Phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh trà ôn – vĩnh long (Trang 29)

Căn cứ vào mục tiêu phát triền kinh tế - xã hội của Huyện chi nhánh Agribank huyện Trà Ôn đề ra phương hướng hoạt động như sau:

- Phát huy mặt tích cực, mặt làm được đồng thời khắc phục tốt những khó khăn tồn tại trong thời gian qua. Làm cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong chi nhánh Ngân hàng quán triệt mục tiêu kinh doanh, hướng tới lợi ích của Ngân hàng để từ đó phấn đấu trong hoạt động kinh doanh có chất lượng cao.

- Tiếp tục đổi mới và phát triển ứng dụng công nghệ Ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, đủ sức cạnh tranh và hội nhập.

- Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, ưu tiên vốn cho đầu tư nông nghiệp, nông thôn.

- Thường xuyên cập nhật và thông báo thông tin kinh tế có liên quan đến rủi ro kinh doanh của Ngân hàng đến từng cán bộ công nhân viên, tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.

20

CHƯƠNG 4

TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TRÀ ÔN

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

Một trong những chức năng quan trọng của Ngân hàng là phân phối lại tài nguyên, luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Do đó, để thực hiện được chức năng đó thì nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, và cũng rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Vì vậy, một Ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của Ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Ôn ngoài vốn huy động được từ các tầng lớp xã hội, các tổ chức kinh tế trong địa bàn…Còn có vốn điều chuyển từ hội sở, tuy nhiên vốn huy động của Ngân hàng đã đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng nên Ngân hàng không có vốn điều chuyển. Nghiệp vụ huy động vốn là một nghiệp vụ thiết yếu, luôn đi song hành với nghiệp vụ cấp tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Những năm qua Agribank Trà Ôn luôn chú trọng quan tâm đến hoạt động huy động vốn khách hàng để có thể chủ động sử dụng nguồn vốn cho hoạt động cấp tín dụng của mình.

Những năm gần đây đã có những tín hiệu khả quan hơn về sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của người dân, lượng tiền nhàn rỗi tăng lên đồng thời người dân dần dần đã có thói quen gửi tiết kiệm đối với những khoản tiền chưa có nhu cầu sử dụng. Nắm bắt được nhu cầu của dân cư Ngân hàng luôn có những chính sách, sản phẩm phù hợp đặc biệt là chính sách lãi suất linh hoạt cũng như việc tuyên truyền, phổ biến sản phẩm huy động vốn của mình để tác động đến thói quen, thị hiếu đầu tư của dân cư từ đó khai thác được nguồn vốn tiềm năng từ đối tượng này, và dần tạo được niềm tin và mối quan hệ tốt với khách hàng.

21

Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của Agribank Trà Ôn từ năm 2011 đến 2013

Đơn vị: triệu đồng Năm Chênh kệch 2012/20111 2013/2012 Chi tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động VND 502.278 98,47 639.334 99,14 651.827 98,91 137.056 27,29 12.493 1,95

- Tiền gửi Kho bạc 7.263 1,42 27.831 4,32 22.180 3,37 20.568 283,19 (5.651) (20,30) - Tiền gửi TK KKH 13.600 2,67 17.978 2,79 22.666 3,44 4.378 32,19 4.688 26,08 - Tiền gửi TK CKH 481.415 94,38 603.525 93,59 606.981 92,11 122.110 25,36 3.456 0,57 TG < 12 tháng 469.205 91,99 603.407 93,57 429.382 65,16 134.202 28,60 (174.025) (28,84) TG >12 tháng 11.887 233 72 0,01 177.476 26,93 (11.815) (99,39) 177.404 246394,44 TG > 24 tháng 323 0,06 46 0,01 123 0,02 (277) (85,76) 77 167,39 Vốn USD quy VND 7.800 1,53 5.540 0,86 7.155 1,09 (2.260) (28,97) 1.615 29,15 -TG KKH quy VND 55 0,01 3 0,00 0 0,00 (52) (94,55) (3) (100,00) -TG CKH quy VND 7.745 1,52 5.537 0,86 7.155 1,09 (2.208) (28,51) 1.618 29,22 Tổng vốn huy động 510.078 100 644.874 100 658.982 100 134.796 26,43 14.108 2,19

22

Qua bảng số liệu 4.1 tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong 3 năm thì gồm huy động bằng nội tệ và huy động bằng ngoại tệ. Vốn huy động bằng VND luôn chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Cụ thể, năm 2012 vốn huy động VND chiếm 99,14% trong tổng vốn huy động. Do là chi nhánh Ngân hàng ở huyện nên khách hàng chủ yếu là những hộ dân, Ngân hàng chỉ tập trung huy động vốn những đối tượng này. Ngoài ra, những năm gần đây Ngân hàng tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp những sản phẩm tiền gửi đa dạng, và tổ chức chương trình rút thăm trúng thưởng, nên thu hút những hộ dân gửi tiền vào Ngân hàng. Do sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng nên công tác huy động vốn vẫn phát triển qua các năm với lượng vốn huy động được ngày càng tăng. Năm 2011 nguồn vốn huy động đạt 510.078 triệu đồng nhưng đến năm 2012 nguồn vốn này tăng lên 644.874 triệu đồng tức là tăng lên 26,43% so với năm trước, nhưng sang năm 2013 thì vốn huy động tăng không đáng kể chỉ tăng 14.108 triệu đồng tức tăng 2,19% so năm 2012.

