tương hỗ khu vực Chợ Lớn:
4.1Khu vực 1:
Khung liên kết:
Trục Trần Hƣng Đạo là trục kết nối chính trong khu vực, ƣu tiên cho đi bộ, cần hạn chế tốc độ xe cơ giới.
Trục đƣờng Đỗ Ngọc Thạch, Phùng Hƣng và Học Lạc giúp gắn kết chặt chẽ với trục cảnh quan chính của khu vực.
Trục đƣờng Đỗ Ngọc Thạch, Tống Duy Tân có thể mở rộng và phát triển thành trục đi bộ, định hƣớng liên kết ra khu vực công viên mới.
Không gian đặc trƣng: Đây là khu vực phố chuyên doanh mang đặc tính tương hỗ rõ ràng nhất, bao gồm:
Khu vực chợ vải Soái Kình Lâm là khu vực trọng tâm với các phố chuyên doanh mang tính tƣơng hỗ: TTTM vải sợi, thƣơng xá Đại Quang Minh bán phụ liệu may mặc, phố “đỏ” Hải Thƣợng Lãn Ông với các mặt hàng trang trí.
Ngoài ra còn có khu vực chuyên doanh các mặt hàng bao bì, dây nylon đƣờng Hải Thƣợng Lãn Ông, Trang Tử, Phú Hữu. Đề xuất bổ sung các mặt hàng phụ kiện, trang trí bằng dây nylon, tạo sự gắn kết với khu chuyên doanh hàng trang trí, vải sợi.
Yếu tố đặc trưng: thể hiện qua màu sắc mặt đứng các dãy phố với màu đỏ đặc
trƣng ở dãy phố Hải Thƣợng Lãn Ông, chuyển dần qua khu sản phẩm bao bì, nylon và sự pha trộn màu sắc rực rỡ ở khu chợ vải và phụ liệu may mặc.
Không gian cộng đồng:
Không gian Chùa ông (Nhị Phủ Miếu) và hội quán Lệ Châu vừa là những không gian sinh hoạt cộng đồng, vừa là những không gian mở cần thiết cho các dãy phố chuyên doanh
Không gian đèn 5 ngọn với khu TTTM vải sợi tổ chức thành không gian tập trung và kết nối hoạt động.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng 45
Sơ đồ định hướng tổ chức không gian phố chuyên doanh khu vực 1
4.2Khu vực 2:
Khung kết nối:
Trục đƣờng Trịnh Hoài Đức, Phan Văn Khỏe là trục kết nối không gian chính của khu vực, cần hạn chế tốc độ xe cơ giới.
Trục đƣờng Kim Biên và Vạn Tƣợng khi tổ chức lại kết hợp với rạch Hàng Bàng sẽ là trục cảnh quan trong khu vực.
Trục đƣờng Gò Công, Phùng Hƣng, Phạm Bân mang tính kết nối với công viên Cửu Long và trục cảnh quan Hải Thƣợng Lãn Ông, trong đó đƣờng Phạm Bân có thể tổ chức thành trục đi bộ.
Không gian đặc trƣng: Đây là khu vực phố chuyên doanh mang đặc tính tương hỗ được thể hiện ở 3 nhóm phố chuyên doanh với đặc tính khác nhau:
Khu vực chợ Kim Biên đƣợc tổ chức lại với mặt hàng chuyên doanh về các sản phẩm trang trí, cùng với phố đồ cƣới Phạm Bân và phố “đỏ” Hải Thƣợng Lãn Ông. Đây là cụm không gian phố chuyên doanh liên kết chặt chẽ với khu vực 1, với các mặt hàng mang đặc tính tƣơng hỗ cao.
