Thành phần hóa học của các nghiệm thức trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu thành phần dưỡng chất, tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ và sự sinh khí mêtan (ch4) ở in vitro của một số loại cỏ hòa thảo (Trang 44)

Bảng 4.1 trình bày thành phần hóa học của các thực liệu dùng trong thí nghiệm.

Bảng 4.1: Thành phần hóa học của các thực liệu trong thí nghiệm 1

Thực liệu DM OM CP EE CF NFE NDF ADF Ash

Cỏ Chỉ 95,2 91,8 11,4 2,34 25,0 53,1 68,4 33,2 8,19 Cỏ Mồm 95,7 89,8 13,1 3,28 33,3 40,1 61,7 40,7 10,2 Cỏ Voi 30 ngày 93,6 84,9 12,5 4,91 33,0 34,5 61,0 41,8 15,1 Lục Bình 80,1 90,9 13,1 3,09 20,5 54,2 54,0 25,7 9,14 Thân Bắp Khô 95,0 96,1 4,29 4,59 25,7 61,6 64,8 31,2 3,90 Cỏ mồm và thân bắp khô có hàm lượng DM (95,7%) cao hơn các thực liệu khác trong thí nghiệm, thấp nhất là lục bình (80,1%). Cỏ chỉ, thân bắp khô, cỏ voi 30 ngày có DM lần lượt là 95,2%, 95,0% và 93,6%. Hàm lượng OM cao nhất là thân bắp khô (96,1%), kế đến là cỏ chỉ 91,8%, cao thứ ba là lục bình (90,9%), tiếp theo là cỏ mồm (89,9%) và thấp nhất là cỏ voi 30 ngày (84,9%). Kết quả này thấp hơn kết quả của Nguyen Van Thu and Danh Mo (2008) khi nghiên cứu đánh giá tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và giá trị năng lượng thức ăn thô của gia súc nhai lại bằng kỹ thuật tiêu hóa in vitro với nguồn dưỡng chất cho vi sinh vật từ dạ cỏ trình bày cỏ voi có hàm lượng OM là 87,5% và thấp hơn báo cáo của Nguyễn Ngọc Đức An Như (2013) là 87,9%.

Cỏ mồm có hàm lượng đạm thô là 13,1% cao hơn các thực liệu khác trong thí nghiệm, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu và Danh Mô (2008) là 9,79% và cao hơn Đào Tiến Đức (2008) là 11,8%. Hàm lượng CP lục bình cao (13,1%), bằng với cỏ mồm và cao hơn các thực liệu còn lại trong thí nghiệm (P<0,05). Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Thanh Vân (2008), cao hơn kết quả của Tôn Thất Thịnh (2010) 11,3%. Kết quả hàm lượng protein thô của cỏ voi (12,5%) tương đương với kết quả của Nguyễn Phạm Tú (2013) là 11,5% và cao hơn nghiên cứu của Danh Mô và Nguyễn Văn Thu (2008) là 9,79%.

Hàm lượng NDF của cỏ chỉ (68,4%) cao hơn các thực liệu trong cùng thí nghiệm, kết quả phân tích này tương đương với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Muời và ctv., (2011) là 68,2%. Trong thí nghiệm này, cỏ voi có hàm lượng ADF (41,8%) cao hơn các nghiệm thức khác trong thí nghiệm. Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Phạm Tú (2013) là 38,9% và cao hơn

kết quả của Nguyễn Ngọc Đức An Như (2013) là 36,9%. Hàm lượng NDF của cỏ mồm là 61,0% kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu và Danh Mô (2008) là 69,5%.

Hàm lượng NFE của thân bắp khô là 61,6% cao hơn các thực liệu khác trong thí nghiệm, thấp nhất là cỏ voi là 34,5%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Đức An Như (2013) trình bày cỏ voi có hàm lượng NFE là 42,1% và thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Phạm Tú (2013) là 46,3%. Cỏ mồm có hàm lượng NFE tương đối cao (40,1%) tương đương với kết quả của Trần Ngọc Phương (2013) là 42,7%.

Nhìn chung, các thực liệu dùng trong thí nghiệm đều là nguồn cung cấp xơ cho vi sinh vật dạ cỏ len men.

