Lục Bình (Eichhornia crassipes L.)

Một phần của tài liệu thành phần dưỡng chất, tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ và sự sinh khí mêtan (ch4) ở in vitro của một số loại cỏ hòa thảo (Trang 37)

Lục bình (Hình 2.9) có nguồn gốc từ Brazil. Năm 1905, lục bình được đem vào làm cảnh ở Hà Nội, về sau lan ra khắp nơi (Võ Văn Chi, 1977). Nó có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 10 - 400C nhưng mạnh nhất ở 20 - 230C. Do đó ở nước ta chúng sống quanh năm. Chúng phát triển mạnh từ tháng 4 đến tháng 10, ra hoa vào tháng 10, tháng 11. Thành phần/ Giai đoạn DM CP EE CF NDF Ngậm sữa 32,2 2,4 0,4 5,1 14,4 Chín sáp 33,4 2,4 0,8 6,1 22,5 Chín hoàn toàn 42,2 3,1 1,1 7,8 28,4

Lục bình còn gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản, lá đơn, lá mọc thành hoa nhị, cuống xốp phồng lên thành phao nổi khi còn non, trưởng thành cuống thon dài. Hoa lưỡng tính không đều, màu xanh tím nhạt, cánh hoa có một đốm vàng. Cây thân cỏ sống lâu năm, nổi trên mặt nước hay bám dưới bùn, rễ dài và rậm. Kích thước cây thay đổi tùy theo môi trường có nhiều hay ít chất màu, sinh sản bằng con đường vô tính. Từ các nách lá đâm ra những thân bò dài và mỗi đỉnh thân bò cho một cây mới, sớm tách khỏi cây mẹ để trở thành một cá thể độc lập.

Lục bình có giá trị dinh dưỡng tương đương với cây thức ăn do lục bình có chứa 1 lượng protein thô khá (0,8% ở trạng thái tươi hay 15% ở trạng thái khô). Tuy nhiên lục bình có chứa một lượng chất xơ thô cao (17%) và nhiều nước (92%). Đó là yếu tố giới hạn mức ăn vào của gia súc và cũng là giới hạn của cây thức ăn thủy sinh nói chung.

Hình 2.9 Lục bình Bảng 2.9: Thành phần dưỡng chất (g/kg) của lục bình

Nguồn: Nguyễn Văn Thưởng (1992)

2.5.8 Cỏ Mulato (Brachiaria brizantha x B. ruziziensis)

Mulato (hình 2.8) là giống cỏ lai tạo giữa cỏ Ruzi và cỏ Brizantha nhằm giúp cây cao hơn, thu cắt dễ dàng hơn. Là loại cỏ lâu năm, mọc thành từng bụi, trong bụi có cỏ thân đứng và có cỏ thân bò. Cỏ lan rộng ở những nhánh thân bò có các đốt có khả năng ra rễ. Phiến lá nhọn đầu, rộng và có màu xanh đậm. Cỏ Ruzi lai thích hợp với những vùng đất gò, thoát nước tốt có độ màu mỡ

Thực liệu CP CF Ash DM

trung bình đến tốt, có pH từ 4,5 - 8,0 nhưng có thể trồng ở những vùng đất xấu, chua có nhiều nhôm.Thích hợp với những vùng có lượng mưa hàng năm từ 1.000 - 3.500 mm và cho năng suất cao trong mùa khô.Thích hợp với nhiệt độ ở những vùng nhiệt đới có độ cao trung bình 1.800 m so với mặt nước biển và những vùng cận nhiệt đới ẩm, Ruzi lai có khả năng chịu bóng trung bình so với các loại cỏ hoà thảo khác. Năng suất chất xanh: 220 - 250 tấn/ha/năm. Protein thô: 11 - 13%. Có thể dùng trong thu cắt, phơi khô và ủ chua, thu hoạch lứa đầu thu cắt lúc 60 ngày tuổi , các lứa tiếp theo 30 – 35 ngày. Gieo trồng bằng hạt hoặc trồng bằng thân, hoặc thân gốc. Lượng hạt giống cần cho 1ha (10.000 m2) là 6 - 8 kg/ha. Lượng thân hoặc thân gốc khoảng 6 tấn/ha. Khả năng lưu gốc tương đương cỏ Ruzi, trồng 1 năm có thể thu hoạch được 6-7 năm. (Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi gia sú lớn (RRTC), 2012).