Khu vực phố chuyên doanh dụng cụ và vật liệu xây dựng tổ chức tập trung theo trục đƣờng Trịnh Hoài Đức, kết thúc là chợ vật liệu xây dựng đƣợc định hƣớng cải tạo và mở rộng thêm mặt hàng hóa chất (thay thế cho khu vực hóa chất Kim Biên đã đƣợc chuyển đổi chức năng), các dãy phố chuyên doanh hỗ trợ bao gồm Nguyễn Thi, Mạc Cửu, Lê Quang Định, Vạn Kiếp. Tuyến đƣờng Gò Công chuyên doanh vật tƣ và linh kiện máy móc có thể liên kết với khu vực qua tuyến đƣờng Phan Văn Khỏe.
Khu vực phố chuyên doanh đồ nhựa gia dụng Ngô Nhân Tịnh, Phan Văn Khỏe, gắn kết chặt chẽ với chợ Bình Tây.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng 46
Yếu tố đặc trưng: thể hiện qua màu sắc và cách thức trình bày hàng hóa ở các dãy
phố với màu sắc đa dạng ở khu chuyên doanh đồ nhựa gia dụng, sắc đỏ đặc trƣng ở khu chuyên doanh đồ trang trí, bên cạnh là âm thanh chào mời hàng hóa của các tiểu thƣơng. Khu chuyên doanh dụng cụ, vật liệu xây dựng đặc trƣng bới cách trƣng bày hàng hóa trực tiếp, mở rộng hơn ra không gian hè phố và âm thanh của các dụng cụ máy móc.
Đề xuất tổ chức tuyến tham quan, mua sắm đặc trưng kết nối khu vực 1 và 2 để khai thác du lịch.
Không gian cộng đồng:
Không gian hội quán Nghĩa Nhuận là không gian sinh hoạt cộng đồng đặc trƣng. Cải tạo và tổ chức lại không gian ven kênh Hàng Bàng kết hợp với không gian mở trên nền chợ Kim Biên cũ tạo thành công viên khu vực.
Đề xuất trung tâm văn hóa kết hợp với công viên tạo thành điểm nhấn cho toàn khu vực.
Tổ chức lại không gian bƣu điện Chợ Lớn và chợ vật liệu xây dựng hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng.
Khu đèn 5 ngọn là không gian mang tính kết nối trong khu vực.
Sơ đồ định hướng tổ chức không gian phố chuyên doanh khu vực 2
4.3Khu vực 3:
Khung kết nối:
Trục đƣờng Hải Thƣợng Lãn Ông là trục cảnh quan chính trong khu vực.
Trục đƣờng Triệu Quang Phục và Lƣơng Nhữ Học mang tính chất kết nối trong khu vực và với khu vực khác.
Các trục đƣờng Lƣu Xuân Tính, Phạm Đôn, Trần Hòa là các trục đƣờng ƣu tiên cho đi bộ.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng 47
Không gian đặc trƣng: Đây là khu vực phố chuyên doanh có đặc tính tương hỗ cần được hỗ trợ và bổ sung.
Khu phố đông y là không gian đặc trƣng nhất của khu vực, gồm trục đƣờng Hải Thƣợng Lãn Ông, siêu thị đông y và Triệu Quang Phục. Phố ăn đêm trên đƣờng Phạm Đôn, Trần Hòa phát triển loại hình ẩm thực kết hợp hƣơng vị thuốc Bắc, tạo sự liên kết trong khu vực.
Khu phố chuyên doanh cá kiểng Lƣu Xuân Tín và phố lồng đèn Lƣơng Nhữ Học (hoạt động theo mùa) phát triển thành khu tham quan, phục vụ du lịch.
Khu phố chuyên doanh thiết bị điện, tạp sắt đƣờng Vạn Kiếp, Lƣơng Nhữ Học có quy mô nhỏ, liên kết với khu vực 2 thông qua đƣờng Trịnh Hoài Đức.