4.1.2 So sánh lƣợng khí tổng số, CH4, CO2 theo thời gian

Bảng 4.2: Sự khác về lượng khí sinh ra (ml) theo thời gian (giờ) giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm 1 Thời điểm theo dõi Nghiệm thức SE P Cỏ chỉ Cỏ mồm Cỏ voi Lục bình Thân băp khô 6 giờ 12,5b 9,60c 8,87c 9,39c 22,4a 0,221 0,001 12 giờ 22,6b 17,7d 19,4c 15,4e 31,5a 0,166 0,001 24 giờ 33,7b 29,1d 31,5c 25,1e 43,0a 0,108 0,001 36 giờ 40,5b 36,3d 38,6c 31,9e 50,1a 0,097 0,001 48 giờ 45,5b 42,5d 44,0c 38,3e 56,8a 0,170 0,001 60 giờ 49,3b 46,8d 47,8c 43,8e 63,2a 0,178 0,001 72 giờ 51,1b 49,3c 49,5c 47,2d 65,3a 0,111 0,001

Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 4.1 cho thấy ở các thời điểm 6, 12, 24, 48, 60 và 72 giờ thì lượng khí sinh ra các nghiệm thức cỏ chỉ, cỏ mồm, cỏ voi, lục bình và thân bắp khô tăng dần theo thời gian khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tại thời điểm 6 giờ lượng khí tổng số sinh ra giữa các nghiệm thức theo chiều tăng dần là cỏ voi (8,78 ml), lục bình (9,39 ml), cỏ mồm (9,6 ml), cỏ chỉ (12,5 ml) và thân bắp khô (22,4 ml). Đến thời điểm 72 giờ thì lượng khí tổng số đã có sự thay đổi theo thư tự tăng dần như sau: lục bình (47,2 ml), cỏ mồm (49,3 ml), cỏ voi (49,5 ml), cỏ chỉ (51,1 ml) và thân bắp khô (65,3 ml)

Ở thời điểm 24 giờ thân bắp khô có lượng khí tổng số sinh ra cao nhất là 43,0 ml khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các thực liệu còn lại (P<0,05), kế đến là cỏ chỉ (33,7 ml), thấp nhất là lục bình 25,1 ml. Cỏ mồm có lượng khí tổng số là 29,1 ml, kết quả này tương đương với nghiên cứu của Trần Ngọc

Phương (2013) là 29,0%. Lượng khí tổng số ở thời điểm 24 giờ dao động trong khoảng 25,1 - 43,0 ml, Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Jabbari et al. (2010) là 47,0 - 54,0 ml, khi nghiên cứu khả năng sinh khí của bã mía trong điều kiện in vitro với protozoa dạ cỏ của trâu nước và bò Holstein. Đồng thời thấp hơn nghiên cứu sinh khí in vitro trên các loại thức ăn hỗn hợp của Selmi et al. (2011) là 56,5 - 87,0 ml với 0,5 g mẫu và thời gian ủ là 24 giờ.

Tương tự, đến thời điểm 48 giờ thân bắp khô có lượng khí tổng số sinh ra cao nhất là 56,8 ml cao hơn các nghiệm thức còn lại trong thí nghiệm (P<0,05), kế đến là cỏ chỉ 45,5 ml và thấp nhất vẫn là lục bình 38,3 ml.

Tại thời điểm 72 giờ lượng khí tổng số đã có sự thay đổi, thân bắp khô có lượng khí tổng số cao hơn các nghiệm thức còn lại (P<0,05), theo sau đó là cỏ chỉ 51,1 ml và thấp nhất là lục bình (47,2 ml). Cỏ mồm và cỏ voi có lượng khí tổng số sinh ra khác biệt không ý nghĩa thống kê (49,3 ml và 49,5 ml), kết quả này cao nghiên cứu của Trần Ngọc Phương (2013) trình bày cỏ mồm có lượng khí tổng số sinh ra ở cùng thời điểm là 44,5 ml. Nhìn chung, lượng khí tổng số ở thời điểm 72 giờ dao động trong khoảng 47,2 - 65,3 ml, kết quả này khá phù hợp với lượng khí tổng số sinh ra của Zhi-Hua et al. (2012) báo cáo là từ 44,0 - 49,1 (ml) khi nghiên cứu ảnh hưởng của saponin tổng số trong cây Tribulus terrestris trên quá trình lên men dạ cỏ và sinh khí mêtan ở in vitro. Đổng thời thấp hơn kết quả của Abdalla et al. (2011) nghiên cứu trên các chất dinh dưỡng làm giảm sinh khí mêtan ở in vitro trong 24 giờ ủ là 63,5 - 135 ml với 0,5 gram mẫu. Bảng sự khác nhau về lượng khí sinh ra theo thời gian giữa các nghiệm thức được trình bày qua Hình 4.1 sau.

