Cỏ chỉ (Hình 2.5) có nguồn gốc ở Châu Phi và phân bố rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới nóng. Cỏ chỉ là giống cỏ lâu năm, tạo thành thảm, thân và cành nhỏ, hình trụ và rỗng ở giữa. Thân có 3 loại: đứng, bò và ngầm hay củ. Lá cỏ gà ngắn, có hình dài nhọn đầu, mặt lá nhẵn, mép lá hơi nhám, bẹ lá ngắn và lưỡi bẹ lá có lông thưa. Lá dính vào thân có góc độ khác nhau tùy theo giống.
Thực liệu DM CP. CF Ash EE NFE
Cỏ chỉ sinh trưởng trong mùa hè, thích nghi với điều kiện nhiệt đới và bao giờ cũng đòi hỏi nhiệt độ cao. Ở Việt Nam, cỏ chỉ mọc phố biến ở ven đường, có khả năng chịu hạn hán, nước ngập tạm thời, ưa sáng nhưng có thể mọc dưới bóng. Năng suất cỏ giảm xuống nhanh chóng khi tăng bóng rợp. Tuy là cỏ chịu hạn nhưng ưa nước. Ngừng sinh trưởng trong mùa đông và có thể chết vì sương muối khi nhiệt độ xuống thấp. Tuy nhiên, nó tái sinh nhanh trong mùa xuân hoặc đầu hè.
Hình 2.5 Cỏ chỉ
Cỏ chỉ có năng suất thay đổi nhiều, phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật canh tác, mùa vụ và lượng phân bón, đặc biệt là lượng nitơ. Có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt. Năng suất giảm dần theo tuối sử dụng. Nhìn chung, năng suất chất khô hàng năm vào khoảng 5 - 15 tấn/ha
Bảng 2.4: Ảnh hưởng thời gian sinh trưởng đến năng suất cỏ chỉ (tấn chất khô/ha)
Nguồn: Lê Đức Ngoan và ctv.(2006)
Giá trị dinh dưỡng chung của cỏ phụ thuộc vào tuổi cắt, lượng phân bón. Hàm lượng protein thô từ khoảng 3 - 9% ở cỏ già và khoảng 20% ở cỏ non, phân bón tốt. Tỷ lệ tiêu hoá chất khô của cỏ diễn biến từ 40 - 69%. Cỏ chỉ được coi là loài cỏ dại ở đất hoang, không thích hợp cho các đồng cỏ tạm thời vì rất khó diệt. Tuy vậy, cỏ chỉ rất có ích, có giá trị cho đồng cỏ lâu năm và nó chịu được sự dẫm đạp cao.
Bảng 2.5: Thành phần giá trị dinh dưỡng của cỏ chỉ tính theo (%) DM
(Nguồn: Lê Đức Ngoan và ctv. 2006)
Tuần tuối 4 6 8
Năng suất 11,5 14,4 17,1 - 20,7
Thực liệu DM CP. CF Ash EE NFE