Ứng dụng chitosan trong nuôi cấy mô

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn một số dõng nấm có khả năng sản xuất chitosan (Trang 46 - 48)

Một trong những vấn đề nan giải nhất của nuôi cấy mô là mẫu nuôi cấy bị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm mốc, đặc biệt là nhiễm khuẩn nội sinh thì không có cách nào để khắc phục vì nếu thêm kháng sinh vào môi trƣờng nuôi cấy để diệt khuẩn hay nấm mốc thí dụ nhƣ dùng ampicillin hay streptomycin..v..v thì mô thực vật không thể phát triển đƣợc vì hầu hết các chất kháng sinh này đã ức chế sự phát triển của mô.

Hình 18. Các mẫu đinh lăng nuôi cấy mô bị nhiễm khuẩn (A) và nấm mốc (B)

Trong nghiên cứu này chitosan với nồng độ 400mg/L đã đƣợc thêm vào môi trƣờng nuôi cấy mô cây đinh lăng. Kết quả từ hình 18 đã cho thấy chồi đinh lăng đã bị nhiễm khuẩn (Hình A) và chồi đinh lăng đã bị nhiễm nấm mốc trƣớc đó (Hình B) đã đƣợc cấy chuyển sang môi trƣờng mới có bổ sung chitosan, sau 7 ngày nuôi cấy đã hạn chế đƣợc sự phát triển của nấm mốc (Hình 19A) và ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi khuẩn (Hình 19B), trong khi mẫu đinh lăng đƣợc cấy chuyển sang môi trƣờng mới không bổ sung chitosan đã xuất hiện nấm mốc trở lại rất nhiều. Kết quả này giúp giải quyết đƣợc vấn đề khó khăn trong ngăn chặn những mô nuôi cấy in vitro có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và cứu lấy những mô cấy quý hiếm đã bị nhiễm khuẩn và nấm mốc.

Chuyên ngành Công nghệ sinh học 35 Viện NC&PT Công nghệ sinh học

Hình 19. Chồi đinh lăng giảm bớt nhiễm nấm mốc (A) và không còn nhiễm khuẩn (B) trên môi trƣờng nuôi cấy có chứa chitosan 400mg/L. Hình C: Mẫu đinh lăng bị nhiễm nấm mốc trở lại trên môi trƣờng không có bổ sung chitosan

Trong nhân giống in vitro, chitosan đã đƣợc sử dụng và có hiệu quả cải thiện chất lƣợng cây con, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự thuần dƣỡng cây con ở điều kiện ex vitro (Nge et al., 2006). Hiệu quả của chitosan lên sự sinh trƣởng và phát triển của lan Dendrobium dƣới dạng phun lên cây trồng bên ngoài cũng nhƣ bổ sung vào môi trƣờng nuôi cấy in vitro đã đƣợc báo cáo (Chandrkrachang, 2002; Limpanavech et al., 2003, Nge et al., 2006). Gần đây, nghiên cứu của Lê Hồng Giang và Nguyễn Bảo Toàn (2012) cũng đã cho thấy bổ sung chitosan 5-25 mg/L có hiệu quả cho sự sinh trƣởng của cụm chồi với số chồi, chiều cao chồi gia tăng tƣơng đối và tỷ lệ tạo rễ đều đạt các giá trị cao. Đối với nuôi cấy cây lan con, nồng độ chitosan 15 mg/L và 25 mg/L cải thiện đáng kể chiều cao và sự hình thành rễ mới của cây con ở 70 ngày sau khi cấy. Từ đó cho thấy việc sử dụng chitosan trong nuôi cấy mô có thể diệt khuẩn và nấm mốc nhƣng hoàn toàn không gây hại cho sự phát triển của mô.

Chuyên ngành Công nghệ sinh học 36 Viện NC&PT Công nghệ sinh học

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn một số dõng nấm có khả năng sản xuất chitosan (Trang 46 - 48)