Ảnh hưởng của pH dung dịch Chitosan đến tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ph dung dịch chitosan đến thời gian bảo quản quả nhãn (Trang 46 - 50)

nhiên của quả nhãn trong quá trình bảo quản

Hao hụt khối lượng tự nhiên là chỉ tiêu vật lý để đánh giá được chất lượng rau quả tươi trong quá trình bảo quản. Thông qua chỉ tiêu này chúng ta có thể đánh giá sơ bộ về hiệu quả của từng phương pháp bảo quản nói chung và từng công thức thí nghiệm nói riêng. Kết quả theo dõi sự hao hụt khối lượng tự nhiên của nhãn bảo quản bằng chitosan với các nồng độ pH khác nhau được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên của nhãn bảo quản bằng chitosan ở các pH khác nhau

Công thức Hao hụt KL tự nhiên (%)

Sau 10 ngày Sau 20 ngày Sau 30 ngày

Đối chứng 15.35 - -

Chitosan pH 1 13.85 16.67 33.98

Chitosan pH 3 17.74 21.20 -

Chitosan pH 5 17.37 21.96 -

Qua bảng 4.1. chúng tôi thấy sau 10 ngày bảo quản đã xuất hiện sự khác nhau về tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên (HHKLTN) giữa các công thức. Tuy chưa thực sự rõ rệt nhưng có thể nhận thấy HHKLTN lớn nhất là của nhãn bảo quản bằng Chitosan pH 5 (17.37%), công thức đối chứng có tỷ lệ HHKLTN thấp hơn (15.35%) và công thức Chitosan pH 1 là thấp nhất (13.85%). Sau 20 ngày bảo quản thì sự khác biệt này là rất rõ, đối với nhãn của công thức đối chứng thì sau 20 ngày là đã bị hư hỏng hoàn toàn, không còn giá trị sử dụng nữa. Các công thức được xử lý bằng dung dịch Chitosan cho thấy sự khác biệt rất rõ, nhãn của công thức Chitosan pH 5 có tỷ lệ HHKLTN là 22.82%, không cao hơn nhiều so với Chitosan pH 3 (21.20%) nhưng lại cao hơn nhiều so với công thức Chitosan pH 1 (16.67%). Sau 20 ngày bảo quản thì nhãn của các công thức Chitosan pH 3 và Chitosan pH 5 bắt đầu bị hư hỏng trong khi công thức Chitosan pH 1 vẫn còn tốt, quả nhãn không bị mềm nhũn, cùi trong và giòn, vẫn giữ được nhiều phẩm chất ban đầu. Sau 30 ngày bảo quản thì nhãn của công thức Chitosan pH 3 và Chitosan pH 5 bị hư hỏng hoàn toàn, quả bị mềm nhũn, bị mất nước nhiều, nhưng ở công thức Chitosan pH 1 mới bắt đầu bị hư hỏng ở một số mẫu, và tỷ lệ HHLKTN tăng lên đáng kể là 33.98%. Như vậy chúng tôi nhận thấy rằng dung dịch Chitosan 1.5% có pH= 1 là có khả năng bảo quản tốt đối với nhãn tươi trong điều kiện nhiệt độ 10-12oC.

4.2. Ảnh hưởng của pH dung dịch Chitosan đến màu sắc của vỏ quả nhãn trong quá trình bảo quản

Màu sắc vỏ quả nhãn có vai trò quan trọng để đánh giá chất lượng cảm quan đối với quả nhãn tươi . Để đánh giá mầu sắc vỏ quả nhãn, ngoài việc quan sát và đánh giá, chúng tôi cũng tiến hành đo màu sắc vỏ quả, thể hiện qua các giá trị L, a, b. Sự thay đổi màu sắc vỏ quả nhãn trong thời gian bảo quản bằng chitosan với pH khác nhau được thể hiện trong các bảng sau.

Bảng 4.2. Sự biến đổi độ sáng trên vỏ quả nhãn (chỉ số L) bảo quản bằng chitosan ở các pH khác nhau

Số liệu trong bảng chỉ cần lấy 1-2 số thập phân sau dấu phẩy Nên bỏ giá trị LSD

Công thức Độ sáng vỏ quả nhãn (chỉ số L)

0 ngày Sau 10 ngày Sau 20 ngày Sau 30 ngày

Đối chứng 41.875 33.362a - -

Chitosan pH 1 41.875 41.897b 40.958a 39.816

Chitosan pH 3 41.875 29.078a 42.811a -

Chitosan pH 5 41.875 29.573a 35.462ab -

LSD (5%) - 7.556 7.170 -

Bảng 4.3. Sự biển đổi màu sắc của vỏ quả nhãn (chỉ số b) bảo quản bằng chitosan ở các pH khác nhau

Công thức Màu sắc vỏ quả nhãn (chỉ số b)

