Khai thác một số tài liệu di sản văn hóa vật thể địa phương phục vụ

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trung học phổ thông tỉnh hải dương (Trang 61 - 76)

việc dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Hải Dương

Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy

Động Thánh Hóa, núi Nhẫm Dương. Núi Nhẫm Dương nằm ở vùng

núi đá vôi thuộc tả ngạn sông Kinh Thầy, cách thành phố Hải Dương 24km theo đường chim bay, theo đường ô tô là 48km. Đây là một phần của núi đá

52

vôi thuộc huyện Kinh Môn. Tại núi Nhẫm Dương, núi đá vôi xen kẽ núi đất cao trên 100m, rất nhiều hang động. Ngoài núi non là thung lũng tương đối bằng phẳng và sông ngòi dày đặc. Đây vốn là đầm lầy được phù sa bồi đắp, nay thành đồng ruộng phì nhiêu. Trong hang động và dưới chân núi, năm 200 ngành khảo cổ đã tìm được nhiều công cụ của thời tiền sử.

Động Thánh Hóa ở Nhẫm Dương cao trên 5m so với mặt nước biển, rộng trung bình 2m, sâu 26m. Nếu tiếp tục khai quật, động còn vào sâu hơn nữa. Tại đây, tầng văn hóa từ trên xuống đáy động dày đặc di cốt động vật, vỏ ốc, sò, hến và di cốt người ở thời tiền sử với công cụ lao động bằng đá, bằng đồng và đồ gốm cùng những di vật khác. Ngay trên vách động, người ta dễ nhận thấy không ít di cốt động vật được thạch nhũ bao bọc, đang trong quá trình hóa thạch.

Di cốt động vật như voi, tê giác, trâu, lợn, chó, khi đuôi dài…trong động Thánh Hóa có niên đại từ 3-5 vạn năm. Kết quả nghiên cứu ban đầu có tới 15 loài thú khác nhau với mật độ di cốt khá dày đặc trong các tầng văn hóa. Đặc biệt là hóa thạch của loài đười ươi có tên khoa học là Pongo, một loài đười ươi giống người hơn khỉ, họ gần với người tiền sử. Con cái có mang 9 tháng, đẻ 1 con như người. Hiện loài đười ươi này chỉ còn ở Boocnéo và Xumatra ở Inđônêxia. Di cốt của Pongo tìm được ở Nhẫm Dương đã được nghiên cứu, xác định vào thời hậu cách tân, cách ngày nay từ 3-5 vạn năm. Hóa thạch của một hàm tê giác cũng là một vật hiếm trong các di chỉ ở miền Bắc Việt Nam.

Trong các tầng văn hóa còn tìm được những công cụ bằng đá cuội là những chày nghiền hạt, một loại hình đặc trưng của văn hóa Hòa Bình, thuộc thời đại đồ đá giữa.

Sưu tầm, khảo sát khu vực Nhẫm Dương còn tìm được những bàn mài có những rãnh sâu, lỗ khoan bằng đá hoa cương, rìu đá… Đây là những công cụ đặc trưng của văn hóa Hạ Long, hậu kỳ đá mới và đầu thời kỳ đồ đồng.

53

Như vậy tại khu vực Nhẫm Dương đã xuất lộ hóa thạch thời đại cách tân và di chỉ của thời đại đồ đá giữa, đồ đá mới gồm có:

- Rìu đá dài 7,2cm, rộng phần lưỡi rìu 3,7cm, dày 2,8cm. - Rìu đá dài 7,2cm, rộng 4,5cm, dày 1,2cm.

- Đục đá dài 5,7cm, rộng mũi đục 2,2cm, dày 0,7cm. - Đục đá dài 4,9cm, rộng 2,5cm, dày 1,2cm.

- Hòn ghè đá dài 8,4cm, rộng 7,5cm, dày 2,7cm. - Hòn mài đá dài 18cm, rộng 9cm, dày 5cm.

