2.1Lý luận hình ảnh đô thị:
Theo Kevin Lynch, tính hình ảnh đƣợc xây dựng từ ba điều kiện: bản sắc, cấu trúc và ý nghĩa. Trong đó, yếu tố về “bản sắc” chủ yếu chỉ những đặc trƣng và đặc điểm ngoại hình của vật thể. Yếu tố “cấu trúc” đề cập đến quan hệ giữa không gian và điều kiện thị giác và “ý nghĩa” chỉ về hiệu công năng và hiệu quả sử dụng.
Tính hình ảnh đô thị gồm 5 nhân tố cơ bản sau:
Lưu tuyến: là nhân tố chủ đạo khi xây dựng hình ảnh đô thị. Bởi lƣu tuyến là
yếu tố cơ bản để hình thành mạng không gian đô thị, để con ngƣời nhận thức đƣợc đô thị, các nhân tố khác đều phát triển men theo lƣu tuyến. Trong đó, lƣu tuyền bao gồm: tuyến giao thông và tuyến thị giác.
Nút: là những nơi giao cắt đƣờng giao thông, nơi chuyển hƣớng của đƣờng
sá, nơi thay đổi cấu trúc giao thông. Thông qua các nút, con ngƣời có thể nhận thức rõ ràng hơn đặc trƣng của không gian gian và sự thay đổi của môi cảnh xung quanh. Do đó, nút cũng là một nhân tố quan trọng khi xây dựng hình ảnh đô thị.
Khu vực: đƣợc tạo nên từ những khu vực có đặc trƣng về hình thái hay công
năng sử dụng đồng nhất. Mỗi khu vực khác nhau sẽ mang một hình ảnh đặc trƣng khác nhau và có sự cách biệt rõ ràng đối với các khu vực khác.
Cạnh biên: là giới tuyến của một hay nhiều khu vực, đƣợc biểu hiện thông
qua hình thái tự nhiên hay nhân tạo. Cạnh biên có tác dụng phân và hạn định môi trƣờng đô thị, là bộ phận liên hệ và phân biệt khu vực này với khu vực khác, giúp tăng cƣờng sự lý giải đối với hình ảnh đô thị.
Cột mốc: là hình ảnh đột xuất gây ấn tƣợng trong đô thị, bao gồm sự đột
xuất của địa hình, những cây cối hình dáng đặc biệt, những công trình kiến trúc có hình tƣợng đặc trƣng rõ rệt… Cột mốc mang tính định hƣớng, nhƣ một ký hiệu để xác định phƣơng hƣớng, vị trí của khu vực và của cả đô thị. Cột mốc có sự ảnh hƣởng quan trọng trong môi trƣờng hình thể đô thị.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng 32
Các nhân tố trên đƣợc đan xen và hòa hợp nhau theo một cách có quy luật, cấu thành nên hình ảnh đô thị.
2.2Nguyên tắc tổ chức không gian:
2.2.1 Khung kết nối:
Kết nối giữa các địa điểm một cách hợp lý ảnh hƣởng đến các hoạt động của các khu vực. Khung kết nối đề cập đến những khía cạnh về cấu trúc di chuyển cơ giới hay đi bộ. Một khung kết nối hiệu quả phải:
Tạo ra sự lựa chọn tối đa cho việc kết nối các hoạt động.
Liên kết rõ ràng giữa các khu vực và hệ thống kết nối bên ngoài. Đảm bảo cho quá trình phát triển lâu dài của khu vực.
Do các địa điểm khác nhau nên đòi hỏi khung liên kết cho mỗi địa điểm cũng khác nhau.
2.2.2 Khu vực đặc trưng:
Thiết lập trật tự cảnh quan có bố cục rõ ràng: Ở mỗi khu vực cụ thể đều có sự
độc lập tƣơng đối, lại vừa có ảnh hƣởng qua lại với nhau, trong một sự trật tự nhất định. Điều quan trọng là tìm ra “lực hấp dẫn” của mỗi không gian, để có thể tổ chức một khu vực thực sự đặc sắc và có sức sống lâu dài.
