Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh trà ôn – vĩnh long (Trang 33)

Hòa vào mục tiêu, sứ mệnh chung của toàn hệ thống, nhận thức tầm quan trọng chương trình mục tiêu quốc gia xây nông thôn mới. Những năm qua Agribank Trà Ôn tập trung đầu tư tín dụng, cung ứng sản phẩm dịch vụ tiện ích để góp phần phát triển thị trường truyền thống nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Do đó, Ngân hàng tập trung cấp tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà đối tượng cụ thể là những nông hộ trực tiếp tham gia hoạt động SXKD. Với những chính sách ưu đãi nhằm phát triển nông nghiệp, đồng thời nắm bắt và xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ giữa những hộ SXKD và Ngân hàng. Chủ động và ưu tiên về nguồn vốn để tạo điều kiện cho hộ dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng thực hiện tư vấn cho hộ SXKD trong việc sử dụng vốn vay trên cơ sở phân tích, đánh giá những thế mạnh, hạn chế của địa phương để bảo đảm an toàn, hiệu quả cho cả hộ dân và Ngân hàng góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn.

Vì vậy trong những năm qua hoạt động tín dụng hộ SXKD luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng. Cùng với hoạt động cho vay ngày càng phát triển thì doanh số cho vay đối với nông hộ SXKD bảng 4.2 chiếm tỷ trọng lớn từ 75% trở lên trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng các năm qua. Cùng với đó hoạt động thu nợ tín dụng đối với hộ SXKD đóng vai trò quyết định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, với truyền thống là cấp tín dụng cho các hộ SXKD trong nông nghiệp nên Ngân hàng có kinh nghiệm và những chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các nông hộ hoàn thành nghĩa vụ trả nợ vì vậy hoạt động thu nợ đạt được nhiều kết quả, số nợ thu được từ tín dụng hộ SXKD luôn chiếm từ 75% tổng doanh số thu nợ qua 3 năm.

24

Bảng 4.2: Tình hình tín dụng của Agribank Trà Ôn từ năm 2011 đến 2013

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Trà Ôn

Năm Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%)

- Doanh số cho vay theo TPKT 520.968 100 637.604 100 664.706 100

Hộ SXKD 423.570 81,30 479.557 75,21 541.883 81,52

KH DN 97.398 18,70 158.047 24,79 122.823 18,48

- Doanh số thu nợ theo TPKT 545.309 100 605.928 100 586.094 100

Hộ SXKD 457.861 83,96 456.234 75,30 476.085 81,23 KH DN 87.448 16,04 149.694 24,70 110.009 18,77 - Dư nợ theo TPKT 328.811 100 360.487 100 439.099 100 Hộ SXKD 289.446 88,03 312.769 86,76 378.567 86,21 KH DN 39.365 11,97 47.718 13,24 60.532 13,79 - Nợ xấu theo TPKT 4.259 100 2.112 100 1.967 100 Hộ SXKD 4.259 100 2.112 100 1.967 100 KH DN 0 0 0 0 0 0

25

Qua đó ta thấy được vai trò chủ đạo của hoạt động tín dụng hộ SXKD đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, điều này còn cho thấy Ngân hàng đã tận dụng nguồn lực của mình nhằm đầu tư phát triển cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Do đó Ngân hàng luôn có những chính sách nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với nông hộ nên những năm qua tín dụng hộ SXKD có sự tăng trưởng khá tốt đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng tín dụng chung khi dư nợ cho vay hộ SXKD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Hoạt động cho vay hộ SXKD có vai trò qua trọng đối với Ngân hàng nên việc kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng hộ SXKD được Ngân hàng quan tâm hàng đầu với tỷ lệ nợ xấu tín dụng hộ SXKD luôn kiểm soát được và có xu hướng giảm qua 3 năm.