- Quả cân đá: hình chop nón đường kính đáy 5,5cm, cao 3,6cm. - Lõi khoan đá: hình trụ, đường kính 4,5cm, cao 4,2cm.

Với những bằng chứng trên, bước đầu cho thấy khu vực núi đá và hang Nhẫm Dương, huyện Kinh Môn có người tiền sử sinh sống. Ở đây có thể tồn tại một “xưởng chế tác” công cụ đá vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và tồn tại đến đầu Công Nguyên. [30, tr. 4-5]

Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

- Trống đồng làng Gọp: trung tuần tháng 1-1976, khi nhân dân địa

phương làm thủy lợi đã phát hiện hai trống đồng ở độ sâu khoảng 3m, tại khu vực Mả Gạo, thôn Du Tái, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà cách đường 190 khoảng 50m về phía bắc, cách tả ngạn sông Thái Bình chừng 1km, cách thành phố Hải Dương 50km về phía đông.

Khi phát hiện, người ta thấy hai trống úp vào nhau, trống con nằm ngửa, trống lớn úp lồng ra ngoài, trong có tro than. Xung quanh nơi đặt trống có nhiều mảnh gốm thô. Các nhà khảo cổ học nhất trí đặt tên là trống đồng làng Gọp, đều là trống loại I, có niên đại cuối thiên niên kỷ I trước Công nguyên.

+ Trống nhỏ (trống làng Gọp I): chiều cao 33cm; đường kính mặt

54

+ Trống lớn (trống làng Gọp II): đường kính mặt 55cm, giữa mặt trống có

một ngôi sao đúc nổi 12 cánh, phía ngoài ngôi sao có 6 vành hoa văn đồng tâm. Trống làng Gọp II thuộc loại I chân chính được đúc với kĩ thuật cao, có niên đại khoảng thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, sớm hơn trống làng Gọp I. [30, tr. 8-9]

- Mộ Kiệt Thượng I: ngày 13-1-2001, khi đào ao tại thôn Kiệt Thượng,

xã Văn An, huyện Chí Linh nhân dân đã phát hiện một cỗ quan tài hình thuyền, ngôi mộ này được gọi là mộ Kiệt Thượng I. Di hài là một người đàn ông cao 1,6m, khoảng 40 tuổi. Hiện vật tìm thấy có: một cánh nỏ dài 1m còn nguyên vẹn, một số mũi tên đồng; bốn lao đồng, dài 12-13cm, còn cán gỗ vo tròn; một bát đồng dáng bầu như cái đấu, cao 7cm, miện rộng 19cm; hai giáo đồng, dài 20cm, còn cán; một kiếm sắt; một rìu đồng rộng 5,5cm, dài 5,3cm, còn cán; một tấm che ngực vuông (17x17cm); một thố đồng có 5 vành hoa văn, cao 25cm, miệng rộng 20cm; một thau đồng, đáy hai nấc, có 2 quai tròn được gắn vào thân bằng đinh tán, miệng rộng 35,5cm, cao 6cm; một di đồng có máng rót, quanh miệng có 3 quai tròn gắn vào thân bằng đinh tán, cao 14cm, miệng 37cm, đáy 27cm. Đây là một hiện vật xuất hiện sớm ở Trung Quốc, khoảng cuối thời Chu. Thau đồng đáy 2 nấc và di đồng là hai hiện vật lần đầu tiên tìm thấy ở đồng bằng Bắc Bộ. Một đai lưng đồng hình ô van, cao 6cm, đường kính lớn 23,5cm, đường kính nhỏ 19cm. Một cái muôi tạo bằng vỏ bầu khô khá đẹp, dài 20cm. Một vật tương tự như chiếc ghế gỗ nhỏ, có khả năng là vật gối đầu. Một ống tre lồng ngộc tạo thành đồ đựng, dài 20cm. [30, tr.11]

- Mộ Kiệt Thượng II: sau hơn 2 tháng tính từ ngày tìm thấy mộ Kiệt

Thượng I, nhân dân địa phương lại phát hiện ngôi mộ cổ thứ hai tương tự như ngôi mộ cổ thứ nhất, cách ngôi mộ thứ nhất 150m về phía Bắc, trong khi đào ao, ở độ sâu 2m so với mặt ruộng tại chỗ. Quan tài là một thân cây xẻ đôi lệch như những quan tài cùng loại thường thấy, phần trên bằng 1/2 phần dưới.