Bảng 4.3: Sự khác về lượng khí CH4 (ml) sinh ra theo thời gian (giờ) giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm 1

Thời điểm theo dõi Nghiệm thức SE P Cỏ chỉ mồm Cỏ Cỏ voi Lục bình Thân bắp và trái ủ chua CH4_ 6 giờ 2,44b 1,83c 1,74c 1,81c 3,77a 0,043 0,001 CH4_ 12 giờ 4,43b 3,38d 3,81c 2,97e 5,31a 0,046 0,001 CH4_ 24 giờ 6,59b 5,56d 6,19c 4,83e 7,25a 0,047 0,001 CH4_ 36 giờ 8,13b 6,95d 7,79c 6,11e 8,80a 0,047 0,001 CH4_ 48 giờ 9,25b 8,16c 9,02b 7,32d 10,3a 0,059 0,001 CH4_ 60 giờ 10,1b 8,99c 9,88b 8,35d 11,6a 0,067 0,001 CH4_72 giờ 10,5b 9,05d 10,3c 8,98e 12,1a 0,047 0,001

Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua kết quả của bảng 4.3 cho thấy lượng khí mêtan của các nghiệm thức theo thời gian khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ở thời điểm 6 giờ, thân bắp khô có lượng khí CH4 cao nhất là 3,77 ml, tiếp đến là cỏ chỉ (2,44 ml) và thấp nhất cỏ voi (1,74 ml) nhưng không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức cỏ mồm và cỏ voi (1,83 và 1,81 ml).

Đến thời điểm 24 giờ thì lượng khí CH4 sinh ra của các nghiệm thức có sự thay đổi, cao nhất là thân bắp khô (5,31 ml), tiếp đến là cỏ chỉ (4,43 ml) và thấp nhất là lục bình (4,83 ml).

Lượng khí CH4 sinh ra tại thời điểm 48 giờ, cỏ voi và cỏ chỉ có giá trị tương đương nhau, lần lượt là 9,02 và 9,25 ml. Thân bắp khô có giá trị cao nhất (10,3 ml). Lượng CH4 của cỏ voi (9,02 ml) cao hơn nghiên cứu của Trần Ngọc Phương (2013) là 7,9 ml.

Tại thời điểm 72 giờ, lượng khí CH4 của thân bắp là cao nhất (12,1 ml), tiếp theo là cỏ chỉ (10,5 ml), kế đến là cỏ voi 30 ngày (10,3 ml), thấp hơn

nữa là cỏ mồm (9,05 ml) và thấp nhất là lục bình (8,98ml). Lượng khí CH4 ở thời điểm này dao động trong khoảng 8,98 - 12,1%, kết quả này phù hợp

với nghiên cứu của Abdalla et al. (2011) thí nghiệm in vitro các chất dinh dưỡng làm giảm sinh khí mêtan là 6,00 - 19,5 ml với 0,5 gram mẫu và Purcell

et al. (2013) nghiên cứu sự sinh khí mêtan trên cỏ Ryegrass là 11,95 - 12,65

ml với 0,5 gram mẫu và thấp hơn nghiên cứu của Zhi-Hua et al. (2012) thì nồng độ CH4 thay đổi từ 17,98 - 24,07% khi thí nghiệm ở in vitro với saponin của Tribulus terrestris. Sự sản sinh khí mêtan theo thời gian giữa các nghiệm thức được thể hiện qua Hình 4.2

Hình 4.2 Lượng khí mêtan sinh ra ở in vitro giữa các nghiệm thức theo thời gian trong thí nghiệm 1