Hình 2.10 Cỏ Mulato

Bảng 2.10: Thành phần dưỡng chất tính theo (%) DM của cỏ Mulato

(Nguồn: Nguyễn Văn Quang và ctv., 2010)

2.5.9 Cỏ ống (Panicum repens L)

Cỏ ống (Hình 2.9) (Panicum repens L.;) thuộc họ hòa thảo (Poaceae).

sống lâu năm vì thân rễ ngầm trắng vàng, đường kính 1-3 mm, có vảy, đầu nhọn (cựa gà) mang những bó rễ con. Thân cây mọc thẳng đứng, thường nhẵn. Lá xanh mốc ở trên, xanh đậm ở dưới, không lông, trừ rìa lông ở bẹ và gốc lá, mép có lông dày, chùy hoa ở ngọn, các bông nhỏ xanh rồi trắng, cao 3mm. (Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, ngày truy cập 8/11/2014).

Cỏ ống chiều cao có thể lên tới 1 m , phát sinh từ mạnh mẽ, dần dần hoặc Thực liệu DM CP CF NDF ADF

thân rễ nổi. Cỏ mọc thẳng đứng. Phiến lá hẹp, tuyến tính, cứng nhắc lên làm dài 25 cm và 0,6 cm. Cụm hoa mở rộng thành chùm dài 7-22 cm với vài đến nhiều tầng và bông con, với các bộ phận hoa màu trắng với màu vàng. Các hạt nhỏ được mịn màng và trắng (Langeland và Burks năm 1998, CAIP , ISSG ).

Cỏ ống có thể sinh sản hữu tính thông qua hoa và hạt giống, mặc dù đã có nhiều báo cáo là thân rễ mở rộng và phân mảnh (Holm et al., 1977).

Khả năng sinh sản thực vật ấn tượng của cỏ ống cho phép nó để nhanh chóng phát triển độc canh dày đặc có khả năng thay thế thảm thực vật bản địa. (Shilling and Haller, 1989; Bodle and Hanlon, 2001).

Hình 2.11 Cỏ ống

Bảng 2.11: Thành phần dưỡng chất tính theo (%) DM của cỏ ống

(Nguồn: Viện chăn nuôi, 2011)

Thực liệu DM CP EE CF NFE Ash

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương tiện thí nghiệm

Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm thuộc bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ tháng 08 - 11 năm 2014.

3.2 Vật liệu thí nghiệm

Thực liệu: cỏ voi thu hoạch lúc 30 ngày tuổi, thân bắp, lục bình, cỏ mồm, cỏ chỉ, cỏ ống, rơm lúa, bắp ủ chua 14 ngày, cỏ lông tây và cỏ mulato.

Dụng cụ: tủ sấy, tủ nung, cân điện tử, bộ chưng cất đạm, bộ chiết xuất béo, water bath, ống nghiệm, bình Kjeldah, ống tiêm 50 ml bằng thủy tinh, máy đo khí Geotechhnical Instruments (UK) Ltd, England và các hóa chất dùng trong phân tích thành phần dưỡng chất của các thực liệu có trong khẩu phần và thí nghiệm tiêu hóa in vitro.

3.3 Phƣơng pháp thí nghiệm

Nghiên cứu này gồm có 2 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Sự sinh khí CO2 và CH4, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của Cỏ voi, thân bắp khô, lục bình, cỏ mồm, cỏ chỉ trong điều kiện in vitro

Thí nghiệm 2: Sự sinh khí CO2 và CH4, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của Cỏ ống, rơm lúa, bắp ủ chua, cỏ voi trong điều kiện in vitro

3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Mục tiêu của thí nghiệm này là xác định sự sinh khí mêtan và tỷ lệ tiêu hóa DM và OM của Cỏ voi, thân bắp khô, lục bình, cỏ mồm, cỏ chỉ ở in vitro. Thí nghiệm này sử dụng ống tiêm thủy tinh thể tích 50 ml (Menke et al., 1988), được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.

Nghiệm thức 1: Cỏ voi (Miscanthus sinensis) Nghiệm thức 2: Thân bắp khô (Zea mays)

Nghiệm thức 3: Lục bình (Eichhornia crassipes L.)