Nhóm hiện vật bằng gỗ, tre táng cùng khá nhiều, nhất là những hiện vật hình tròn như cán giáo, thiết diện tròn, đường kính trung bình 1,5cm, dài trên

55

1m, có loại được quấn dây mây, đầu nhọn, đây có thể là những cán giáo. Đĩa, khay có chân. Muôi bằng vỏ bầu già. Đặc biệt là nhĩ bôi phần ngoài sơn then, phần trong sơn huyết dụ còn tươi màu như mới. Ngoài ra còn có dao gỗ, một số hiện vật chế tác bằng tre. Đồ gốm chỉ còn có một bát tương tự như bát chiết yêu, đáy lồi, hoa văn khắc vạch kiểu nan rá, thô, không men. Hiện vật kim loại chỉ còn những mảnh nhỏ.

Mộ Kiệt Thượng I và II thuộc văn hóa Đông Sơn muộn, khoảng thế kỷ I sau Công nguyên. Đây là những quan tài hình thuyền được tạo tác với một kỹ thuật khá hoàn hảo, chứng tỏ nghề thủ công đã đạt đến trình độ cao. [30, tr.11-12]

- Đền Tiên Dung công chúa và họ Chử ở Bảo Sài (phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương): Đền Bảo Sài thờ Tiên Dung công chúa,

con gái vua Hùng thứ 18, lấy Chử Đồng Tử, quê Khoái Châu (Hưng Yên). Ở làng Bảo Sài xưa, nay thuộc phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương có một ngôi đền thờ Tiên Dung công chúa với thần phả tương tự như ở Khoái Châu. Khi nghiên cứu về phân vùng văn hóa Hải Hưng, người ta đã phát hiện có trên 40 di tích thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung với các tiểu tiết trong thần phả có đôi chút khác nhau, nhưng điểm đặc biệt ở đây là ngoài tín ngưỡng, còn có một sự thật là, tại hai thôn Bảo Sài và Bình Lâu có trên 300 gia đình mang họ Chử. Theo truyền thuyết, đây là một chi họ Chử đã di cư về sinh sống nhiều đời. Phải chăng là di duệ của dòng họ Chử thời Hùng Vương? [30, tr. 13]

Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

- An Nam đô hộ phủ Vũ Hồn: Vũ Công Huy, quan thời nhà Đường,

quê ở huyện Lộng Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, vợ chồng đã cao tuổi nhưng chưa có con. Vũ Công xin về chí sĩ. Nhân chuyến du ngoạn ở nước ta, ông đến trang Mạn Nhuế (huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách), thấy đất tốt, người thuần hậu bèn lưu lại. Tại đây, Vũ Công lấy vợ kế là thôn nữ Nguyễn Thị Đức. Ông lại đến đồng Già hay còn gọi là đống Rờm ở

56

phía nam trang Mạn Nhuế, thấy huyệt đất tốt, liền mang di cốt thân mẫu an táng tại đây.

Ngày mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thân, niên hiệu Trinh Nguyên 20 (804), bà Đức sinh thần nhi, đặt tên là Vũ Hồn. Vũ Hồn là người thông minh xuất chúng, chăm chỉ học hành. Năm 17 tuổi về nước, thi Đình, khoa Canh Tý, trúng tuyển được nêu bảng vàng (820). Vua Đường Nguyên Hòa xét tài năng, phong chức Lễ bộ Tả thị lang, hai năm sau thăng lên Đô đài ngự sử; năm Ất Tỵ, Bảo Lịch nguyên niên (825), thăng chức Thứ sử Giao Châu; năm Hội Xương thứ 10 (841) thăng An Nam đô hộ phủ.