Hoạt động cấp tín dụng đối với hộ SXKD trong nông nghiệp là hoạt động là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng do đó sự biến động trong hoạt động này từ những yếu tố khác nhau trong các năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng. Vì vậy, ta sẽ xác định sự biến động này qua việc phân tích các yếu tố về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu trong hoạt động tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng, hơn nữa việc sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ SXKD cũng rất cần thiết. Từ đó, ta có thể đưa ra những hạn chế trong hoạt động tín dụng hộ SXKD và đề xuất các giải pháp giúp cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH

4.3.1 Doanh số cho vay hộ SXKD

Ngoài mục tiêu huy động vốn, Ngân hàng còn phải sử dụng đồng vốn đó sao cho hiệu quả, mang lại lợi nhuận và góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng. Trong những năm qua, đồng vốn của Ngân hàng đã đi sâu vào từng xóm, ấp, từng hộ SXKD trên toàn địa bàn huyện Trà Ôn, giải quyết vần đề công ăn việc làm cho lượng lao động nhàn rỗi trong dân cư góp phần phát triển kinh tế và đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Hoạt động tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng ngày càng phát triển với doanh số cho vay tăng tưởng qua các năm, tốc độ tăng từ 13,00%. Đạt được kết quả đó là do sự cố gắng của cán bộ Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác cho vay, cải thiện bớt các thủ tục cho vay, công tác phục vụ của Ngân hàng ngày càng tốt hơn, đáp ứng ngày càng sâu rộng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các hộ dân trên địa bàn.

26

4.3.1.1 Doanh số cho vay hộ SXKD theo thời gian

Bảng 4.3: Doanh số cho vay hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Trà Ôn từ năm 2011 đến 2013

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Trà Ôn

Những năm qua tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng có mức tăng trưởng tốt đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ dân và doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao từ 93% trong tổng doanh số cho vay đối với hộ SXKD. Năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn tăng thêm 54.635 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng 13,74% so năm 2011 và co xu hướng tiếp tục tăng. Nguyên nhân là do ở huyện Trà Ôn tập trung ở các ngành nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và ngành thủy sản. Những năm gần đây hộ SXKD ở huyện được Trung tâm Thông tin Nông nghiệp Nông thôn Vĩnh Long phối hợp với Chi cục BVTV tỉnh Vĩnh Long tổ chức lớp tập huấn những quy trình canh tác mới: quy trình canh tác xà lách son, khoai lang, nhãn, chôm chôm theo hướng Viet GAP.

Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long đã triển khai nhiều mô hình nuôi các đối tượng thủy đặc sản như: Ếch, lươn, cá lóc…điển hình như mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới. Những quy trình canh tác, mô hình trên đều cần nhiều vốn để cải tạo lại ao, vườn để phục vụ cho mô sản xuất, đặc tính của các mô hình này có chu kỳ sản xuất ngắn nhưng đạt hiệu quả cao, thường thiếu hụt vốn đầu tư vào mùa vụ và dư thừa vào mùa thu hoạch do đó doanh số cho vay ngắn hạn cũng chính là hoạt động cho vay chủ yếu của Ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết về vốn giúp quá trình sản xuất của nông dân được ổn định nâng mức thu nhập cho hộ sản xuất.

Ngân hàng cấp vốn trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để chuyển đổi, mở rộng sản xuất kinh doanh của các hộ dân như xây mới, tu bổ chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao nuôi cá…cũng như mua sắm thiết bị máy móc cơ giới trong nông nghiệp. Do hộ SXKD thấy hiệu quả của

Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) Ngắn hạn 409.592 96,70 464.227 96,80 508.504 93,84 54.635 13,74 44.276 9,54 Trung, DH 13.978 3,30 15.330 3,20 33.379 6,16 1.352 0,33 18.049 117,74 Tổng 423.570 100 479.557 100 541.883 100 55.987 13,22 62.326 13,00

27

những mô hình canh tác mới nên mạnh dạn vay vốn Ngân hàng đầu tư sản xuất. Vì vậy, doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2013 đạt 33.379 triệu đồng tăng 18.049 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng 117,74% so năm 2012.

