Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh trà ôn – vĩnh long (Trang 49)

Đây là một chỉ tiêu tài chính quan trọng giúp chúng ta có thể đo lường tốc độ luân chuyển nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng hiện như thế nào, khi lượng vốn tín dụng được quay vòng nhanh thì cho ta thấy Ngân hàng đã tận dụng hiệu quả hiệu suất nguồn vốn tín dụng làm cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng và ngược lại việc sử dụng vốn của Ngân hàng chưa thật sự hiệu quả. Để nâng cao hiệu suất của nguồn vốn của mình thì một mặt Ngân hàng phải nâng cao khả năng cho vay như phải luôn tìm kiếm, đánh giá khách hàng tốt, thời

40

gian giải quyết thủ tục vay, giải ngân nhanh chóng nhằm giảm lượng vốn tín dụng tồn đọng ở Ngân hàng chưa được sử dụng trong khi vẫn trả lãi huy động, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các hộ dân. Mặt khác, Ngân hàng phải đẩy mạnh hoạt động thu hồi nợ bằng các biện pháp kiểm soát việc sử dụng vốn vay cũng như đôn đốc các hộ dân trả nợ đúng hạn nhằm hạn chế lượng vốn tồn đọng trong các món vay quá hạn không hiệu quả để nhanh chóng thu hồi vốn tiếp tục cấp vốn cho hoạt động cho vay.

Bảng 4.13: Vòng quay vốn tín dụng hộ SXKD của Agribank Trà Ôn từ năm 2011 đến 2013

Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013

Doanh số thu nợ Triệu đồng 457.861 456.234 476.085 Dư nợ bình quân Triệu đồng 306.592 301.108 345.668

Vòng quay vốn Vòng 1,49 1,51 1,37

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Trà Ôn

Những năm qua hai hoạt động song song này đã được Ngân hàng thực hiện khá tốt. Bên cạnh đó, hoạt động thu nợ của Ngân hàng đạt được nhiều kết quả tốt biểu hiện qua hệ số thu nợ như đã phân tích từ đó lượng vốn thu hồi về đúng hạn, tạo nguồn tiếp tục cấp vốn cho vay để bắt đầu vòng tín dụng mới. Qua việc không để nguồn vốn bị ứ đọng cũng như thu hồi nợ nhanh chóng cho thấy nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng được luân chuyển liên tục tuy nhiên đặc điểm các khoản cho vay hộ SXKD của Ngân hàng phần lớn thường có thời hạn 12 tháng do đó vòng vay vốn luôn lớn hơn 1 trong 3 năm. Cụ thể năm 2011 là 1,49 vòng, năm 2012 là 1,51 vòng, và năm 2013 là 1,37 vòng. Giúp cho hộ SXKD có vốn để đầu tư sản xuất quanh năm cũng như đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, xã hội và góp phần tạo lợi nhuận cho Ngân hàng.

4.4.4 Tỷ lệ nợ xấu SXKD trên tổng dư nợ hộ SXKD

Chỉ tiêu này phản ảnh chất lượng nghiệp vụ tín dụng cũng như khả năng thu hồi nợ hộ SXKD của Ngân hàng, giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vấn đề mà bất kỳ Ngân hàng nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ xấu, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu đó của Ngân hàng cao hay thấp nhằm đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Trong những năm qua Agribank Trà Ôn cũng đã thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ rủi ro tín dụng.

41

Bảng 4.14: Tỷ lệ nợ xấu tín dụng hộ SXKD của Agribank từ năm 2011 đến 2013

Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013

Nợ xấu hộ SXKD Triệu đồng 4.259 2.112 1.967

Dư nợ hộ SXKD Triệu đồng 289.446 312.769 378.567 Tỷ lệ nợ xấu hộ SXKD/dư nợ SXKD % 1,47 0,68 0,52

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Trà Ôn

Nợ xấu hộ SXKD trên tổng dư nợ hộ SXKD cho biết nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ hộ sản xuất. Năm 2011 tỷ lệ này ở mức 1,47%. Nợ xấu gia tăng là do lạm phát tăng cao, những điều chỉnh về lãi suất, tăng giá của nguyên nhiên vật liệu đầu vào, chính sách thắt chặt tiền tệ khiến lãi suất huy động và cho vay đều tăng cao làm tăng thêm những khó khăn cho hộ dân và cũng là nguyên nhân làm cho một số khách hàng không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn làm cho nợ xấu tăng lên. Dù có biến động tăng thì tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong ngưỡng an toàn và kiểm soát được. Năm 2012 và năm 2013 hệ số này giảm xuống dưới mức 1% điều này cho thấy tỷ lệ này là rất thấp, chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, để đạt được kết quả trên là cả một quá trình phấn đấu của cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi, thống kê tất cả các món vay sắp đến hạn để thông báo, nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, không để xảy ra tình trạng phát sinh nợ xấu. Ngoài ra, việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết, tình hình dịch bệnh trên địa bàn nhưng là năm được thời tiết ưu đãi nên người dân vừa trúng mùa trúng giá nên việc thu nợ của Ngân hàng

42 CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TRÀ ÔN

Từ những kết quả phân tích quá trình hoạt động tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng chúng ta tóm lược lại một số tồn tại cũng như nguyên nhân của nó trong công tác cho vay của Ngân hàng và các biện pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng cần được đưa ra và nghiên cứu phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế của Ngân hàng.

