Doanh số thu nợ hộ SXKD

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh trà ôn – vĩnh long (Trang 39)

Thời gian qua Ngân hàng luôn không ngừng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, áp dụng các biện pháp như theo dõi việc sử dụng vốn vay, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng thời hạn, điều chỉnh và cơ cấu lại thời hạn trả nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trả nợ đúng hạn.

4.3.2.1 Doanh số thu nợ hộ SXKD theo thời gian

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Trà Ôn từ năm 2011 đến 2013 Đơn vị: triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) Ngắn hạn 418.760 91,46 427.801 93,77 459.946 96,61 9.041 2,16 32,145 7,51 Trung, DH 39.101 8,54 28.433 6,23 16.139 3,39 (10.668) (27,28) (12.294) (43,24) Tổng 457.861 100 456.234 100 476.085 100 (1.627) (0,36) 19.851 4,35

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Trà Ôn

Đối với tổ chức kinh doanh nói chung, đầu tư kinh doanh thì phải có lời, tức thu được lợi nhuận. Với Ngân hàng cũng vậy, dù doanh số cho vay cao đến đâu mà việc thu nợ không nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, cũng như hoạt động của Ngân hàng. Thu hồi nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng đồng vốn của Ngân hàng. Doanh số thu hồi nợ càng nhiều thì kết quả tín dụng càng cao, vì đây chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay Ngân hàng thu về được khi đáo hạn trong một thời điểm nhất định và Ngân hàng đã thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của mình. Vì thế, Ngân hàng rất quan tâm và chú ý nhiều hơn trong việc thu hồi vốn.

Xác định công tác thu hồi nợ là nhiệm vụ quan trọng, Ngân hàng không ngừng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, coi nó là hoạt động chủ chốt của Ngân hàng. Qua bảng số liệu doanh số thu nợ hộ SXKD cho thấy hoạt động thu hồi nợ của Ngân hàng tương đối tốt, chênh lệch giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ không nhiều, phần nào khẳng định kết quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Doanh số thu nợ hộ SXKD luôn đạt gần 460 tỷ đồng, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ là do doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng từ 91% trở lên và có xu hướng tăng qua các năm. Ngoài ra, cho vay ngắn hạn thường có thời hạn ngắn dưới

30

12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh, khi đồng vốn xoay vòng nhanh Ngân hàng tiếp tục cho vay, làm doanh số cho vay tăng từ đó doanh số thu nợ không ngừng tăng theo.

Bên cạnh đó doanh số thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng có xu hướng giảm qua 3 năm, năm 2013 doanh số này đạt 16.139 triệu đồng giảm 12.294 triệu đồng, tốc độ giảm tương ứng 43,24% so năm 2012. Tuy có xu hướng giảm nhưng doanh số thu nợ trung và dài hạn không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh số thu nợ hộ SXKD của Ngân hàng, do doanh số thu nợ này chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Ngoài ra, doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm mạnh do Ngân hàng tập trung thu hồi nợ ngắn hạn nên doanh số thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng giảm. Do đặc tính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có thời hạn trên 12 tháng là chứa đựng nhiều rủi ro, khả năng lợi nhuận rất thấp, hay những khoản vay chưa đến hạn trả.

4.3.2.2 Doanh số thu nợ hộ SXKD theo ngành kinh tế

Qua bảng 4.6 nhìn chung tình hình thu nợ các ngành kinh tế của Ngân hàng có sự giảm, tăng không đều nhưng tốc độ giảm thấp hơn tốc độ tăng, do đó không ảnh hưởng đến tổng doanh số thu nợ hộ SXKD. Trong đó doanh số thu nợ kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ hộ SXKD của Ngân hàng là do doanh số cho vay cao, chiếm tỷ trọng từ 37%. Những hộ sản xuất thu lợi nhuận cao từ kinh tế tổng hợp, được như vậy là do Ngân hàng đã cung ứng nguồn vốn nhanh chóng, bên cạnh đó hộ SXKD dành hết thời gian cho việc chăm sóc vườn và chăn nuôi nên hiệu quả kinh tế rất khả quan.