Huy động ngoại tệ của Ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp do Ngân hàng chủ yếu huy động vốn từ doanh nghiệp, trên địa bàn huyện chưa có nhiều doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp lớn chưa tham gia thanh toán nhiều bằng ngoại tệ. Trong cơ cấu vốn huy động VND tiền gửi TK CKH chiếm tỷ trọng khá cao.

Tiền gửi TK CKH là khoản tiền gửi mà người dân gửi vào với mục đích nhận lãi từ chính đồng vốn của họ. Đối tượng tham gia vào tiền gửi có kỳ hạn rất đa dạng như cá nhân, hộ gia đình, cán bộ công nhân viên, các cá nhân buôn bán, kinh doanh…họ gửi tiền vào Ngân hàng khi nào cần thiết hoặc khi đáo hạn thì mới rút tiền ra. Do đây là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, Ngân hàng biết trước được khi nào họ rút vốn ra, nên giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc cho các đối tượng cần vay vốn vay, hỗ trợ chi phí sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Xác định được tầm quan trọng của tiền gửi TK CKH Ngân hàng áp dụng mức lãi

suất tương đối cao để thu hút khách hàng.

Qua các năm, tiền gửi TK CKH không ngừng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Tiền gửi TK CKH luôn đạt tỷ trọng trên 90%, năm 2011 chiếm tỷ trọng cao nhất 94,38% trong tổng vốn huy động VND. Trong đó, tiền gửi TK CKH trên 12 tháng biến động không ổn định, năm 2013 đạt 177.476 triệu đồng tăng 177.404 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng 246394,44% so năm 2012. Nguyên nhân tiền gửi TK CKH tăng mạnh do lãi suất huy động vốn có xu hướng giảm, lãi suất huy động tiền gửi TK CKH dưới 12 tháng cao nhất là 7,50%, còn lãi suất huy động tiền gửi TK CKH trên

23

12 tháng 9%, nên khách hàng có xu hướng chuyển sang loại tiền gửi có kỳ hạn dài. Ngoài ra, Agribank Trà Ôn thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới Ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là các nguồn vốn có tính ổn định cao, vốn có thời hạn gửi dài, huy động nguồn vốn tại chỗ để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của nền kinh tế, nhất là nhu cầu vốn trong nông nghiệp và nông thôn.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

Hòa vào mục tiêu, sứ mệnh chung của toàn hệ thống, nhận thức tầm quan trọng chương trình mục tiêu quốc gia xây nông thôn mới. Những năm qua Agribank Trà Ôn tập trung đầu tư tín dụng, cung ứng sản phẩm dịch vụ tiện ích để góp phần phát triển thị trường truyền thống nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Do đó, Ngân hàng tập trung cấp tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà đối tượng cụ thể là những nông hộ trực tiếp tham gia hoạt động SXKD. Với những chính sách ưu đãi nhằm phát triển nông nghiệp, đồng thời nắm bắt và xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ giữa những hộ SXKD và Ngân hàng. Chủ động và ưu tiên về nguồn vốn để tạo điều kiện cho hộ dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng thực hiện tư vấn cho hộ SXKD trong việc sử dụng vốn vay trên cơ sở phân tích, đánh giá những thế mạnh, hạn chế của địa phương để bảo đảm an toàn, hiệu quả cho cả hộ dân và Ngân hàng góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn.

Vì vậy trong những năm qua hoạt động tín dụng hộ SXKD luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng. Cùng với hoạt động cho vay ngày càng phát triển thì doanh số cho vay đối với nông hộ SXKD bảng 4.2 chiếm tỷ trọng lớn từ 75% trở lên trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng các năm qua. Cùng với đó hoạt động thu nợ tín dụng đối với hộ SXKD đóng vai trò quyết định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, với truyền thống là cấp tín dụng cho các hộ SXKD trong nông nghiệp nên Ngân hàng có kinh nghiệm và những chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các nông hộ hoàn thành nghĩa vụ trả nợ vì vậy hoạt động thu nợ đạt được nhiều kết quả, số nợ thu được từ tín dụng hộ SXKD luôn chiếm từ 75% tổng doanh số thu nợ qua 3 năm.