• Mở rộng cho vay trung - dài hạn

Qua kết quả phân tích tình hình tín dụng hộ SXKD, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay Ngân hàng. Nhu cầu vốn, thời gian vay vốn của hộ SXKD thường thấp và thời gian vay vốn chủ yếu là ngắn. Các món vay này thường cho vay theo hình thức cho vay từng lần khi có nhu cầu thì hộ vay đến Ngân hàng làm hồ sơ xin vay vốn và trong quá trình sản xuất phát sinh thiếu hụt vốn thì làm hồ sơ xin vay bổ sung. Chính vì những lý do trên mà các món vay hộ dân thường nhỏ và phân bố, trãi dài trên diện rộng. Ngoài ra, những năm gần đây chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhu cầu vay vốn trung và dài hạn người dân tăng, cải tạo vườn cũng như chuồng trại. Để làm tốt công tác cho vay trong thời gian tới Ngân hàng cần có giải pháp mở rộng cho vay trung và dài hạn với thời hạn vay vốn, lượng vốn cho vay lớn nhằm tiết kiệm chi phí cho Ngân hàng và khách hàng trong quá trình phát sinh thực hiện hợp đồng vay vốn.

• Tăng cường nhân sự cho bộ phận tín dụng

Huyện Trà Ôn là vùng nông nghiệp từ lâu đời nên số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp rất cao. Hằng năm khi đến thời điểm thu hoạch xong mùa vụ số lượng khách hàng đến giao dịch với Agribank Trà Ôn ngày một gia tăng, dẫn đến tình trạng chi trả vốn, lãi vay của khách hàng diễn ra cùng lúc nên gây nhiều khó khăn cho cán bộ nhân viên và khách hàng. Ngoài ra, món vay của hộ nông dân thường nhỏ và phân bổ hầu hết ở các xã nên gặp nhiều khó khăn cho việc đi lại và quản lý hộ vay. Do đó Ngân hàng cần bố trí cán bộ nhân viên hợp lý ở phòng tín dụng nhằm hạn chế tình trạng quá tải công việc trong ngày, xử lý giao dịch trong thời gian nhanh nhất tránh tình trạng khách hàng phải đợi lâu và áp lực cho nhân viên trong công việc.

• Chủ động tìm kiếm khách hàng

Trên địa bàn có nhiều xóm ấp đông đồng bào dân tộc Khơ-me trình độ dân trí còn thấp, thiếu hiểu biết về các hình thức vay vốn Ngân hàng nên tỷ lệ

43

hộ vay vốn ngoài Ngân hàng rất lớn. Vì vậy, Ngân hàng nên liên kết với chính quyền địa phương nhằm mở các buổi tư vấn, phổ biến về các sản phẩm tín dụng, điều kiện và thủ tục vay vốn nhằm giúp các hộ có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng giá rẻ thay vì vay vốn ngoài Ngân hàng như trước đây.

• Đẩy mạnh công tác thu nợ trung và dài hạn

Qua kết quả phân tích doanh số thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng giảm qua 3 năm, do Ngân hàng tập trung công tác thu hồi nợ ngắn hạn. Do mới mở rộng đối tượng vay trung và dài hạn, nên cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm . Để thực hiện tốt công tác thu nợ trung và dài hạn thì Ngân hàng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng, cần tuân thủ quy trình thẩm định, theo dõi, đôn đốc hộ dân vay thanh toán vốn gốc cho Ngân hàng đúng thời hạn. Ngoài ra, công tác thu nợ phụ thuộc nhiều vào việc thu hoạch mùa vụ và thiện chí trả nợ của hộ vay. Cán bộ tín dụng thường xuyên đến thăm hỏi và định hướng đề ra các biện pháp giúp hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng thiệt hại nặng nề nhất trong quá trình sản xuất.

• Đa dạng hóa ngành cho vay

Qua kết quả phân tích trên, ta thấy Ngân hàng tập trung cho vay đối các ngành kinh tế truyền thống như: kinh tế tổng hợp, chăn nuôi, trồng trọt…cung ứng vốn cho các hộ dân sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp. Cho vay các ngành kinh tế trên sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên đây là yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến kết quả trong hoạt động tín dụng. Do đó, Ngân hàng nên đẩy mạnh hơn nữa việc cho vay sang các ngành kinh tế khác an toàn hơn ít chịu biến động bởi yếu tố thị trường, để hoạt động sử dụng vốn đạt kết quả mang lại thu nhập cao cho Ngân hàng.

44 CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Tình hình hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua đạt nhiều kết quả khả quan, luôn cố gắng khai thác mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để nâng cao nguồn vốn huy động, góp phần đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trong huyện nhất là hộ SXKD. Đội ngũ cán bộ Ngân hàng luôn phục vụ ân cần, niềm nở tạo được niềm tin tưởng đối với khách hàng. Vì thế, vốn huy động không ngừng tăng trưởng. Qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương ngày càng vững mạnh.