Ngoài ra, các ngành chăn nuôi và trồng trọt cũng chiếm tỷ trọng khá cao đạt từ 18,00% trong tổng doanh số thu nợ hộ SXKD. Vì đây cũng là ngành kinh tế truyền thống ở huyện, những năm gần đây hộ dân áp dụng kỹ thuật canh tác mới nên hạn chế dịch bệnh, đồng thời tạo sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập, ổn định sản xuất. Cùng với sự đôn đốc và chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng nên hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng được đảm bảo, việc trả nợ của hộ dân đảm bảo đúng thời hạn.

Khoản vay mua máy nông nghiệp là khoản vay lớn và có thời hạn dài. Do việc sử dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp không những tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn nâng cao năng suất mùa vụ việc thu nợ trong lĩnh vực này không gặp trở ngại nên xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2013 doanh số thu nợ đạt 26.792 triệu đồng tăng 8.178 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng 43,93% so năm 2012.

31

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ hộ SXKD theo theo ngành kinh tế của Agribank Trà Ôn từ năm 2011 đến 2013

Đơn vị: triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) KTTH (VAC) 186.372 40,70 186.214 40,82 178.591 37,51 (158) (0,08) (7.623) (4,09) Thương mại DV 34.085 7,44 33.125 7,26 42.471 8,92 (960) (2,82) 9.346 28,21 Chăn nuôi 112.460 24,56 132.702 29,09 121.274 25,47 20.242 18,00 (11.428) (8,61) Trồng trọt 100.859 22,03 85.579 18,76 106.957 22,47 (15.280) (15,15) 21.378 24,98 Máy nông nghiệp 24.085 5,26 18.614 4,08 26.792 5,63 (5.471) (22,72) 8.178 43,93

Tổng 457.861 100 456.234 100 476.085 100 (1.627) (0,36) 19.851 4,35

32

4.3.3 Dư nợ hộ SXKD

Hoạt động cho vay hộ SXKD của Ngân hàng trong các năm qua luôn phát triển không ngừng góp phần phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho các hộ dân trong hoạt động nông nghiệp ở nông thôn.

4.3.3.1 Dư nợ hộ SXKD theo thời gian

Bảng 4.7: Dư nợ hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Trà Ôn từ năm 2011 đến 2013

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Trà Ôn

Trong những năm qua với những chính sách của Chính Phủ nhằm phát triển nông nghiệp nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn bằng các chính sách giúp các hộ dân có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức để đầu tư phát triển sản xuất do đó nhu cầu vốn của người dân đối với Ngân hàng ngày càng tăng lên. Ngoài ra, Ngân hàng đã thực hiện tốt nhiều giải pháp hữu hiệu như các chính sách ưu đãi khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, công tác tiếp thị đã làm cho hoạt động của Ngân hàng từng bước đi lên vững chắc. Dư nợ hộ SXKD tăng qua các năm còn cho thấy các chính sách tín dụng của Ngân hàng ngày càng hiệu quả, khả năng cạnh tranh ngày càng nâng cao thu hút được nhiều khách hàng.

Trong các năm qua trọng tâm của Ngân hàng là cấp tín dụng ngắn hạn cho các hộ dân đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động thu nợ đạt được nhiều kết quả tốt do các nông hộ đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn có hiệu quả do đó tình hình dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn có xu hướng tăng và đạt từ 77,00% trở lên trong tổng dư nợ hộ SXKD của Ngân hàng. Ngoài ra, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do doanh số cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, kỳ hạn ngắn, hơn nữa Ngân hàng mở rộng cho vay mô hình kinh tế tổng hợp trong đó có đầu tư chăn

Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) Ngắn hạn 225.218 77,81 261.644 83,65 310.202 81,94 36.426 16,17 48.558 18,56 Trung, DH 64.228 22,19 51.125 16,35 68.365 18,06 (13.103) (20,40) 17.240 33,72 Tổng 289.446 100 312.769 100 378.567 100 23.323 8,06 65.798 21,04

33

nuôi, ao cá, ruộng vườn…đã làm cho hộ SXKD đầu tư vào nhiều loại giống nông sản có giá trị kinh tế cao hơn, cải tạo những vườn cây kém hiệu quả. Từ đó làm cho doanh số vay vốn cao dẫn đến dư nợ cũng cao theo.

