Học lịch sử là để biết về quá khứ, hiểu hiện tại và định hướng cho tương lai. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thấy được vai trò quan trọng của môn Lịch sử. Hiện nay, tình trạng HS chán học lịch sử, không thích học lịch sử đang diễn ra ngày càng phổ biến. Một thực tế là trong những năm gần đây, số học sinh THPT dự thi vào các trường Sư phạm, vào các ngành khoa học xã hội thưa dần và tăng quá tải ở các ngành, các trường tự nhiên, kỹ thuật. Một số lượng không nhỏ HS có suy nghĩ rằng: học các ngành Tin học, Kiến trúc, Ngoại ngữ, Xây dựng, Điện tử… ra trường dễ kiếm việc làm hơn, lương lại cao hơn, dễ kiếm tiền hơn. Chúng ta không phủ nhận thực tế đó nhưng rõ ràng, bản thân các em đã hướng động cơ học tập vào việc làm giàu, chạy theo đồng tiền. Khi đó nhu cầu hiểu biết về thơ văn, lịch sử, về cội nguồn, về truyền thống… dần dần phai nhạt và mất chỗ trong suy nghĩ của các em học sinh.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, thí sinh thi vào khối C giảm mạnh, từ 4% trên tổng số hồ sơ của các khối năm 2012 xuống còn 2,6% năm 2013.
Cụ thể năm 2013, hồ sơ tuyển sinh khối C ở TP.HCM chỉ có 2.639/148.290 số hồ sơ dự thi; Đồng Tháp có 778/21.902 tổng số hồ sơ; ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2013 chỉ có 3.306 bộ, giảm so với năm 2012 là 4.042 bộ.
PGS.TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục TPHCM, cho biết: Các ngành thi khối C hiện nay thường có chỉ tiêu tuyển sinh thấp. Chỉ có một số ít các trường có thi tuyển đầu vào khối C, còn lại chủ yếu là khối A, A1, B, D. Thậm chí nhiều trường trước đây như ĐH Luật, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Sư phạm TPHCM…. chủ yếu thi tuyển khối C thì nay cũng đã mở rộng tuyển sinh sang các khối thi khác. [41]
24
Cụ thể, trong mùa tuyển sinh năm 2014, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM (trường trước đây chiếm tới 80% học sinh khối C) thì nay chỉ tiêu vào khối C chỉ có gần 800/2.850 tổng chỉ tiêu (chiếm 28%). ĐH Sư phạm TPHCM có hơn 500 chỉ tiêu cho các ngành khối C trên 3.300 chỉ tiêu. Trường ĐH Luật TPHCM chỉ tiêu tuyển sinh trên 1.500 thì khối C chỉ chiếm gần 25%.
Theo PGS.TS Ngô Minh Oanh, xu hướng của xã hội cũng như yêu cầu nguồn nhân lực hiện nay cần những ngành thiên về kiến thức tự nhiên, xã hội, ngoại ngữ. Vì vậy, khi chỉ tiêu đầu vào của các trường ĐH có môn thi khối C thấp thì số lượng các em chọn môn Lịch sử là môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 cũng ít hơn nhiều so với môn khác là điều có thể hiểu được.
Ngay cả khi các em lựa chọn thi vào các ngành khoa học xã hội thì kết quả các môn thi cũng không cao đặc biệt là môn Sử. Điểm bình quân môn sử trong kỳ thi ĐH 2006 là 1,90, năm 2007 là 2,09, năm 2008 có khá hơn nhưng cũng chỉ 2,39.
Trong số 107.000 bài thi khối C trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2007 được thống kê, chỉ có 9,23% bài thi có điểm trên 5, trong khi có đến 21,3% bài thi bị 0 điểm hoặc 0,5 điểm.
Đó là số liệu mà TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM đưa ra qua thống kê kết quả kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ trong 3 năm từ 2006-2008. Còn năm 2009, theo thông tin từ ban tuyển sinh các trường đại học, môn sử tiếp tục “đội sổ” và là môn có điểm thi thấp nhất trong ba môn khối C. Điểm bình quân chỉ trên dưới 2 điểm, số bài có điểm từ 0,25 - 2 điểm nhiều vô kể. Đơn cử số bài thi trên điểm trung bình của ĐH Văn hóa TP.HCM chỉ 3,7%, ĐH Đà Lạt 4%, ĐH Sư phạm Đà Nẵng 5%, ĐH Quy Nhơn 9,8%... [42]
Đứng trước thực trạng đó, một “Hội thảo Khoa học Quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam” đã được tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 18,19/08/2012. Tại cuộc Hội thảo đã tập hợp hơn 97 tham luận
25
của các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà sử học, giảng viên các trường ĐH-CĐ, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo và giáo viên phổ thông. Trong đó, có 46 bài tham luận bàn về chương trình và SGK, 29 tham luận bàn về đổi mới phương pháp dạy học, 19 bài bàn về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử. Nội dung các tham luận tập trung phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ nhận thức về vị trí, chức năng của giáo dục lịch sử đến chương trình SGK; nội dung và phương pháp dạy học; hình thức và nội dung đánh giá kế quả học tập của học sinh; điều kiện giảng dạy và học tập; đội ngũ giáo viên và trách nhiệm đào tạo của hệ thống các trường CĐ-ĐH sư phạm. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về dạy học lịch sử; các ý kiến tham luận đã đề ra định hướng đổi mới dạy học lịch sử trong đổi mới tổng thể chương trình giáo dục ở nhà trường phổ thông sau năm 2015.