Nhìn chung, lượng khí mêtan tăng dần theo thời gian (6-72 giờ). Thân bắp khô và cỏ chỉ có lượng khí CH4 sinh ra cao hơn các thực liệu khác trong cùng thí nghiệm (P<0,05), kế đến là cỏ chỉ và thấp nhất là lục bình. Điều này có thể giải thích là do thân bắp khô và cỏ chỉ có hàm lượng NFE cao (61,6 và 53,1%). Mặt khác, các loại thức ăn này có chứa hàm lượng carbohydrat dễ hòa tan cao kích thích khả năng hoạt động của dạ cỏ, góp phần làm tăng tỉ lệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, các loại thức ăn cơ bản có lượng khí CH4 và CO2 (ml) sinh ra thấp hơn như lục bình (8,98 và 30,7 ml) và cỏ mồm (9,05 và 30,7 ml) do chúng có hàm lượng xơ khó tiêu cao (ADF) làm kéo dài thời gian phân hủy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.4: Sự khác về lượng khí cacbonic sinh ra (ml) theo thời gian (giờ) giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm 1

Thời điểm theo dõi Nghiệm thức SE P Cỏ chỉ Cỏ mồm Voi Cỏ Lục bình Thân bắp khô 6 giờ 8,29b 6,27c 5,74c 6,26c 14,1a 0,145 0,001 12 giờ 15,1b 11,6d 12,6c 10,3e 19,9a 0,129 0,001 24 giờ 22,4b 19,0d 20,4c 16,7e 27,1a 0,075 0,001 36 giờ 26,6b 23,2d 24,8c 21,0e 31,5a 0,091 0,001 48 giờ 29,7b 26,7d 28,1c 25,1e 35,6a 0,110 0,001 60 giờ 32,0b 29,2d 30,5c 28,5e 39,5a 0,122 0,001 72 giờ 33,1b 30,7d 31,5c 30,7d 40,8a 0,116 0,001

Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng trên ta thấy lượng khí CO2 của các nghiệm thức theo thời gian khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuy nhiên, ở thời điểm 6 giờ, thân bắp khô có lượng khí CO2 cao nhất là 14,1 ml, tiếp đến là cỏ chỉ (8,29 ml) và thấp nhất là cỏ voi (5,74 ml). Các nghiệm thức cỏ mồm, cỏ voi, lục bình có giá trị lần lược là 6,27, 5,74 và 6,26 ml, tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tại thời điểm 24 giờ, lượng khí CO2 sinh ra đã có sự thay đổi, cao nhất vẫn là thân bắp khô 27,1 ml, kế đến là cỏ chỉ (22,4 ml) và thấp nhất là lục bình (21,0 ml). Đến thời điểm 72 giờ, thân bắp khô vẫn đạt giá trị cao nhất là 40,8 ml, kế đến là cỏ chỉ và thấp nhất là cỏ mồm và lục binh có giá trị bằng nhau là 30,7 ml. Lượng khí CO2 sinh ra được trình bày qua Hình 4.3

Hình 4.3 Lượng khí cacbonic sinh ra theo thời gian trong thí nghiệm 1 Bảng 4.5: Sự khác về lượng khí tổng số, mêtan và cacbonic sinh ra, tỷ lệ tiêu hóa DM và OM ở 72 giờ giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm 1

Chỉ tiêu Nghiệm thức SE P Cỏ chỉ Cỏ mồm Cỏ voi Lục bình Thân bắp khô Vgas (ml) 51,1b 49,3c 49,5c 47,2d 65,3a 0,111 0,001 VCH4 ( ml) 10,5b 9,48d 10,3c 8,98e 12,1a 0,047 0,001 VCO2 (ml) 33,1b 30,7d 31,5c 30,7d 40,8a 0,116 0,001 DMD ( %) 52,3c 52,2c 56,3b 46,5d 63,5a 8,41 0,001 OMD (%) 52,6c 53,3bc 56,8b 47,5d 64,5a 0,863 0,001 Vgas/OM (ml/g) 278c 274d 292b 260e 340a 0,591 0,001 Vgas/DOM (ml/g) 530 515 514 547 527 8,46 0,104 VCH4/OM (ml/g) 57,2c 52,8d 60,5b 49,4e 62,9a 0,261 0,001 VCH4/DOM (ml/g) 109a 99,1bc 107ab 104abc 97,6c 1,86 0,007 VCO2/OM (ml/g) 180c 171d 184b 169d 212a 0,630 0,001 VCO2/DOM (ml/g) 343ab 321b 327b 355a 329ab 5,97 0,014

Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 4.5 trình bày về lượng khí tổng số, CH4 và CO2 (ml) sinh ra, tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô (DMD) và vật chất hữu cơ (OMD), lượng khí CH4 và CO2 sinh ra theo vật chất hữu cơ tiêu hóa (gDOM) ở in vitro ở các nghiệm thức tại thời điểm 72 giờ.