Doanh số cho vay trung và dài hạn Ngân hàng tăng cao năm 2013 với tốc độ 117,74%, trong khi đó doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm tốc độ 43,24%, nên dư nợ trung và dài hạn hộ SXKD tăng thêm 17.240 triệu đồng, tốc độ tăng 33,72% so năm 2012. Dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng cho thấy Ngân hàng đang mở rộng doanh số cho vay với đối tượng này, mở rộng thị trường, đa dạng hóa đối tượng vay vốn, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

4.3.3.2 Dư nợ hộ SXKD theo ngành kinh tế

Ngân hàng Agribank Trà Ôn đã không ngừng bám sát mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, từng bước phát triển nông nghiệp nông thôn cũng như nâng cao hoạt động của Ngân hàng. Ngoài ra, cho thấy kết quả công tác tuyên truyền về các hình thức cho vay của Ngân hàng đến các hộ dân. Dư nợ các ngành kinh tế tăng cho thấy sự thành công của Ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng, phát triển các ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới.

Là ngành kinh tế có doanh số cho vay cao nên dư nợ ngành kinh tế tổng hợp cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ hộ SXKD của Ngân hàng. Vừa chăn nuôi vừa trồng trọt có thể tiết kiệm chi phí vay nhiều lần, tận dụng tối đa thời gian rảnh cho việc sản xuất nên dư nợ lĩnh vực này tăng. Tuy nhiên, tỷ trọng kinh tế tổng hợp có xu hướng giảm qua 3 năm, năm 2011 đạt tỷ trọng 42,70%, đến năm 2013 chiếm tỷ trọng 39,50%. Nguyên nhân giảm tỷ trọng của ngành kinh tế này là dư nợ của ngành thương mại dịch vụ, chăn nuôi, trồng trọt có xu hướng tăng lên. Huyện Trà Ôn đang trong quá trình thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” xã Xuân Hiệp, xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến lúa đạt chất lượng cao đáp ứng tốt cho nhu cầu xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng với doanh nghiệp. Thời gian gần đây diện tích trồng rau màu luân canh trên đất lúa tăng mạnh ở những loại cây có hiệu quả kinh tế cao như khoai lang, hành lá và rau các loại, những mô hình đem lại năng suất cao cho người dân. Ngoài ra, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung sản xuất các sản phẩm giá trị cao như: lươn, cá lóc, bò, nuôi gà… hiện nay giá cả sản phẩm chăn nuôi bắt đầu tăng mạnh, dịch bệnh trên vật nuôi cơ bản được kiểm soát nên nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng qui mô sản xuất làm dư nợ những ngành kinh tế này của Ngân hàng tăng lên.

34

Bảng 4.8: Dư nợ hộ SXKD theo ngành kinh tế của Agribank Trà Ôn từ năm 2011 đến 2013

Đơn vị: triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) KTTH (VAC) 123.581 42,70 127.897 40,89 149.549 39,50 4.316 3,49 21.652 16,93 Thương mại DV 56.421 19,49 54.720 17,50 69.234 18,29 (1.701) (3,01) 14.514 26,52 Chăn nuôi 43.335 14,97 54.982 17,58 70.846 18,71 11.647 26,88 15.864 28,85 Trồng trọt 55.128 19,05 63.236 20,22 79.525 21,01 8.108 14,71 16.289 25,76

Máy nông nghiệp 10.981 3,79 11.934 3,82 9.413 2,49 953 8,68 (2.521) (21,12)

Tổng 289.446 100 312.769 100 378.567 100 23.323 8,06 65.798 21,04

35

4.3.4 Nợ xấu hộ SXKD

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp thì sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra, sự phát triển của các loại dịch bệnh, diễn biến của thời tiết có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn vốn, lợi nhuận cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng của các hộ nông nghiệp do đó các yếu tố này có ảnh hưởng nhiều đến tình hình nợ xấu của Ngân hàng.

