Nguyên tắc bảo đảm bình đẳng và an toàn trong giao kết

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2 Nguyên tắc bảo đảm bình đẳng và an toàn trong giao kết

về cơ bản nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

cũng có những đặc trưng tương tự như nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng được quy định tại Khoản 2 Điều 389 Bộ luật Dân sự 2005. Bình đẳng đòi hỏi các bên phải có một vị thế ngang nhau trong việc thỏa thuận lựa chọn đối tượng giao kết, phương tiện giao kết, bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ.. .Tuy nhiên trên thực tế, trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng và các chủ thể bán hàng hóa đã tự thân nó tồn tại những yếu tố không bình đẳng “Trong giao dịch tiêu dùng, các hành vi thương mại không công bằng đang trở nên rất phổ biến... Việc tiếp thị hàng hóa và dịch vụ được thực hiện bằng những đơn vị có tổ chức và bởi các nhà kinh doanh đã được huấn luyện. Những người tiêu dùng không được đào tạo không ở vị trí ngang bằng với những thương gia, những người đang cố gắng thuyết phục họ mua hàng hóa và dịch vụ với các điều khoản và điều kiện giao dịch thích hợp cho người bán. Người tiêu dùng cần được pháp luật bảo vệ.”4 Từ đó, ta thấy rằng trong quan hệ mua bán trực tuyến đã tồn tại những sự không bình đẳng giữa các bên. Do đó, để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong giao kết pháp luật đòi hỏi người bán phải thật sự tôn trọng những quy định của pháp luật

nhằm hạn chế sự bất bình đẳng giữa các bên, có thể lấy ví dụ như quy định tại Điểm c Điều 20 Thông tư số 09/2008/TT-BTC thì thương nhân không được lợi dụng các ưu thế của mình trên môi trường điện tử để đơn phương giải quyết những vấn đề tranh chấp khi

chưa được sự đồng ý của khách hàng. Song song đó, nguyên tắc này cũng đòi hỏi người bán phải tạo điều kiện thuận lọi nhất cho bên mua để tiến hành thỏa thuận, thực hiện các quyền lợi của mình của mình cũng như có một cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý đảm bảo quyền lợi của các bên.

Luận văn tôt nghiệp Đe tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

ro, đó là rủi ro do khách quan đến từ các thiết bị điện tử, dịch vụ mạng làm mất, thông tin, gửi nhầm thông tin,..mà đặc biệt hơn đó là những rủi ro đến từ yếu tố con người. Ngày nay, một số đối tượng đã lợi dụng sự am hiểu về môi trường điện tử, các yếu tố công nghệ để thực hiện việc tấn công, phá hoại, lấy đi các thông tin của người khác trên mạng. Đây là một rủi ro có thể gây thiệt hại lớn đối với các bên nếu các biện pháp đảm bảo an toàn không được áp dụng kịp thòi và hiệu quả. Do đó, nhằm đảm bảo lợi ích các bên, pháp luật đòi hỏi phải có những biện pháp để đảm bảo an toàn trong giao kết. Điều này, đòi hỏi bên bán phải có một quy trình cụ thể đảm bảo an toàn giao dịch, phải có các quá trình kiểm tra, ngăn chặn những rủi ro có thể đến từ bên ngoài như việc tấn công, lấy cấp thông tin và sửa đổi hợp đồng của các hacker, hay các rủi ro do các yếu tố về kỹ thuật, máy móc làm mất đi dữ liệu. Nó đòi hỏi các nhà cung cấp mạng phải có các chính sách bảo mật, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc bảo đảm cho giao dịch diễn ra an toàn, nó yêu cầu các cơ quan chứng thực phải đảm bảo các thông tin chứng thực là hoàn toàn chính xác, hợp pháp và phải có những biện pháp cụ thể để hạn chế sự giả mạo. Nó đòi hỏi người mua phải tôn trọng và làm theo các chỉ dẫn của người bán nhằm đảm bảo an toàn. Song song với nguyên tắc an toàn trong giao kết, nhà nước cũng đưa ra những biện pháp xử lý các đối tượng vi phạm, lọi dụng sơ hở của các bên để thực hiện các ý đồ xấu, ngoài các biện pháp xử lý hành chính thì còn có các chế tài xử lý hình sự. Từ đó, góp phần thực hiện tốt nguyên tắc an toàn trong giao kết.

