Những vấn đề rút ra từ thực tiễn

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trung học phổ thông tỉnh hải dương (Trang 44 - 45)

Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể địa phương trong dạy học LSDT là cần thiết nhằm làm sinh động, phong phú bài giảng, tạo được sự hấp dẫn, thu hút được sự hứng thú học tập; giúp các em hiểu bản chất các sự kiện LSDT, thấy được mỗi liện hệ giữa di sản văn hóa địa phương với LSDT; sử dụng tốt nguồn tài liệu nói trên còn có tác dụng trong việc phát triển tư duy, năng lực nhận thức độc lập cho các em; góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, biết trân trọng những giá trị truyền thống của cha ông trong quá khứ.

Tuy GV có sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể địa phương trong dạy học LSDT nhưng chưa thường xuyên, còn lúng túng trong việc sưu tầm, lựa chọn, sử dụng trong giảng dạy. Nếu có sử dụng, GV chỉ thực hiện trong giờ học nội khóa và chỉ dừng ở mức độ minh họa chứ chưa xem đó là nguồn nhận thức, làm cho bài giảng thêm nặng nề, thiếu tính hấp dẫn, đôi khi còn làm loãng trọng tâm bài học. Mặt khác, đa số GV chưa chú trọng đầu tư thời gian, công sức cho việc sưu tầm, lựa chọn, chưa chú ý việc hướng dẫn HS làm việc với nguồn tài liệu về di sản văn hóa vật thể địa phương phục vụ cho dạy học LSDT một cách hiệu quả.

35

Tài liệu tham khảo dùng cho việc dạy học lịch sử nói chung, dạy học LSVN nói riêng còn thiếu, một số GV còn cho rằng sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể địa phương trong dạy học không phải là điều bắt buộc, nên đôi khi chỉ dừng ở việc sử dụng SGK, sách hướng dẫn GV. Mặt khác, do nhận thức chưa đầy đủ về việc đổi mới phương pháp dạy học ở THPT, nhiều GV cho rằng sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể địa phương là không phù hợp. Thời gian chủ yếu của tiết học chỉ nên dành cho việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS thông qua việc phát vấn giữa thầy và trò.

Đa số HS chưa thực sự hứng thú với việc học tập bộ môn lịch sử, điều này do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Trong đó việc sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể địa phương trong dạy học LSDT còn sơ sài, chiếu lệ, thiếu hấp dẫn, tài liệu học tập ít, các em không có điều kiện tiếp cận với nguồn tài liệu ngoài SGK.

Việc học ở nhà, HS chỉ thuộc lòng những điều đã được thầy cho ghi chép ở trên lớp, ít được GV hướng dẫn sưu tầm, tìm hiểu di sản văn hóa vật thể địa phương thông qua hệ thống bài tập, các hoạt động ngoại khoá… nên hiểu biết của các em về di sản văn hóa vật thể địa phương còn hạn chế. Do đó, HS ít nhớ và có biểu tượng đầy đủ về các nhận vật, sự kiện được thể hiện trong các di sản văn hóa vật thể địa phương có liên quan đến LSDT và tất yếu HS thiếu hứng thú, động cơ, thái độ học tập lịch sử một cách đúng đắn.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trung học phổ thông tỉnh hải dương (Trang 44 - 45)