Năm 843, Vũ Hồn bắt dân đắp sửa thành phủ, tướng sĩ vì gian khổ đã làm loạn, đốt lầu thành, cướp kho phủ, Vũ Hồn phải chạy về Quảng Châu, sau lại về An Nam.

Những năm làm quan ở An Nam, Vũ Hồn thường về Dương Tuyền thăm mộ tổ tại Mạn Nhuế. Có lần ông về trang Nạp Trạch, huyện Đường An, thấy phia tây trang có khu đất tốt, liền cắm đất, lập ấp, đặt tên là Khả Mộ. Năm Hội Xương 13 (843), Vũ Hồn từ quan, mang gia quyến về ấp Khả Mộ cư trú lâu dài. Ngày 3 tháng Chạp năm Quý Dậu (853) Vũ Hồn qua đời, con cháu an táng tại cánh đồng phía bắc làng, nơi ấy sau này gọi là đống Mả Thần. Mộ ấy cùng với miếu thờ ông nay vẫn còn. Đến thời Hậu Lê, Vũ Hồn được vinh phong làm Thành hoàng làng.

Con cháu Vũ Hồn cư trú tại Mộ Trạch đến nay đã 12 thế kỷ, thời nào cũng có người thành đạt, đặc biệt là học vấn. Từ thời Trần đến thời Nguyễn, Mộ Trạch có 39 tiến sĩ, nếu tính cả Vũ Hồn là 40, chỉ tính những người của họ Vũ còn cư trú tại Mộ Trạch đã có 32 người đỗ tiến sĩ, trong đó có Vũ Hồn đỗ ở Trung Quốc. Hàng trăm người đỗ cử nhân, đứng đầu cả nước về tiến sĩ Nho học trong một đơn vị làng xã thời phong kiến. Dòng họ Vũ làng Mộ Trạch di cư đến nhiều làng trong nước, con cháu của dòng họ thành đạt và

57

còn giữ được gia phả, những sự kiện này đã được viết trong sách Làng tiến sĩ

và họ Vũ – Võ Việt Nam. [30, tr. 28-29]

Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV

- Chùa Côn Sơn (xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh): chùa Côn Sơn có

tên chữ là Thiên Tư Phúc, tên Nôm là chùa Hun.

Chùa Côn Sơn được khởi dựng vào năm 1329, trùng tu, tôn tạo ở các thế kỷ XVII, XVIII. Đặc biệt trong thế kỷ XX, chùa Côn Sơn được trùng tu nhiều lần. Đệ nhất tổ Thiền phái Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa đã từng tu hành và thuyết pháp tại chùa này. Riêng Đệ tam tổ Huyền Quang trụ trì chùa Côn Sơn đã lấy nơi đây làm trung tâm truyền bá giáo lý của Thiền phái. Sau nhiều năm trụ trì, xây dựng nhiều công trình, Huyền Quang viên tịch vào ngày 13 tháng Giêng năm Khai Hựu thứ 6 (1334). Các Phật tử đã xây tháp trên núi sau chùa và đặt tên là Đăng Minh Bảo Tháp.

Quy mô lớn nhất của chùa đã có lúc 83 gian. Trong chùa có tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, cửu phẩm liên hoa và 385 pho tượng Phật, cùng nhiều đồ tế tự khác. Trải qua hơn 7 thế kỷ, do chiến tranh, giặc dã và sự hủy hoại của thiên nhiên, chùa Côn Sơn đã nhiều lần bị phá hủy và nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Kiến trúc hiện nay còn chủ yếu vào thời Lê, Nguyễn và được trùng tu, tôn tạo trong nhiều thập kỷ của thế kỷ XX. Trong công trình hiện nay còn chùa chính, nhà tổ, hệ thống tháp sư, tam quan ngoại, tam quan nội, nhà bia, nhà khách, nhà tăng ni, nhà trưng bày, nhà làm việc của Ban quản lý.