Với vay trò chủ đạo trong hoạt động cấp vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà đối tượng chủ yếu là các nông hộ đang tham gia hoạt động SXKD trong nông nghiệp Ngân hàng đã có những chính sách tín dụng phù hợp, có khả năng cạnh tranh thu hút được nhiều khách hàng là nông hộ đến vay vốn từ đó quy mô tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng ngày càng phát triển. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh tiền tệ luôn có sự phát sinh nợ quá hạn, nó phát sinh do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Với lượng khách hàng truyền thống của Ngân hàng là những hộ sản xuất kinh doanh, hoạt động sản xuất của họ phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên làm cho nông dân gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của nông dân. Để nâng cao kết quả hoạt động thì chi nhánh luôn chú trọng công tác phân tích chất lượng tín dụng để đánh giá đúng thực trạng nợ nhằm có những biện pháp hữu hiệu, những ứng xử phù hợp với từng loại nợ để tỷ lệ nợ xấu hộ SXKD luôn kiểm soát được nâng cao chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên qua quá trình phân tích ta thấy trong hoạt động của Ngân hàng vẫn còn một số hạn chế. Do đó một số giải pháp đã được đưa ra nhằm giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối các cấp chính quyền

- Các địa phương, Bộ ngành có liên quan tăng cường hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu nông sản đạt chuẩn quốc tế; mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng cơ chế liên kết vùng, liên kết với các doanh nghiệp lớn đầu mối để hỗ trợ phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

45

- Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích để các Công ty Bảo hiểm triển khai các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vốn nhiều hơn nữa vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Phòng nông nghiệp, phòng khoa học công nghệ và môi trường, cùng các ngành chức năng giúp nông dân lựa chọn giống cây trồng vật nuôi tốt, giống lúa năng suất cao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

6.2.2 Đối Ngân hàng Agribank huyện Trà Ôn

- Cần giảm bớt thủ tục giấy tờ cho vay, cải tiến về mặt thủ tục, hồ sơ vay vốn được gọn nhẹ, đơn giản, dễ hiểu đối với người nông dân giúp khách hàng thuận tiện khi lập hồ sư vay vốn đồng thời giảm bớt công việc của cán bộ tín dụng.

- Duy trì phát động phong trào thu đua hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về huy động vốn và cho vay, kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt.

- Nên thành lập phòng Marketing đi sâu nghiên cứu thị trường tín dụng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Văn Chung, 2012. Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại NH NN & PTNT huyện Hòn Đất- Kiên Giang. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 2. Nguyễn Phước Duy, 2012. Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại NH NN & PTNT huyện Kế Sách. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học

Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

5. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Đại học Cần

Thơ.

6. Thanh Giang, 2012. Cánh đồng mẫu lớn giải pháp phát triển bền vững. Tạp chí Nông nghiệp và nông thôn Vĩnh Long, số 134, trang 20-21.

7. Tăng Tấn Lực, 2012. Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới. Tạp chí Nông nghiệp và nông thôn Vĩnh Long, số 134, trang 25.

8. Báo cáo tổng kết hàng năm Ngân hàng Agribank huyện Trà Ôn, 2011, 2012, 2013.

47 PHỤ LỤC BẢNG SỐ LIỆU Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh số cho vay 520.968 637.604 664.706

- Theo thời hạn Ngắn hạn 503.152 616.142 617.784 Trung và dài hạn 17.816 21.462 46.922 - Theo TPKT Hộ SXKD 423.570 479.557 541.883 Khách hàng DN 97.398 158.047 122.823 Doanh số thu nợ 545.309 605.928 586.094 - Theo thời hạn Ngắn hạn 497.348 567.707 563.865 Trung và dài hạn 47.961 38.221 22.229 - Theo TPKT Hộ SXKD 457.861 456.234 476.085 Khách hàng DN 87.448 149.694 110.009 Dư nợ 328.811 360.487 439.099 - Theo thời hạn Ngắn hạn 252.984 301.418 355.337 Trung và dài hạn 75.827 59.069 83.762 - Theo TPKT Hộ SXKD 289.446 312.769 378.567 Khách hàng DN 39.365 47.718 60.532 Nợ xấu 4.259 2.112 1.967 - Theo thời hạn Ngắn hạn 747 615 508 Trung và dài hạn 3.512 1.497 1.459 - Theo TPKT Hộ SXKD 4.259 2.112 1.967 Khách hàng DN 0 0 0

48

Doanh số cho vay hộ SXKD 423.570 479.557 541.883 - Theo thời hạn Ngắn hạn 409.592 464.227 508.504 Trung và dài hạn 13.978 15.330 33.379 - Theo ngành kinh tế KTTH(VAC) 176.134 190.530 200.243 Thương mại DV 49.644 31.424 56.985 Chăn nuôi 98.591 144.349 137.138 Trồng trọt 85.486 93.687 123.246

Máy nông nghiệp 13.715 19.567 24.271

Doanh số thu nợ hộ SXKD 457.861 456.234 476.085

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh trà ôn – vĩnh long (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)