4.3.4.1 Nợ xấu hộ SXKD theo thời gian

Bảng 4.9: Nợ xấu hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Trà Ôn từ năm 2011 đến 2013 Đơn vị: triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) Ngắn hạn 747 17,54 615 29,12 508 25,83 (132) (17,67) (107) (17,40) Trung, DH 3.512 82,46 1.497 70,88 1.459 74,17 (2.015) (57,37) (38) (2,54) Tổng 4.259 100 2.112 100 1.967 100 (2.147) (50,41) (145) (6,87)

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Trà Ôn

Nhìn chung tình hình nợ xấu hộ SXKD của Ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm, năm 2012 nợ xấu là 2.112 triệu đồng giảm 2.147 triệu đồng với tốc độ giảm tương ứng 50,41% so năm 2011. Đạt được kết quả đó là do công tác đôn đốc thu hồi nợ đạt kết quả tốt, kịp thời phát hiện xử lý các trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ dân đạt hiệu quả. Năm 2012 tình hình giá cả các loại nông sản bắt đầu ổn định, điều kiện sản xuất có nhiều thuận lợi kéo theo các hoạt động hỗ trợ khác trong nông nghiệp, người dân sản xuất đạt được lợi nhuận trả nợ Ngân hàng đầy đủ nên chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong năm được nâng cao khoản nợ xấu giảm.

Qua kết quả phân tích cho thấy tỷ trọng cho vay hộ SXKD đối với thời hạn trung và dài hạn là rất thấp so với cho vay ngắn hạn tuy nhiên nợ xấu lại chiếm tỷ trọng rất cao. Nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng từ 74% trở lên và có xu hướng giảm, do Ngân hàng mở rộng đối tượng cho vay nên doanh số cho vay trung và dài hạn hộ SXKD có xu hướng tăng, trong khi đó doanh số thu nợ lại giảm qua các năm. Năm 2011 nợ xấu trung và dài hạn là 3.512 triệu

36

đồng chiếm tỷ trọng 82,46% trong tổng nợ xấu của hộ SXKD, trong năm tình hình giá cả một số nông sản biến động có xu hướng giảm, những hộ kinh doanh không lợi nhuận nên ngưng sản xuất ảnh hưởng khả năng trả nợ Ngân hàng. Nợ xấu trung và dài hạn năm 2012 là 1.497 triệu đồng giảm 2.015 triệu đồng, tốc độ giảm tương ứng 57,37% so năm 2011. Ngân hàng cơ cấu thời hạn trả nợ những nhóm nợ, đưa những biện pháp hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi giúp hộ nông dân trả nợ vay, nợ xấu giảm đáng kể còn cho thấy thiện chí trả nợ của người dân ngày càng được cải thiện. Những món vay có thời hạn dài thường chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn Ngân hàng cần thận trọng trong công tác thẩm định đối với các khoản vay trung và dài hạn, và có những biện pháp đôn đốc nhắc nhợ tích cực nhằm tránh hiện tượng nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao.

4.3.4.2 Nợ xấu hộ SXKD theo ngành kinh tế

Qua bảng 4.10 nợ xấu các ngành kinh tế của hộ SXKD có sự tăng, giảm không đồng đều qua 3 năm. Trong đó, nợ xấu thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao từ 68% trở lên trong tổng nợ xấu của hộ SXKD. Ngành thương mại dịch vụ cần nhiều vốn đầu tư và thời gian thu hồi vốn chậm, nên những hộ vay số tiền lớn thường vay trung và dài hạn. Kinh doanh dịch vụ phụ thuộc vào kết quả sản xuất các hộ nông dân Ngân hàng nhận thấy các khoản cho vay này chứa nhiều rủi ro nên đã kiểm soát rất chặt chẽ, năm 2012 nợ xấu thương mại dịch vụ là 1.520 triệu đồng giảm 2.337 triệu đồng, tốc độ giảm tương ứng 60,59% so năm 2011. Nguyên nhân nhờ phát triển mạnh cây màu chuyên canh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh trà ôn – vĩnh long (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)