Các yếu tố nguy cơ của bệnh thận do thuốc cản quang

Một phần của tài liệu Đánh giá biến cố bất lợi liên quan đến thuốc cản quang chứa iod tại bệnh viện bạch mai (Trang 25 - 28)

• Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân:

 Bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút/1,73m2 trước tiêm thuốc cản quang chứa iod vào động mạch.

 Bệnh nhân có MLCT < 45 ml/phút/1,73m2 trước tiêm thuốc cản quang chứa iod vào tĩnh mạch.

 Có chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ suy thận cấp  Bệnh nhân mắc kèm một trong các bệnh sau:

- Bệnh thận do đái tháo đường - Mất nước

- Suy tim (NYHA mức độ 3-4) có phân suất tống máu thất trái (LVEF) thấp

- Đặt bóng đối xung động mạch chủ

- Nhồ (<24h)

- Hạ huyết áp kéo dài - Dung tích hồng cầu thấp - Trên 70 tuổi

- Đang sử dụng các thuốc độc với thận khác bao gồm: cisplatin, cyclosporin, kháng sinh aminoglycosid, thuốc chống viêm phi steroid (NSAIDs)

•Các yếu tố liên quan đến thủ thuật:

 Tiêm thuốc cản quang vào động mạch

 Sử dụng thuốc cản quang có áp lực thẩm thấu cao  Sử dụng liều lượng lớn thuốc cản quang

 Mới sử dụng thuốc cản quang trong vài ngày trước đó [73]. Bệnh nhân có nguy cơ cao xuất hiện CIN là những bệnh nhân đã có suy thận (MLCT < 60 ml/phút/1,73m2) trước khi tiêm TCQ chứa iod, đặc biệt là suy thận do đái tháo đường [55], [63].

Việc dùng liều cao TCQ hoặc tiêm nhiều liều trong vòng 72h cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện CIN kể cả trên các trường hợp chức năng thận bình thườ ớn các TCQ đã được xác đị ếu tố

[51]. Với trường hợp dùng nhiều liều, trong một nghiên cứu tiến cứu nhỏ trên 28 bệnh nhân có MLCT> 60 ml/phút/1,73m2 được tiêm TCQ chứa iod lần 2 sau 20 ngày, các bệnh nhân đều tăng có ý nghĩa nồng độ creatinin huyết thanh và giảm có ý nghĩa MLCT sau lần tiêm thứ 2 trong đó có 4 bệnh nhân (14,3%) được xác định là có xuất hiện CIN [78]. Tuy nhiên, những hiểu biết về việc tiêm nhiều liều TCQ chứa iod trong thời gian ngắn còn hạn chế và chưa rõ ràng. Đã có những bệnh nhân được tiêm hơn 1 lít TCQ chứa iod trong thời gian thực hiện một thủ thuật mà không gặp bất kỳ một ảnh hưởng nào đến chức năng thận [62], [77].

Về đường dùng: Mặc dù chưa có một nghiên cứu nào so sánh trực tiếp đường tiêm động mạch và tĩnh mạch của TCQ chứa iod, nhưng các dữ liệu hiện có cho thấy đường đưa thuốc vào trong động mạch để đi đến động mạch thận có nguy cơ gặp biến chứng trên thận có thể cao hơn đường dùng tĩnh mạch. Đường dùng tĩnh mạch của TCQ chứa iod thường được sử dụng trong chụp cắt lớp vi tính (CT) với liều thấp hơn so với chụp mạch và do đó lượng thuốc đi qua thận cũng thấp hơn. Thêm vào đó, khi chụp CT bệnh nhân bị rối

loạn huyết động học và sự tắc nghẽn do mảng vữa xơ ít hơn so với khi tiêm thuốc theo đường động mạch. Vì vậy, đường tiêm thuốc có thể đóng vai trò nhất định trong việc làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh thận [70], [72].

Loại TCQ chứa iod cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan đến việc xuất hiện CIN. Ở bệnh nhân suy thận, TCQ có ALTT tương tự ALTT của huyết tương và TCQ có ALTT thấp gây độc tính trên thận thấp hơn loại

TCQ có ALTT cao [55], [63], [68] ự ALTT

của huyết tương và TCQ có ALTT thấp được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân có nguy cơ cao nhằm giảm nguy cơ xuất hiện CIN. Các nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về khả năng gây bệnh thận của 2 loại TCQ trùng hợp và đơn phân tử không ion hóa [43], [52].

Một trong các yếu tố cần lưu ý có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện CIN là việc sử dụng thuốc độc với thận dù nguy cơ này còn thiếu bằng chứng lâm sàng một cách thuyết phục. Nghiên cứu của Alamartine (2003) cho thấy thuốc lợi tiểu quai, nhóm thuốc NSAIDs, kháng sinh aminoglycosid, amphotericin B, cisplatin là các thuốc làm tăng nguy cơ xuất hiện CIN [6]. Việc sử dụng các thuốc có độc tính trên thận ít nhất 24h trước khi tiêm thuốc là một yếu tố nguy được khuyến cáo trong hướng dẫn lần thứ nhất của ESUR năm 1999 [55], nhưng khuyến cáo này ít được theo dõi trong thực hành lâm sàng [21], [61]. Đây có thể là lý do để vẫn tiếp tục sử dụng thuốc lợi tiểu quai, thuốc chống viêm phi steroid liều thấp chống kết tập tiểu cầu ở những bệnh nhân có chức năng thận ổn định, bởi vì sự dừng thuốc tạm thời các thuốc này có thể gây hại cho bệnh nhân. Việc sử dụng thuốc gây độc với thận trước khi tiêm TCQ chứa iod cần được thảo luận giữa thầy thuốc với các bên có trách nhiệm liên quan để cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ.

Bệnh nhân đái tháo đường có suy giảm chức năng thận làm tăng nguy cơ xuất hiện CIN hơn các bệnh nhân có chức năng thận tương đương nhưng không bị đái tháo đường. Trong trường hợ ợc điều trị

bằng metformin, có thể có khả năng giảm thải trừ thuốc và tăng nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa lactic. Vì vậy, cần ngừng metformin 48h trước khi sử dụng TCQ chứa iod và chỉ bắt đầu dùng lại sau 48h nếu chức năng thận bình thường [73].

Một phần của tài liệu Đánh giá biến cố bất lợi liên quan đến thuốc cản quang chứa iod tại bệnh viện bạch mai (Trang 25 - 28)