Yếu tố đặc trưng: thể hiện đầu tiên qua mùi hƣơng đặc trƣng của phố đông y dẫn
dắt đến khu ẩm thực (món ăn kết hợp các vị thuốc). Mặt đứng (màu sắc và vật liệu) của dãy phố cổ đƣờng Hải Thƣợng Lãn Ông và Triệu Quang Phục (sự pha trộn kiến trúc Pháp và Nam Trung Hoa) cũng là nét riêng cho khu vực.
Không gian cộng đồng:
Trục cảnh quan Hải Thƣợng Lãn Ông, tổ chức mở rộng làn cây xanh sẽ là không gian sinh hoạt chính của khu vực.
Đề xuất trung tâm triễn lãm, hội chợ khu vực bùng binh Châu Văn Liêm là không gian kết nối hiệu quả cho khu vực.
Bổ sung các không gian mở nhỏ ở khu vực nhà cổ bảo tồn Triệu Quang Phục.
Sơ đồ định hướng tổ chức không gian phố chuyên doanh khu vực 3
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng 48
Khung kết nối:
Trục đƣờng Nguyễn Trãi và Triệu Quang Phục là trục kết nối chính của khu vực, đƣờng Lƣơng Nhữ Học là trục kết nối phụ.
Trục đƣờng Triệu Quang Phục cần ƣu tiên đi bộ, hạn chế tốc độ xe cơ giới. Trục đƣờng Phú Định, Nguyễn Án có thể tổ chức hoàn toàn cho ngƣời đi bộ.
Không gian đặc trƣng: Đây là khu vực phố chuyên doanh với yếu tố văn hóa cộng đồng đặc sắc nhất, đặc tính tương hỗ không thể hiện rõ nét.
Không gian phố chuyên doanh đầu trang phục hát bội Lƣơng Nhữ Học, Trần Hƣng Đạo, đề xuất mở rộng không gian mua bán và đa dạng các mặt hàng. Dãy phố lồng đèn đƣợc tổ chức vào rằng tháng 8 âm lịch trên đƣờng Lƣơng Nhữ Học kéo dài qua các khu vực 3 và 4, kết hợp với các tuyến đi bộ Phú Định, Nguyễn Án tạo thành phố trung thu.
Không gian phố mài kéo đƣờng Triệu Quang Phục.
Yếu tố đặc trƣng: thể hiện qua màu sắc của phố chuyên doanh trang phục hát bội, đầu lân, lồng đèn (sắc đỏ đặc trƣng) và âm thanh của phố mài kéo. Cảnh quan khu phố cổ thể hiện rõ qua các dãy nhà đƣờng Triệu Quan Phục, Nguyễn Án, Phú Định (sự pha trộn kiến trúc Pháp và Nam Trung Hoa). Khu vực còn đặc trƣng bởi cụm không gian các hội quán, đình, chùa với mật độ cao và kiến trúc đặc trƣng.
Không gian cộng đồng:
Các không gian sinh hoạt đặc trƣng cho các cộng đồng trong khu vực bao gồm: Chùa Bà (hội quán Tuệ Thành), chùa Ông (hội quán Nghĩa An), hội quán Tam Sơn và đình Minh Hƣơng (di tích lịch sử), đƣợc tổ chức mở rộng để đáp ứng nhu cầu trong khu vực.
Phục hồi và tổ chức lại không gian rạp Vàm Cỏ, cũng là công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho cộng đồng trong khu vực.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng 49
Không gian tổng thể khu vực nghiên cứu được tổ chức thông qua mạng lưới tuyến (trục), điểm cảnh quan kết nối các khu vực đặc trưng lại với nhau:
Các khu vực phố chuyên doanh đƣợc kết nối qua trục cảnh quan chính Hải Thƣợng Lãn Ông và các trục cảnh quan phụ: Châu Văn Liêm, Triệu Quang Phục, Kim Biên. Các trục Trần Hƣng Đạo và Trịnh Hoài Đức cũng là các trục hỗ trợ kết nối quan trọng.