Nghiệm thức 4: Cỏ mồm (Hymenache acutigluma) Nghiệm thức 5: Cỏ chỉ (Cynodon dactylon)

Thí nghiệm 2: Mục đích của thí nghiệm này là xác định sự sinh khí mêtan và tỷ lệ tiêu hóa DM và OM của Cỏ ống, rơm lúa, bắp ủ chua 14 ngày, cỏ lông tây và cỏ mulato. Thí nghiệm 2 được tiến hành phương pháp thí nghiệm tương tự như thí nghiệm 1 và được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.

Nghiệm thức 1: Cỏ ống (Panicum repens L) Nghiệm thức 2: Rơm lúa

Nghiệm thức 3: thân bắp và trái ủ chua (Zea mays)

Nghiệm thức 4: Cỏ lông tây (Bracharia multica)

Nghiệm thức 5: Cỏ Mulato (Brachiaria brizantha x B. ruziziensis)

3.3.3 Cách tiến hành

Dịch dạ cỏ ở cả hai thí nghiệm được lấy từ dạ cỏ bò được cho ăn cỏ tại lò mổ tại huyện Ô Môn, Thành phố Cần Thơ.

Trước khi cho dịch vào ống tiêm, dịch dạ cỏ được chuẩn bị như sau: Bước 1: Dịch dạ cỏ được lấy từ dạ cỏ bỏ vừa mổ xong, cho vào bình thủy giữ nhiệt

Bước 2: Dùng khăn lọc bỏ phần xác, lấy phần nước

Bước 3: Cho dịch dạ cỏ đã lọc vào dung dịch đệm pha sẵn (Medium) được ủ trong nồi chưng cách thuỷ (water bath) ở 390C và sục khí CO2 vào khoảng 5 – 10 phút, sau đó cho vào ống tiêm có sẵn mẫu thức ăn.

Đối với hệ thống ống tiêm

Bước1: Cân khoảng 0,2 gDM mẫu (mẫu đã được nghiền ở kích thước 1mm) (TLm) cho vào ống tiêm thủy tinh 50 ml

Bước 2: Hút 20ml dung dịch đệm và 10ml dịch dạ cỏ vào ống tiêm đã có mẫu

Bước 3: Các ống tiêm này được ủ trong nồi chưng cách thuỷ (water bath) ở 390

C trong khoảng thời gian như diễn tả phía trên

Bước 4: Ghi nhận lại kết quả lượng khí sinh ra, các ống tiêm được lấy ra khỏi nồi chưng cách thuỷ

Bước 5: Chuyển toàn bộ vật chất trong ống tiêm vào cốc lọc (cruscible) để rữa với nước nóng và acetone, Sấy cốc lọc ở 1050C trong khoảng 12 giờ và cân (TL1), Tiếp tục đem cốc lọc đi nung ở 5000C trong 2 giờ và cân (TL2)

Bước 6: Tính OMD% = 100- [(TL1-TL2)/(TLm x DM x OM)] x 100

Hình 3.1 Water Bath Hình 3.2 Ống tiêm Hình 3.3 Máy đo khí

3.3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các chỉ tiêu về trung bình mẫu của tổng lượng khí sinh học sản xuất ra ở từng thời điểm, vẽ đồ thị được xử lý trên hệ thống Microsoft Excel, Số liệu được xử lý bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General linear model) và xác định mức độ khác biệt có ý nghĩa của nghiệm thức và so sánh giữa các nghiệm thức dựa vào phương pháp so sánh Tukey của chương trình của chương trình Minitab 16.1

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi

Thành phần hoá học của các loại thức ăn bao gồm vật chất khô (DM), chất hữu cơ (OM), đạm thô (CP), béo (EE) và xơ thô (CF) phân tích theo AOAC (1980), xơ trung tính (NDF) và xơ axít (ADF) phân tích theo phương pháp Van Soest et al. (1991).

Sự sinh khí và tỷ lệ tiêu hóa DM và OM ở in vitro được ghi nhận dựa theo phương pháp in vitro sinh khí của Menke et al.,(1979). Ghi nhận thể tích khí sinh ra ở các thời điểm 0, 6, 12, 18, 24, 30, 36, 42, 48, 54, 60, 66, 72 giờ theo phương pháp Fievez et al,. 2005. Xác định nồng độ CH4 và CO2 ở thời điểm 72 giờ và được đo bằng máy Geotechhnical Instruments (UK) Ltd, England. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô và vật chất hữu cơ được tính như sau:

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Thí nghiệm 1

4.1.1 Thành phần hóa học của các nghiệm thức trong thí nghiệm

Bảng 4.1 trình bày thành phần hóa học của các thực liệu dùng trong thí nghiệm.

