30,9b 30,9b 28,3c 31,1b 0,095 0,001

Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.9 cho thấy lượng khí cacbonic của các nghiệm thức theo thời gian khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ở thời điểm 6 giờ,bắp ủ chua có lượng khí CO2 cao nhất là 11,2, tiếp theo là cỏ lông tây 7,50 ml và thấp nhất là rơm (3,08 ml). Tại thời điểm 48 giờ, cỏ lông tây và cỏ ống có giá trị tương đương nhau lần lượt là 27,2 ml và 26,4 ml, bắp ủ chua có lượng khí CO2 sinh ra cao nhất (34,9 ml) và thấp nhất là rơm (24,4 ml). Đến thời điểm 72 giờ, cao nhất vẫn là bắp ủ chua (39,0 ml), cỏ lông tây, cỏ ống, rơm có giá trị tương đương nhau và thấp nhất là ở nghiệm thức mulato (28,3 ml) (P<0,05). Bảng sự khác biệt về lượng khí cacbonic sinh ra theo thời gian giữa các nghiệm thức được trình bày qua Hình 4.8

Hình 4.8 Lượng khí cacbonic sinh ra ở in vitro giữa các nghiệm thức theo thời gian trong thí nghiệm 2

Bảng 4.10: Sự khác về lượng khí tổng số, mêtan và cacbonic sinh ra, tỷ lệ tiêu hóa DM và OM ở 72 giờ giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm 2

Chi tiêu Nghiệm thức SE P Thân bắp và trái ủ chua Cỏ lông tây Cỏ ống Cỏ Mulato Rơm Vgas_ml 62,3a 48,5c 49,3b 48,0c 49,4b 0,104 0,001 VCH4_ml 11,3a 9,77c 9,75c 8,72d 10,6b 0,043 0,001 VCO2_ ml 39,0a 30,9b 30,9b 28,3c 31,1b 0,095 0,001 DMD ( %) 63,8a 55,1b 43,8d 54,2bc 53,5c 0,749 0,001 OMD( %) 65,4a 55,9b 45,1c 54,4b 56,7b 0,554 0,001 Vgas/OM, ml/g 325a 269c 260d 274b 274b 0.554 0.001 Vgas/DOM, ml/g 497b 482b 578a 494b 484b 5,98 0,001 VCH4/OM, ml/g 59.1a 54.2b 51.5c 49.7d 59.0a 0.235 0.001 VCH4/DOM, ml/g 90,3d 97,0c 114a 89,6d 104b 1,05 0,001 VCO2/OM, ml/g 204a 172b 163c 161c 172b 0.541 0.001 VCO2/DOM, ml/g 312b 307bc 362a 291c 304bc 4,01 0,001

Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 4.10 trình bày về lượng khí tổng số, CH4 và CO2 (ml) sinh ra, tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô và vật chất hữu cơ, lượng khí CH4 và CO2 sinh ra theo vật chất hữu cơ tiêu hóa (gDOM) ở in vitro ở các nghiệm thức tại thời điểm 72 giờ.

Qua bảng 4.10 ta thấy ở các loại thực liệu khác nhau (bắp ủ chua, cỏ lông tây, cỏ ống, cỏ Mulato và rơm) thì tổng lượng khí, CH4 và CO2 (ml) sinh ra giữa các loại thức ăn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Lượng khí

tổng số sinh ra đạt mức cao nhất là bắp ủ chua (62,3 ml), cỏ ống và rơm có giá trị tương đương nhau lần lượt là 49,3 ml và 49,4 ml, thấp hơn là cỏ Mulato (48,0 ml). Lượng khí tổng số của rơm (49,4 ml) cao hơn kết quả của Đoàn Thị Ngọc Duyên (2013) là 11,3 ml và cao hơn báo cáo của Trần Thị Đẹp (2012) là 26,1%. Bên cạnh đó, lượng khí CH4 sinh ra của bắp ủ chua có giá trị cao nhất là 11,3 ml, cỏ lông tây và cỏ ống có giá trị tương đương nhau (9,77 ml và 9,75 ml), thấp nhất là cỏ mulato (8,72 ml). Còn lượng khí CO2 sinh ra có giá trị cao nhất là bắp ủ chua (39,0 ml),thấp nhất là cỏ mulato (28,3 ml).

Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô giữa các loại thức ăn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô (DMD) của thân bắp và trái ủ chua có giá trị cao nhất là 63,8%, thấp nhất là cỏ ống (43,8%), cỏ lông tây và cỏ Mulato có giá trị tương đương nhau lần lượt là (55,1% và 54,2%). Nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Duyên (2013) so sánh sự sinh khí gây hiệu ứng nhà kính ở in vitro của một số loại thức ăn bổ sung của gia súc nhai lại thì DMD của rơm là 14,2% thấp hơn kết quả của thí nghiệm này (53,5%). Cỏ lông tây có DMD là 57,0% cao hơn kết quả của Huỳnh Hoàng Thi (2013) là 52,9% và cao hơn nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Duyên(2013) là 34,3%.

Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ giữa các loại thức ăn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), thân bắp và trái ủ chua có tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ (OMD) cao nhất là 65,4%, thấp nhất là cỏ ống (43,8%), các nghiệm thức cỏ lông tây, cỏ Mulato, rơm có OMD (%) tương đương nhau lần lượt là 55,9, 54,4 và 56,7%, thấp nhất là cỏ ống 45,1%. Rơm có tỷ lệ OMD là 56,7% cao hơn báo cáo của Trần Thị Đẹp (53,1 %) và cao hơn nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Duyên (2013) là 48,2%. Theo kết quả của Trần Thị Đẹp (2012), khi Bước đầu khảo sát sự tiêu hóa và sinh khí ở in vitro của một số thức ăn và khẩu phần cơ bản của gia súc nhai lại ở ĐBSCL thì OMD (%) cỏ lông tây (64,4%) cao hơn kết quả của nghiên cứu này (54,8%), tuy nhiên OMD(%) cỏ lông tây thí nghiệm này lại cao hơn báo cáo của Huỳnh Hoàng Thi (2013) là 53,3%. Sự khác biệt về tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ giữa các nghiệm thức được thể hiện qua Hình 4.9

Hình 4.9 Sự khác biệt về tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ giữa các nghiệm thức ở in vitro thí nghiệm 2

Lượng khí tổng số theo theo vật chất hữu cơ khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05). Thân bắp và trái ủ chua có lượng khí CH4 theo vật chất hữu cơ cao hơn các nghiệm thức còn lại là 325 ml/g, kế đến là cỏ Mulato (274 ml/g) và thấp nhất là cỏ ống 260 ml/g. Lượng khí tổng số sinh ra theo vật chất hữu cơ của cỏ lông tây là 269 ml/g thấp hơn kết quả của Trần Thị Đẹp (2012) là 507 ml/g. Rơm có lượng khí tổng số sinh ra theo vật chất hữu cơ là 274 ml/g, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Đẹp (2012) là 533 m/g.

Lượng khí tổng số theo tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cao nhất ở nghiệm thức cỏ ống 578 ml/g, các nghiệm thức còn lại không có sự khác biệt về mặt thống kê. Cỏ lông tây có lượng khí tổng số theo tỷ lệ tiêu hóa vật chât chất hữu cơ là 482 ml/g, kết quả này cao hơn báo cáo của Đoàn Thị Ngọc Duyên (2013) là 361ml/g. Rơm có lượng khí tổng số sinh ra theo tỷ lệ tiêu hóa vật chất hưu cơ là 484 ml/g cao hơn nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Duyên (2013) là 219 ml/g.

Lượng CH4/gOM của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Thân bắp ủ chua và rơm có lượng CH4/gOM khác biệt không có ý nghĩa thống kê (59,0 và 59,1 ml/g), tuy nhiên cao hơn các nghiệm thức còn lại (P<0,05).

Lượng khí CH4/gDOM ở 72 giờ khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cỏ ống có lượng CH4/DOM cao nhất là 114 ml/g, kế đến là rơm 104 ml/g và thấp nhất là thân bắp ủ chua (90,3 ml/g) (P<0,05). Lượng khí CH4/gDOM dao

Một phần của tài liệu thành phần dưỡng chất, tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ và sự sinh khí mêtan (ch4) ở in vitro của một số loại cỏ hòa thảo (Trang 52)