Các điểm cảnh quan chính: công viên Cửu Long, trung tâm văn hóa, trung tâm triễn lãm, , nhà thờ Cha Tam và các hội quán góp phần định hƣớng và kết nối các khu vực. Trong đó, không gian khu vực trung tâm triễn lãm sẽ là không gian chuyển tiếp giữa các khu vực.
Không gian khu vực bƣu điện mới, TTTM vải sợi và kênh Hàng Bàng với cầu “3 cẳng” (đƣợc phục dựng) là các điểm cảnh quan phụ cho khu vực.
Sơ đồ định hướng liên kết không gian tổng thể khu vực nghiên cứu
5. Giải pháp tổ chức hoạt động phố chuyên doanh mang đặc tính tương hỗ khu vực Chợ Lớn:
Ý tưởng chính: Xây dựng một kịch bản đặc sắc để tổ chức và kết nối hoạt động của các khu phố chuyên doanh mang đặc tính tương hỗ, khai thác những hoạt động tiềm năng của khu vực, trên nền tảng tổ chức không gian hợp lý.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng 50
5.1Hoat động trong ngày:
“Câu chuyên về phố, của buổi sớm vội cho ngày nhộn nhịp, đến chiều muộn cho những buổi tối rộn ràng”
Sớm vội: Hoạt động chính: xuất – nhập hàng hóa, mở cửa và bày biện các gian hàng. Hoạt động phụ: tập luyện thể dục thể thao, café, đánh cờ…
Ngày nhộn nhịp: Hoạt động chính: buôn bán, trao đổi hàng hóa kết hợp các hoạt động tham quan, mua sắm (phục vụ du lịch) – xây dựng tuyến hành trình tham quan qua các khu vực phố chuyên doanh. Hoạt động phụ: Triễn lãm, giới thiệu sản phẩm; tham quan, tìm hiểu các hội quán (phục vụ du lịch), các hoạt động thƣờng nhật: họp mặt, trao đổi giữa các tiểu thƣơng…
Chiều muộn: Hoạt động chính: sắp xếp, thu dọn hàng hóa; tổ chức, bày biện hàng hóa ở khu phố đêm. Hoạt động phụ: tập luyện thể dục thể thao.
Tối rộn ràng: Hoạt động chính: tham quan, mua sắm khu phố đêm, phố ẩm thực; trình diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật đặc trƣng của khu vực. Hoạt động phụ: các sinh hoạt cộng đồng, nghỉ ngơi, thƣ giãn nhƣ thả bộ, dạo mát…
5.2Hoạt động theo mùa:
Các lễ hội trong khu vực: Tết nguyên đán, tết nguyên tiêu (15/1 âl), tết thanh minh (3/3 âl), tết đoan ngọ (5/5 âl), lễ song ngâu (7/7 âl), tết trung nguyên (15/7 âl), tết trung thu (15/8 âl), tết trùng cửu (9/9 âl), tết đoàn viên (tiết đông chí).
Hoạt động nổi bật: tập trung vào các ngày tết nguyên tiêu và tết trung thu, tổ chức rƣớc lễ, hội hoa đăng, biểu diễn nghệ thuật, múa lân sƣ rồng (trục lễ hội Hải Thƣợng Lãn Ông – trung tâm văn hóa) tổ chức phố lồng đèn (Lƣơng Nhữ Học, Phú Định) và các hoạt động tổ chức với quy mô nhỏ trong các hội quán.