4.3.1.2 Doanh số cho vay hộ SXKD theo ngành kinh tế

Qua bảng 4.4 doanh số cho vay hộ SXKD theo ngành kinh tế của Ngân hàng kinh tế tổng hợp (VAC) luôn chiếm tỷ trọng cao so các ngành khác và những món vay ngắn hạn, những hộ dân sau khi thu hoạch trả nợ cho Ngân hàng và làm hồ sơ vay lại. Ngành kinh tế này chiếm tỷ trọng từ 36% trở lên trong tổng doanh số cho vay hộ SXKD, năm 2011 chiếm tới 41,58%. Kinh tế tổng hợp là loại hình sản xuất được tiến hành phổ biến ở nông thôn, bên cạnh trồng trọt người nông dân còn kết hợp cả chăn nuôi. Kinh tế tổng hợp ở huyện Trà Ôn chủ yếu là việc kết hợp giữa chăn nuôi heo, bò, trồng lúa và chăm sóc vườn. Huyện Trà Ôn có địa hình sông ngòi chằng chịt, đất đai màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi những hộ sử dụng ngành kinh tế này. Ngoài ra, đây là ngành kinh tế đặc thù và truyền thống của huyện, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ SXKD. Do kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi những hộ dân tận dụng được những khu đất trống gần nhà, thời gian nhàn rỗi chăm sóc cây trồng và vật nuôi nên thu hoạch được năng suất cao, giúp hộ dân hạn chế thiệt hại do biến động của giá cả nông sản.

Đối ngành thương mại dịch vụ Ngân hàng cho những hộ SXKD nhu cầu

vay để mua sắm những trang thiết bị, những sản phẩm như phân bón thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, gia cầm và các dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp…để kinh doanh và cung ứng dịch vụ phục cho quá trình sản xuất của những hộ khác. Do những hộ SXKD được tập huấn quy trình canh tác theo hướng Viet GAP, quy trình này cần kỹ thuật canh tác phòng ngừa sâu bệnh và dịch hại, sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật từ khâu sản xuất đến sơ chế và tiêu thụ. Vì vậy, nhu cầu vay vốn hộ SXKD tăng nên doanh số cho vay thương mại dịch vụ Ngân hàng năm 2013 đạt 56.985 triệu đồng tăng 25.561 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng 81,34% so năm 2012.

Doanh số cho vay mua máy nông nghiệp có xu hướng tăng qua 3 năm do ngày nay khoa học tiến bộ và được vận dụng vào sản xuất để giảm bớt lao động chân tay, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất mùa vụ…làm giảm bớt nặng nhọc và tiết kiệm thời gian cho hộ SXKD. Cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay tăng tốc độ 42,67% so năm 2011. Những khoản vay mua máy nông nghiệp thường là vay trung và dài hạn, máy nông nghiệp giá trị cao thu hồi vốn đầu tư chậm.

28

Bảng 4.4: Doanh số cho vay hộ SXKD theo ngành kinh tế của Agribank Trà Ôn từ năm 2011 đến 2013

Đơn vị: triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) KTTH (VAC) 176.134 41,58 190.530 39,73 200.243 36,95 14.396 8,17 9.713 5,10 Thương mại DV 49.644 11,72 31.424 6,55 56.985 10,52 (18.220) (36,70) 25.561 81,34 Chăn nuôi 98.591 23,28 144.349 30,10 137.138 25,31 45.758 46,41 (7.211) (5,00) Trồng trọt 85.486 20,18 93.687 19,54 123.246 22,74 8.201 9,59 29.559 31,55

Máy nông nghiệp 13.715 3,24 19.567 4,08 24.271 4,48 5.852 42,67 4.704 24,04

Tổng 423.570 100 479.557 100 541.883 100 55.987 13,22 62.326 13,00

29

4.3.2 Doanh số thu nợ hộ SXKD

Thời gian qua Ngân hàng luôn không ngừng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, áp dụng các biện pháp như theo dõi việc sử dụng vốn vay, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng thời hạn, điều chỉnh và cơ cấu lại thời hạn trả nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trả nợ đúng hạn.