24

Bảng 4.2: Tình hình tín dụng của Agribank Trà Ôn từ năm 2011 đến 2013

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Trà Ôn

Năm Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%)

- Doanh số cho vay theo TPKT 520.968 100 637.604 100 664.706 100

Hộ SXKD 423.570 81,30 479.557 75,21 541.883 81,52

KH DN 97.398 18,70 158.047 24,79 122.823 18,48

- Doanh số thu nợ theo TPKT 545.309 100 605.928 100 586.094 100

Hộ SXKD 457.861 83,96 456.234 75,30 476.085 81,23 KH DN 87.448 16,04 149.694 24,70 110.009 18,77 - Dư nợ theo TPKT 328.811 100 360.487 100 439.099 100 Hộ SXKD 289.446 88,03 312.769 86,76 378.567 86,21 KH DN 39.365 11,97 47.718 13,24 60.532 13,79 - Nợ xấu theo TPKT 4.259 100 2.112 100 1.967 100 Hộ SXKD 4.259 100 2.112 100 1.967 100 KH DN 0 0 0 0 0 0

25

Qua đó ta thấy được vai trò chủ đạo của hoạt động tín dụng hộ SXKD đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, điều này còn cho thấy Ngân hàng đã tận dụng nguồn lực của mình nhằm đầu tư phát triển cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Do đó Ngân hàng luôn có những chính sách nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với nông hộ nên những năm qua tín dụng hộ SXKD có sự tăng trưởng khá tốt đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng tín dụng chung khi dư nợ cho vay hộ SXKD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Hoạt động cho vay hộ SXKD có vai trò qua trọng đối với Ngân hàng nên việc kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng hộ SXKD được Ngân hàng quan tâm hàng đầu với tỷ lệ nợ xấu tín dụng hộ SXKD luôn kiểm soát được và có xu hướng giảm qua 3 năm.

Hoạt động cấp tín dụng đối với hộ SXKD trong nông nghiệp là hoạt động là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng do đó sự biến động trong hoạt động này từ những yếu tố khác nhau trong các năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng. Vì vậy, ta sẽ xác định sự biến động này qua việc phân tích các yếu tố về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu trong hoạt động tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng, hơn nữa việc sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ SXKD cũng rất cần thiết. Từ đó, ta có thể đưa ra những hạn chế trong hoạt động tín dụng hộ SXKD và đề xuất các giải pháp giúp cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH

4.3.1 Doanh số cho vay hộ SXKD

Ngoài mục tiêu huy động vốn, Ngân hàng còn phải sử dụng đồng vốn đó sao cho hiệu quả, mang lại lợi nhuận và góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng. Trong những năm qua, đồng vốn của Ngân hàng đã đi sâu vào từng xóm, ấp, từng hộ SXKD trên toàn địa bàn huyện Trà Ôn, giải quyết vần đề công ăn việc làm cho lượng lao động nhàn rỗi trong dân cư góp phần phát triển kinh tế và đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Hoạt động tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng ngày càng phát triển với doanh số cho vay tăng tưởng qua các năm, tốc độ tăng từ 13,00%. Đạt được kết quả đó là do sự cố gắng của cán bộ Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác cho vay, cải thiện bớt các thủ tục cho vay, công tác phục vụ của Ngân hàng ngày càng tốt hơn, đáp ứng ngày càng sâu rộng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các hộ dân trên địa bàn.

26

4.3.1.1 Doanh số cho vay hộ SXKD theo thời gian

Bảng 4.3: Doanh số cho vay hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Trà Ôn từ năm 2011 đến 2013

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Trà Ôn

Những năm qua tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng có mức tăng trưởng tốt đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ dân và doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao từ 93% trong tổng doanh số cho vay đối với hộ SXKD. Năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn tăng thêm 54.635 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng 13,74% so năm 2011 và co xu hướng tiếp tục tăng. Nguyên nhân là do ở huyện Trà Ôn tập trung ở các ngành nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và ngành thủy sản. Những năm gần đây hộ SXKD ở huyện được Trung tâm Thông tin Nông nghiệp Nông thôn Vĩnh Long phối hợp với Chi cục BVTV tỉnh Vĩnh Long tổ chức lớp tập huấn những quy trình canh tác mới: quy trình canh tác xà lách son, khoai lang, nhãn, chôm chôm theo hướng Viet GAP.

Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long đã triển khai nhiều mô hình nuôi các đối tượng thủy đặc sản như: Ếch, lươn, cá lóc…điển hình như mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới. Những quy trình canh tác, mô hình trên đều cần nhiều vốn để cải tạo lại ao, vườn để phục vụ cho mô sản xuất, đặc tính của các mô hình này có chu kỳ sản xuất ngắn nhưng đạt hiệu quả cao, thường thiếu hụt vốn đầu tư vào mùa vụ và dư thừa vào mùa thu hoạch do đó doanh số cho vay ngắn hạn cũng chính là hoạt động cho vay chủ yếu của Ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết về vốn giúp quá trình sản xuất của nông dân được ổn định nâng mức thu nhập cho hộ sản xuất.

Ngân hàng cấp vốn trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để chuyển đổi, mở rộng sản xuất kinh doanh của các hộ dân như xây mới, tu bổ chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao nuôi cá…cũng như mua sắm thiết bị máy móc cơ giới trong nông nghiệp. Do hộ SXKD thấy hiệu quả của

Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh trà ôn – vĩnh long (Trang 29)