Bảng 4.1: Thành phần hóa học của các thực liệu trong thí nghiệm 1

Thực liệu DM OM CP EE CF NFE NDF ADF Ash

Cỏ Chỉ 95,2 91,8 11,4 2,34 25,0 53,1 68,4 33,2 8,19 Cỏ Mồm 95,7 89,8 13,1 3,28 33,3 40,1 61,7 40,7 10,2 Cỏ Voi 30 ngày 93,6 84,9 12,5 4,91 33,0 34,5 61,0 41,8 15,1 Lục Bình 80,1 90,9 13,1 3,09 20,5 54,2 54,0 25,7 9,14 Thân Bắp Khô 95,0 96,1 4,29 4,59 25,7 61,6 64,8 31,2 3,90 Cỏ mồm và thân bắp khô có hàm lượng DM (95,7%) cao hơn các thực liệu khác trong thí nghiệm, thấp nhất là lục bình (80,1%). Cỏ chỉ, thân bắp khô, cỏ voi 30 ngày có DM lần lượt là 95,2%, 95,0% và 93,6%. Hàm lượng OM cao nhất là thân bắp khô (96,1%), kế đến là cỏ chỉ 91,8%, cao thứ ba là lục bình (90,9%), tiếp theo là cỏ mồm (89,9%) và thấp nhất là cỏ voi 30 ngày (84,9%). Kết quả này thấp hơn kết quả của Nguyen Van Thu and Danh Mo (2008) khi nghiên cứu đánh giá tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và giá trị năng lượng thức ăn thô của gia súc nhai lại bằng kỹ thuật tiêu hóa in vitro với nguồn dưỡng chất cho vi sinh vật từ dạ cỏ trình bày cỏ voi có hàm lượng OM là 87,5% và thấp hơn báo cáo của Nguyễn Ngọc Đức An Như (2013) là 87,9%.

Cỏ mồm có hàm lượng đạm thô là 13,1% cao hơn các thực liệu khác trong thí nghiệm, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu và Danh Mô (2008) là 9,79% và cao hơn Đào Tiến Đức (2008) là 11,8%. Hàm lượng CP lục bình cao (13,1%), bằng với cỏ mồm và cao hơn các thực liệu còn lại trong thí nghiệm (P<0,05). Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Thanh Vân (2008), cao hơn kết quả của Tôn Thất Thịnh (2010) 11,3%. Kết quả hàm lượng protein thô của cỏ voi (12,5%) tương đương với kết quả của Nguyễn Phạm Tú (2013) là 11,5% và cao hơn nghiên cứu của Danh Mô và Nguyễn Văn Thu (2008) là 9,79%.

Hàm lượng NDF của cỏ chỉ (68,4%) cao hơn các thực liệu trong cùng thí nghiệm, kết quả phân tích này tương đương với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Muời và ctv., (2011) là 68,2%. Trong thí nghiệm này, cỏ voi có hàm lượng ADF (41,8%) cao hơn các nghiệm thức khác trong thí nghiệm. Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Phạm Tú (2013) là 38,9% và cao hơn

kết quả của Nguyễn Ngọc Đức An Như (2013) là 36,9%. Hàm lượng NDF của cỏ mồm là 61,0% kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu và Danh Mô (2008) là 69,5%.

Hàm lượng NFE của thân bắp khô là 61,6% cao hơn các thực liệu khác trong thí nghiệm, thấp nhất là cỏ voi là 34,5%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Đức An Như (2013) trình bày cỏ voi có hàm lượng NFE là 42,1% và thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Phạm Tú (2013) là 46,3%. Cỏ mồm có hàm lượng NFE tương đối cao (40,1%) tương đương với kết quả của Trần Ngọc Phương (2013) là 42,7%.

Nhìn chung, các thực liệu dùng trong thí nghiệm đều là nguồn cung cấp xơ cho vi sinh vật dạ cỏ len men.