0 ngày Sau 10 ngày Sau 20 ngày Sau 30 ngày

Đối chứng 27.088 14.120a - -

Chitosan pH 3 27.088 12.621a 19.552b -

Chitosan pH 5 27.088 8.389c 12.358a -

LSD (5%) - 4.379 7.096 -

Chỉ số L cho biết về độ sáng trên vỏ quả. Chúng tôi nhận thấy rằng giá trị L của nhãn bảo quản bằng Chitosan pH 1có xu hướng giảm một cách từ từ và sau 30 ngày bảo quản thì đạt 39,816. Hơn nữa ở giá trị b sau 10 ngày bảo quản, thì màu sắc trên vỏ quả nhãn có giảm xuống sau đó thì tăng dần lên và đến ngày 30 thì đạt 16,602. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng vỏ quả của công thức Chitosan pH 1 không bị hoá nâu mà vẫn giữ được mầu vàng sau 30 ngày bảo quản. Theo nghiên cứu của X. Su et al. (2005) [25] về ảnh hưởng của oxy đến sự hoá nâu trên vỏ quả nhãn thì sự hoá nâu là quá trình oxy hoá hợp chất phenol xảy ra trong các vách ngăn của thành tế bào. Lipid là yếu tố cần thiết cấu thành nên thành tế bào thực vật, và liên quan đến sự tổng hợp màng Lipid. Malo-di- aldehyde (MDA) là sản phẩm chính của quá trình oxy hoá axít béo và có thể tự tổng hợp tự do trong quá trình quả bị hư hỏng. Đã có những báo cáo chỉ ra rằng, đối với thực vật khi hàm lượng O2 không khí cao có thể gây kích thích, kìm hãm hoặc không ảnh hưởng đến sự hình thành MDA. Sự thay đổi về thành phần Lipid trong màng tế bào kết hợp với sự thay đổi về yếu tố sinh lý và hoá lý trong màng tế bào sẽ làm thay đổi trạng thái các gian bào trong tế bào thực vật. Trong cuộc hội thảo về bảo quản quả lê trong điều kiện khí quyển kiểm soát, Saquet et al. đã căn cứu vào đó để khẳng định rằng với sự tập trung ATP ở mức cao hơn có thể duy trì được sự nguyên vẹn của tế bào quả tươi. Từ đó đã hình thành nên sự gợi mở về sự hoá nâu của vỏ quả là kết quả của sự tổn thương thành tế bào và sự tổn thương thành tế bào lại xuất phát từ sự thiếu một nguồn năng lượng để duy trì sự sống của tế bào. Sự tổng hợp enzyme Polyphenol oxidase (PPO) và enzyme Peroxidase (POD) đã làm nâu hoá vỏ quả nhãn. Qua nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng xông khí Sulphur và sử dụng màng bao Chitosan sẽ ức chế được hoạt động

của PPO và POD và cuối cùng sẽ hạn chế được sự nâu hoá trên quả nhãn [25]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ban đầu các sắc tố và các hợp chất phenol sẽ được bảo quản tốt hơn khi xử lý ở độ axít cao và sự nâu hoá luôn xảy ra song song với sự mất nước trong quả tươi. Jiang và Fu (1999) và Zhang et al. (2001) đã quan sát sự giảm đi về các sắc tố trong suốt quá trình bảo quản quả vải, đồng thời luôn xảy ra sự mất nước. Theo dõi trong thời gian bảo quản, Brouillard et al, (1997) đã chỉ ra rằng giá trị pH của vỏ quả vải đạt giá trị gần 3,0 và giữ được sắc tố trên vỏ quả có màu đỏ đặc trưng. Đối với quả vải khi được xử lý xông khí Sunphur kết hợp với xử lý HCl thì vỏ quả có pH = 2,5 (Underhill et al, 1992) [20] . Việc sử dụng axít hữu cơ kết hợp với Chitosan đã thay thế được phương pháp xông khí Sunphur kết hợp với axít mạnh trong công nghệ bảo quản có thể khắc phục được sự hoá nâu trên vỏ quả vải. Từ những tham khảo trên, chúng tôi nhận thấy công thức Chitosan pH 1 là công thức tốt nhất trong việc giữ cho mầu sắc vỏ quả nhãn còn tốt sau 30 ngày bảo quản là hoàn toàn có cơ sở. Ở độ axít thấp (pH = 1) sẽ ức chế được quá trình thay đổi các sắc tố, hạn chế được sự nâu hoá diễn ra trên vỏ quả nhãn.

Khi phân tích và biện luận vấn đề thì chỉ sử dụng những thông tin có liên quan đến KQ NC của mình để giải thích hiện tượng chứ không phải liệt kê các KQNC ở đây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ph dung dịch chitosan đến thời gian bảo quản quả nhãn (Trang 46 - 50)