Qua bảng 4.3 ta thấy ở vào thời điểm 72 giờ thân bắp khô có lượng khí sinh ra cao nhất là 65,3 ml so với các thực liệu còn lại (P<0,05), thấp nhất là lục bình là 47,2 ml, cỏ mồm và cỏ voi có lượng khí sinh ra tương đương nhau (49,3 và 49,5 ml). Lượng khí của cỏ mồm lúc 72 giờ (49,3 ml) kết quả này cao hơn nghiên cứu của Trần Ngọc Phương (2013) là 44,5 ml.

Lượng khí CH4 sinh ra của thân bắp khô có giá trị cao nhất là 12,1 ml, kế đến là cỏ chỉ (10,5 ml) và thấp nhất là lục bình (8,98 ml) (P<0,05). Cỏ mồm có lượng khí CH4 (ml) tại thời điểm 72 giờ là 9,48 ml, kết quả này cao hơn báo cáo của Trần Ngọc Phương (2013) là 7,43 ml. Lượng khí CO2 sinh ra có giá trị cao nhất là thân bắp khô 40,8 ml (P<0,05), kế đến là cỏ chỉ (33,1 ml) và thấp nhất là lục bình và cỏ mồm (30,7 ml).

Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô của thân bắp khô là 63,5% có giá trị cao nhất, kế đến là cỏ voi (56,3%) và thấp nhất là lục bình (46,5%) (P<0,05). Cỏ mồm có DMD là 52,2% thấp hơn kết quả của Trần Ngọc Phương (2013) là 58,2%. Tương tự, tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ của thân bắp khô là 64,5% có giá trị cao nhất (P<0,05), kế đến là cỏ voi (56,8%) và thấp nhất là lục bình (47,5%), trong đó cỏ chỉ và cỏ mồm có tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ tương đương nhau (P>0,05). Hàm lượng OMD (%) của cỏ voi là 56,8%, kết quả này tương đương với báo cáo của Nguyễn Phạm Tú (2013) là 55,7%. Sự khác biệt về tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ đươc thể hiện qua Hình 4.4

Hình 4.4 Sự khác biệt về tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm 1

Lượng khí tổng số sinh ra theo vật chất hữu cơ giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cao nhất ở nghiệm thức thân bắp khô (340 ml), tiếp theo đó là cỏ voi (292 ml) và thấp nhất là lục bình (260 ml). Cỏ voi có lượng khí tổng số sinh ra theo vật chất hữu cơ là 292 ml cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Phạm Tú (2013) là 247 ml.

Lượng khí CH4/gOM (ml/g) của thân bắp khô có giá trị cao nhất (62,9 ml/g) so với các nghiệm thức còn lại trong thí nghiệm (P<0,05), kế đến là cỏ voi 960,5 ml/g) và thấp nhất là lục bình (49,4 ml/g). Cỏ voi có lượng khí CH4 /gOM là 60,5 ml/g, cao hơn kết quả của Trần Ngọc Phương là 47,9 ml/g.

Lượng khí CH4/gDOM của thân bắp có giá trị thấp nhất là 97,6 ml/g, cao hơnlà cỏ chỉ (109 ml/gDOM) (P<0,05), tuy nhiên, cỏ voi, lục bình và cỏ mồm có lượng CH4/gDOM tương đương nhau (107, 104 va 99,1 ml/gDOM). Cỏ mồm có lượng CH4/gDOM là 99,1 ml/g, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Trần Ngọc Phương (2013) là (74,4) ml/g. Cỏ voi có lượng khí CH4/gDOM là 109 ml/g, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Phạm Tú (2013) là 86,0 ml/g. Lượng khí CH4/gDOM của các nghiệm thức dao động trong khoảng 97,6 -109 ml/g, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Huỳnh Hoàng Thi (2013) khi nghiên cứu Ảnh hưởng các mức độ thay thế cỏ lông tây (Bracharia

multica) bằng dây lá bìm bìm (Operculia turpethum) và đậu lá nhỏ

(Psophocarpus scandens) đến sự sinh khí CH4 và CO2 ở in vitro, tiêu hóa

Một phần của tài liệu thành phần dưỡng chất, tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ và sự sinh khí mêtan (ch4) ở in vitro của một số loại cỏ hòa thảo (Trang 44)