Sự thay đổi số lượng báo cáo ADR liên quan đến TCQ hàng tháng

Một phần của tài liệu Đánh giá biến cố bất lợi liên quan đến thuốc cản quang chứa iod tại bệnh viện bạch mai (Trang 43 - 46)

trước và sau khi can thiệp

Từ tháng 08/2014 đến tháng 05/2015, tổng số báo cáo ADR liên quan đến TCQ là 64 báo cáo bao gồm 63 báo cáo liên quan đến TCQ chứa iod và 01 báo cáo liên quan đến thuốc cản quang chứa gadolinium. Chúng tôi sử dụng toàn bộ số lượng 64 báo cáo để đưa vào mô tả sự thay đổi số lượng tuyệt đối, tỷ lệ tương đối của báo cáo ADR liên quan đến thuốc cản quang so với tổng số báo cáo ADR toàn viện và so với tổng số bệnh nhân được tiêm TCQ theo từng tháng tương ứng trước và sau khi có can thiệp của dược sĩ lâm sàng. Kết quả thu được như sau:

Số lượng báo cáo ADR liên quan đến TCQ từ tháng 01/2012 – 07/2014 được ghi nhận không đều đặn, có nhiều tháng liên tiếp như từ tháng 06/2012 – 10/2012 hoặc từ tháng 12/2012 – 07/ 2013 không thu được báo cáo ADR nào liên quan đến thuốc cản quang. Tổng số lượng báo cáo ADR liên quan đến TCQ trong giai đoạn này là 15. Số lượng và tỷ lệ báo cáo so với toàn viện bắt đầu có dấu hiệu tăng từ thời điểm có can thiệp của dược sĩ lâm sàng là từ tháng 08/2014, trong 10 tháng số lượng báo cáo ADR liên quan đến TCQ là

64 55 – 60% (từ tháng 01/2015 –

05/2015). Chi tiết biểu diễn ở hình 3.1:

Hình 3.1: Số lượng và tỷ lệ báo cáo ADR liên quan đến TCQ hàng tháng so với tổng số báo cáo ADR của toàn bệnh viện giai đoạn 01/2012 – 05/2015

Đồng thời, số lượng báo cáo ADR liên quan đến TCQ/1000 bệnh nhân được tiêm TCQ cũng bắt đầu tăng từ tháng 08/2014. Thời điểm trước can thiệp, tháng thu được nhiều báo cáo nhất là 1,5 báo cáo/1000BN. Sau can thiệp số lượng báo cáo tăng lên đến 3,3 báo cáo/1000BN. Chi tiết thể hiện ở hình 3.2:

Trước can thiệp Sau can thiệp

Tháng 8/2014

(%)

Hình 3.2: Số lượng báo cáo và số lượng báo cáo ADR liên quan đến TCQ tính trên 1000 BN được tiêm TCQ giai đoạn 01/2012 – 05/2015

Để đánh giá sự thay đổi về mức độ và xu hướng báo cáo ADR trước và sau thời điểm bắt đầu có can thiệp của dược sĩ lâm sàng, nghiên cứu tiếp tục phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian gián đoạn (Interupted Time Series Analysis). Kết quả thu được trình bày ở bảng sau:

Tháng 8/2014

Trước can thiệp Sau can thiệp

0,9

3,3

Bảng 3.1: Sự thay đổi về mức độ và xu hướng biến thiên của số lượng báo cáo ADR liên quan đến TCQ

Sự thay đổi

Số lượng báo cáo ADR của

TCQ

Tỷ lệ báo cáo ADR TCQ so với tổng báo cáo toàn viện

Số lượng báo cáo ADR TCQ/1000 bệnh nhân tiêm TCQ Thay đổi về mức độ (β2) 5,881 (p=0,000) 2,431 (p=0,687) 1,493 (p=0,000) Thay đổi về xu

hướng biến thiên(β3)

–0,103 (p=0,611) 4,336 (p=0,000) –0,023 (p= 0,679)

+ Số lượng báo cáo sau thời điểm can thiệp tăng lên rõ rệt với β2 = 5,881 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).Tuy nhiên, sự thay đổi xu hướng biến thiên của số lượng báo cáo sau can thiệp có giảm (β3 = -0,103<0) so với xu hướng trước can thiệp nhưng không có ý nghĩa thống kê (p=0,611).

+ Tỷ lệ báo cáo liên quan đến TCQ so với tổng báo cáo của toàn viện cũng tăng lên sau can thiệp (β2= 2,431>0), nhưng không có ý nghĩa thống kê (p=0,687). Tuy nhiên, sự thay đổi xu hướng biến thiên của tỷ lệ báo cáo so với toàn viện có xu hướng tăng lên (β3 = 4,336) và có ý nghĩa thống kê (p=0,000).

+ Số lượng báo cáo ADR liên quan đến TCQ tính trên 1000 BN được tiêm TCQ của toàn bệnh viện sau thời điểm can thiệp cũng tăng lên với β2 = 1,493 có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, sự thay đổi xu hướng biến thiên của số lượng báo cáo tính trên 1000 BN được tiêm TCQ của toàn bệnh viện sau khi can thiệp thì có xu hướng giảm (β3 = –0,023 <0), sự khác nhau giữa xu hướng trước và sau can thiệp là không có ý nghĩa thống kê (p=0,679).

Một phần của tài liệu Đánh giá biến cố bất lợi liên quan đến thuốc cản quang chứa iod tại bệnh viện bạch mai (Trang 43 - 46)