Hoạt động khác: bao gồm các ngày giổ tổ, lễ hội chùa Bà (23/3 âl), chùa Ông (24/6 âl), hội đình Minh Hƣơng (16/1 âl) tập trung ở các cộng đồng tiểu thƣơng và ngƣời dân khu vực.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng 51
Sơ đồ định hướng tổ chức hoạt động các khu vực phố chuyên doanh
Sơ đồ phân bố các hoạt động lễ tết trong năm khu vực Chợ Lớn.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Phố chuyên doanh không chỉ là một hình thức kinh doanh mà còn là nét văn hóa đặc trƣng của khu vực Chợ Lớn. Vì thế để vừa đảm bảo tổ chức và phát triển phố chuyên doanh phù hợp với bối cảnh địa phƣơng, vừa giữ gìn và phát huy những giá trị vốn có của nó trong quá trình phát triển chung của khu vực, đề tài nghiên cứu về “Mô hình tổ chức không gian cho phố chuyên doanh (Áp dụng cho khu vực Chợ Lớn, thuộc một phần phƣờng 10, 11, 12, 13, quận 5, TP.HCM)” đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:
Đề xuất đƣợc kịch bản phát triển dựa trên hiện trạng phát triển của phố chuyên doanh, bám sát định hƣớng quy hoạch và khai thác đƣợc những tiềm năng của khu vực nghiên cứu.
Đƣa ra đƣợc mô hình tổ chức không gian tổng quát cho từng khu đặc trƣng trong một khung liên kết chặt chẽ, nhấn mạnh đặc tính tƣơng hỗ giữa các khu vực.
Đề xuất giải pháp tổ chức hoạt động nhằm kết nối và khai thác hiệu quả những phố chuyên doanh, trên nền tảng tổ chức không gian hợp lý và các hoạt động đặc trƣng trong khu vực.
Đề tài “Mô hình tổ chức không gian phố chuyên doanh” đã có những đóng góp cần thiết trong các lĩnh vực quy hoạch, kinh tế và văn hóa – xã hội, cụ thể:
Về lĩnh vực thiết kế: Đề tài sẽ là một cơ sở định hƣớng cần thiết cho công tác chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp và định hƣớng tổ chức không gian cho các hoạt động thƣơng mại – dịch vụ (cụ thể là phố chuyên doanh) cho quá trình triển khai thiết đô thị, không chỉ trong khu vực nghiên cứu mà còn trong địa bàn TP.HCM.
Về lĩnh vực kinh tế: Đề tài còn góp phần định hƣớng cho việc tổ chức phố chuyên doanh gắn với các chợ đầu mối bán sỉ và giữa những phố chuyên doanh với nhau, là mạng lƣới cung cấp và giao lƣu hàng hóa cho đô thị, áp dụng cho các hình thức tƣơng tự trong địa bàn TP.HCM.
Về lĩnh vực văn hóa – xã hội: Đề tài góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy nét văn hóa đặc trƣng (văn hóa kinh doanh, sinh hoạt cộng đồng, tổ chức lễ hội…) của khu vực Chợ Lớn thông qua cách thức tổ chức không gian và tổ chức hoạt động trong những phố chuyên doanh.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng 53
Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất mô hình tổ chức không gian khái quát, mang tính hƣớng dẫn cho những phố chuyên doanh. Do đó, để có thể tổ chức thành công mô hình trên vào thực tế, cần xem xét và mở rộng phạm vi nghiên cứu để có thể đánh giá cụ thể và rõ ràng nhất những yếu tố ảnh hƣởng đến từng khu vực phố chuyên doanh khác nhau: kiến trúc, phân vùng bảo tồn, kỹ thuật hạ tầng, các yếu tố văn hóa – xã hội khác nhƣ giáo dục, y tế, khu ở đặc trƣng…. Qua đó mới có thể đề xuất tổ chức không gian chi tiết phù hợp cho từng khu vực khác nhau.
2. Kiến nghị:
Đối với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, cần xem xét các mục tiêu ƣu tiên cho việc tổ chức không gian phố chuyên doanh hiện tại, tránh việc phát triển tổng thể dàn trải. Các mục tiêu đƣợc xem xét ƣu tiên nên đƣợc cụ thể hóa thông qua các quy định hƣớng dẫn cụ thể để từ đó làm cơ sở cho những triển khai tiếp theo.