4.3.2.1 Doanh số thu nợ hộ SXKD theo thời gian

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Trà Ôn từ năm 2011 đến 2013 Đơn vị: triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) Ngắn hạn 418.760 91,46 427.801 93,77 459.946 96,61 9.041 2,16 32,145 7,51 Trung, DH 39.101 8,54 28.433 6,23 16.139 3,39 (10.668) (27,28) (12.294) (43,24) Tổng 457.861 100 456.234 100 476.085 100 (1.627) (0,36) 19.851 4,35

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Trà Ôn

Đối với tổ chức kinh doanh nói chung, đầu tư kinh doanh thì phải có lời, tức thu được lợi nhuận. Với Ngân hàng cũng vậy, dù doanh số cho vay cao đến đâu mà việc thu nợ không nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, cũng như hoạt động của Ngân hàng. Thu hồi nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng đồng vốn của Ngân hàng. Doanh số thu hồi nợ càng nhiều thì kết quả tín dụng càng cao, vì đây chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay Ngân hàng thu về được khi đáo hạn trong một thời điểm nhất định và Ngân hàng đã thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của mình. Vì thế, Ngân hàng rất quan tâm và chú ý nhiều hơn trong việc thu hồi vốn.

Xác định công tác thu hồi nợ là nhiệm vụ quan trọng, Ngân hàng không ngừng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, coi nó là hoạt động chủ chốt của Ngân hàng. Qua bảng số liệu doanh số thu nợ hộ SXKD cho thấy hoạt động thu hồi nợ của Ngân hàng tương đối tốt, chênh lệch giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ không nhiều, phần nào khẳng định kết quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Doanh số thu nợ hộ SXKD luôn đạt gần 460 tỷ đồng, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ là do doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng từ 91% trở lên và có xu hướng tăng qua các năm. Ngoài ra, cho vay ngắn hạn thường có thời hạn ngắn dưới

30

12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh, khi đồng vốn xoay vòng nhanh Ngân hàng tiếp tục cho vay, làm doanh số cho vay tăng từ đó doanh số thu nợ không ngừng tăng theo.

Bên cạnh đó doanh số thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng có xu hướng giảm qua 3 năm, năm 2013 doanh số này đạt 16.139 triệu đồng giảm 12.294 triệu đồng, tốc độ giảm tương ứng 43,24% so năm 2012. Tuy có xu hướng giảm nhưng doanh số thu nợ trung và dài hạn không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh số thu nợ hộ SXKD của Ngân hàng, do doanh số thu nợ này chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Ngoài ra, doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm mạnh do Ngân hàng tập trung thu hồi nợ ngắn hạn nên doanh số thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng giảm. Do đặc tính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có thời hạn trên 12 tháng là chứa đựng nhiều rủi ro, khả năng lợi nhuận rất thấp, hay những khoản vay chưa đến hạn trả.

4.3.2.2 Doanh số thu nợ hộ SXKD theo ngành kinh tế

Qua bảng 4.6 nhìn chung tình hình thu nợ các ngành kinh tế của Ngân hàng có sự giảm, tăng không đều nhưng tốc độ giảm thấp hơn tốc độ tăng, do đó không ảnh hưởng đến tổng doanh số thu nợ hộ SXKD. Trong đó doanh số thu nợ kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ hộ SXKD của Ngân hàng là do doanh số cho vay cao, chiếm tỷ trọng từ 37%. Những hộ sản xuất thu lợi nhuận cao từ kinh tế tổng hợp, được như vậy là do Ngân hàng đã cung ứng nguồn vốn nhanh chóng, bên cạnh đó hộ SXKD dành hết thời gian cho việc chăm sóc vườn và chăn nuôi nên hiệu quả kinh tế rất

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh trà ôn – vĩnh long (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)