Tạo trục cho cảnh quan: Sự định hƣớng, truyền dẫn, bẻ góc, kéo dài của trục và
tổ chức sự giao cắt giữa các trục là một biện pháp để xây dựng trật tự không gian.
Bảo đảm sự liên tục và sự biến hóa của bề mặt không gian: Tùy theo điều kiện
khác nhau của khu vực, bề mặt không gian cần đƣợc xử lý phù hợp với môi cảnh, từ đó mới có thể sáng tạo ra một trật tự không gian sinh động.
2.2.3 Khu vực cộng đồng:
Các không gian cộng đồng phải gắn liền với nhiều điểm hoạt động khác nhau, đƣợc bổ sung với những khoảng không yên tĩnh. Việc quyết định vị trí cho các không gian tƣơng ứng cho các vùng hoạt động khác nhau đòi hỏi phải đảm bảo các yếu tố về tầm nhìn, định hƣớng và gắn kết chặt chẽ với những vực đặc trƣng.
Các không gian cộng đồng phải đƣợc xây dựng theo hƣớng linh hoạt. Các nhóm văn hóa khác nhau hay lứa tuổi khác nhau, ngành nghề khác nhau đòi hỏi sử dụng không gian theo những cách khác nhau. Việc xem xét những cách bố trí và thiết kế không gian linh hoạt đảm bảo cho những nhóm ngƣời khác nhau có thể tham gia các hoạt động khác nhau, trong cùng một không gian.
2.3Nguyên tắc tổ chức hoạt động:
Tập hợp hay phân tán:
Nếu các hoạt động và con ngƣời đƣợc tập hợp lại thì các sự kiện riêng lẻ có thể kích thích lẫn nhau, những ngƣời tham gia đều có cơ hội trải nghiệm và tham gia vào các sự kiện khác nhau, qua đó quá trình tự tăng cƣờng có thể bắt đầu.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng 33
Sự phân tán cũng cần thiết cho các hoạt động của thành phố hoặc thiết lập những không gian thanh bình, yên ả (phân tán) hơn nhƣ những phần bổ sung cho không gian nhộn nhịp, sôi động (tập hợp).
Hòa nhập hay cô lập:
Hòa nhập các hoạt động và các chức năng trong và chung quanh những không gian công cộng thu hút mọi ngƣời hoạt động cùng nhau và truyền cảm hứng cho nhau. Hơn nữa, sự pha trộn các chức năng và sự tham gia của các thành phần ngƣời khác nhau làm cho không gian thêm phong phú, điều này giúp mọi ngƣời có thể hiểu và giải thích xã hội xung quanh đƣợc cấu tạo và hoạt động nhƣ thế nào.
Hút vào hay đẩy ra:
Các không gian công cộng trong thành phố hay trong những khu dân cƣ có sức hấp dẫn và thu hút, vì vậy có thể khuyến khích mọi ngƣời và các hoạt động vận động từ môi trƣờng riêng tƣ đến môi trƣờng công cộng. Môi trƣờng công cộng hút vào hay đẩy ra là vấn đề môi trƣờng đó đƣợc bố trí nhƣ thế nào trong mối quan hệ giữa môi trƣờng riêng tƣ và vùng biên đƣợc thiết kế nhƣ thế nào giữa hai khu vực.
Mở rộng hay che kín:
Tiếp xúc qua trải nghiệm giữa cái đang diễn ra trong môi trƣờng công cộng và cái đang diễn ra trong nhà ở, của hàng, nhà máy… có thể quy định sự mở rộng của không gian và khả năng trải nghiệm theo cả hai hƣớng.
Mở rộng cho sự trao đổi kinh nghiệm hai chiều không chỉ là vấn đề kính hay cửa sổ, mà còn là vấn đề cự ly. Những thông số chính xác của trải nghiệm giác quan của con ngƣời góp phần vào việc quyết định một hoạt động đƣợc mở rộng hay che kín.