4.1.2 So sánh lƣợng khí tổng số, CH4, CO2 theo thời gian

Bảng 4.2: Sự khác về lượng khí sinh ra (ml) theo thời gian (giờ) giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm 1 Thời điểm theo dõi Nghiệm thức SE P Cỏ chỉ Cỏ mồm Cỏ voi Lục bình Thân băp khô 6 giờ 12,5b 9,60c 8,87c 9,39c 22,4a 0,221 0,001 12 giờ 22,6b 17,7d 19,4c 15,4e 31,5a 0,166 0,001 24 giờ 33,7b 29,1d 31,5c 25,1e 43,0a 0,108 0,001 36 giờ 40,5b 36,3d 38,6c 31,9e 50,1a 0,097 0,001 48 giờ 45,5b 42,5d 44,0c 38,3e 56,8a 0,170 0,001 60 giờ 49,3b 46,8d 47,8c 43,8e 63,2a 0,178 0,001 72 giờ 51,1b 49,3c 49,5c 47,2d 65,3a 0,111 0,001

Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 4.1 cho thấy ở các thời điểm 6, 12, 24, 48, 60 và 72 giờ thì lượng khí sinh ra các nghiệm thức cỏ chỉ, cỏ mồm, cỏ voi, lục bình và thân bắp khô tăng dần theo thời gian khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tại thời điểm 6 giờ lượng khí tổng số sinh ra giữa các nghiệm thức theo chiều tăng dần là cỏ voi (8,78 ml), lục bình (9,39 ml), cỏ mồm (9,6 ml), cỏ chỉ (12,5 ml) và thân bắp khô (22,4 ml). Đến thời điểm 72 giờ thì lượng khí tổng số đã có sự thay đổi theo thư tự tăng dần như sau: lục bình (47,2 ml), cỏ mồm (49,3 ml), cỏ voi (49,5 ml), cỏ chỉ (51,1 ml) và thân bắp khô (65,3 ml)

Ở thời điểm 24 giờ thân bắp khô có lượng khí tổng số sinh ra cao nhất là 43,0 ml khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các thực liệu còn lại (P<0,05), kế đến là cỏ chỉ (33,7 ml), thấp nhất là lục bình 25,1 ml. Cỏ mồm có lượng khí tổng số là 29,1 ml, kết quả này tương đương với nghiên cứu của Trần Ngọc

Phương (2013) là 29,0%. Lượng khí tổng số ở thời điểm 24 giờ dao động trong khoảng 25,1 - 43,0 ml, Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Jabbari et al. (2010) là 47,0 - 54,0 ml, khi nghiên cứu khả năng sinh khí của bã mía trong điều kiện in vitro với protozoa dạ cỏ của trâu nước và bò Holstein. Đồng thời thấp hơn nghiên cứu sinh khí in vitro trên các loại thức ăn hỗn hợp của Selmi et al. (2011) là 56,5 - 87,0 ml với 0,5 g mẫu và thời gian ủ là 24 giờ.

Tương tự, đến thời điểm 48 giờ thân bắp khô có lượng khí tổng số sinh ra cao nhất là 56,8 ml cao hơn các nghiệm thức còn lại trong thí nghiệm (P<0,05), kế đến là cỏ chỉ 45,5 ml và thấp nhất vẫn là lục bình 38,3 ml.

Tại thời điểm 72 giờ lượng khí tổng số đã có sự thay đổi, thân bắp khô có lượng khí tổng số cao hơn các nghiệm thức còn lại (P<0,05), theo sau đó là cỏ chỉ 51,1 ml và thấp nhất là lục bình (47,2 ml). Cỏ mồm và cỏ voi có lượng khí tổng số sinh ra khác biệt không ý nghĩa thống kê (49,3 ml và 49,5 ml), kết quả này cao nghiên cứu của Trần Ngọc Phương (2013) trình bày cỏ mồm có lượng khí tổng số sinh ra ở cùng thời điểm là 44,5 ml. Nhìn chung, lượng khí tổng số ở thời điểm 72 giờ dao động trong khoảng 47,2 - 65,3 ml, kết quả này khá phù hợp với lượng khí tổng số sinh ra của Zhi-Hua et al. (2012) báo cáo là từ 44,0 - 49,1 (ml) khi nghiên cứu ảnh hưởng của saponin tổng số trong cây

Một phần của tài liệu thành phần dưỡng chất, tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ và sự sinh khí mêtan (ch4) ở in vitro của một số loại cỏ hòa thảo (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)