Chùa chính có kiến trúc kiểu chữ công, bao gồm tòa tiền đường và tòa thượng điện có niên đại xây dựng vào thời Nguyễn. Sau thượng điện qua một khoảng sân là nhà thờ tổ, có kiến trúc kiểu chữ đinh, được xây dựng vào thời Nguyễn (thế kỷ XX). Nhà thờ tổ thờ Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Ngoài ra, còn có bức tượng gỗ, được cho là tượng quan tư đồ Trần Nguyên Đán.

58

Phía sau chùa, trên sườn núi Côn Sơn là hệ thống các tháp sư. Đăng Minh Bảo Tháp được xây dựng vào năm 1334 thời Trần đã bị đổ nát. Đến đầu thế kỷ XVIII, Đăng Minh Bảo Tháp được dựng lại bằng đá đúng vị trí của tháp cũ. Ngoài ra, còn một số tháp gạch và tháp đá dựng từ thời Nguyễn. Xung quanh chùa có 14 tấm bia dựng vào thời Hậu Lê, đặt tại hai dãy nhà bia phía đông, phía tây tòa hậu cung và 4 nhà bia trước sân chùa.

Các công trình khu di tích được bố trí theo một trục thẳng từ nam – bắc. Các công trình như tam quan ngoại, tam quan nội, chùa chính, nhà thờ tổ đều trên một trục quay về phía nam, nơi có hồ Bán Nguyệt và rừng thông xanh tốt.

Hiện nay, khu di tích Côn Sơn tiếp tục được tôn tạo nhiều công trình, là nơi tham quan chiêm bái của nhân dân cả nước. [30, tr. 677-678]

- Đền Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh): đền Kiếp Bạc là nơi

thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, một nhân vật nổi tiếng thời Trần, thiên tài quân sự, người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ XIII.

Đền thờ Hưng Đạo Vương được xây dựng tại trung tâm thung lũng Kiếp Bạc dưới thời Trần với quy mô lớn. Các công trình kiến trúc hiện nay của đền được trùng tu từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và những năm gần đây. Các công trình kiến trúc được xây dựng tập trung, liên kết với ngôi đền chính: bao gồm tam quan, 2 dãy nhà chè, 18 gian giải vũ hai bên bắc – nam, nhà bạc, nhà tạo soạn, nhà khách, nhà trưng bày, giếng mắt rồng và nhiều công trình phụ trợ khác. Đền chính có kiến trúc kiểu “tiền nhất hậu đinh” bao gồm 3 gian 2 dĩ tòa tiền tế, 3 gian 2 dĩ tòa trung từ và 3 gian hậu cung.

Tòa tiền tế đền Kiếp Bạc có kiến trúc kiểu chữ nhất, dài 25m, rộng 10m, công trình có niên đại trùng tu vào năm 1847. Đây là một tòa nhà có quy mô hoành tráng, bao gồm 3 gian rộng, 2 dĩ có 4 đao mái cong, công trình mang tính nghệ thuật cao. Về phần mộc, tiền tế có 4 vì kèo chính, kiến trúc kiểu con chồng giá chiêng, các chi tiết của các vì kèo đều lớn và được chế tạo

59

công phu, mỗi vì kèo có bẩy hiên, tại đây có các bức chạm rồng, trúc hóa long, cúc hóa long khá sinh động, cột quân, xà nách chạm lá lật, các con thuận chạm lá mềm mại, liên hoàn, câu đầu lớn, các đầu dư đều chạm rồng mang phong cách thời Nguyễn khá sinh động, trụ, đấu, con vành, đấu nóc đều được

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trung học phổ thông tỉnh hải dương (Trang 61 - 76)