2.1.3 Nguyên tắc bảo vệ quyền và lọi ích họp pháp của Ctf quan, tổ

chức, nhân,

lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng

Mục đích của việc giao kết hợp đồng mua bán mà các bên muốn hướng đến đó chính là những lợi ích nhất định mà các bên giao kết muốn đạt được thông qua việc trao đổi ý chí, xác lập họp đồng. Người mua thì muốn được món hàng mà mình đã chọn, họ sẽ sử dụng nó cho bất kỳ mục đính gì mà họ muốn sau khi họ là chủ sở hữu của nó, còn người bán thì muốn một số tiền nhất định do người mua trả cho sản phẩm mà họ đã mua và đương nhiên người bán cũng sẽ có một phần lợi nhuận từ chính việc bán sản phẩm này. về nguyên tắc, pháp luật cho phép cả bên bán và bên mua đều có quyền tiến hành trao đổi ý chí và giao kết hợp đồng để thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của bản thân. Nhưng trong một xã hội có nhiều thành phần, nhiều tổ chức và cá nhân cụ

5 Nhận định của ông Nguyễn Đức Hoàng, Chánh văn phòng Hội Trí thức Khoa học & Công nghệ Trẻ Việt Nam

(xem: http://www .baomoi.com/Bao- ve-quyen-so-huu-tri-tue-trong-thoi-díũ-CNTT-Chu-dong-nhung-loi- nhuíưi-

khong- la-tat-

ca/76/2995250.epi) 6 Xem:

http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2009/07/3balllf4/

Luận văn tôt nghiệp Đe tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

các thủ đoạn nói xấu, đăng các thông tin sai sự thật, cũng như phát tán tin đồn trên mạng

nhằm hạ thấp uy tín của các đối thủ kinh doanh. Từ đó, thu hút khách hàng về phía mình. Một ví dụ khác cho việc xâm hại lợi ích của chủ thể khác mà ngay nay đang nổi trội đó là vấn đề xâm hại đến quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua bán trực tuyến. Sở hữu trí tuệ trong môi trường Internet cũng như các phương tiện kỹ thuật số đã và đang trở thành thách thức lớn cần nhiều nỗ lực để giải quyết5. Năm 2009 theo tin báo VnExpress đã đưa thì Google đã tự ý số hóa hàng triệu đầu sách, trong đó có hơn 4.000 tác phẩm của Việt Nam thông qua dự án Google Books6. Tương tự việc một bên bán nào đó đã tự ý số hóa một quyển sách của một chủ thể nhất định mà không được sự đồng ý của họ và tiến hành bán các ấn bản này cho bên mua thì đây là một hành vi đã vi phạm nguyên tắc đảm bảo lọi ích hợp pháp của chủ thể khác và đương nhiên hành động không được pháp luật cho phép. Vì vậy, để đảm cân bằng quyền và lợi ích của các bên thì khi thực hiện quyền của mình, người bán và người mua phải chú ý đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác, của xã hội và nhà nước. Điều này được quy định tại Khoản 5 Điều 5 Luật Giao dịch điện tử năm 2005: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ

quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của công cộng.'''’ Nếu vi phạm

điều

này thì coi như hợp đồng giao kết đã bị vi phạm các nguyên tắc giao kết hợp đồng và đương nhiên nó sẽ không có hiệu lực. Do đó, đòi hỏi các bên giao kết phải tôn trọng, hài hòa giữa lợi ích của mình và lợi ích của các chủ thể khác. Từ đó, góp phần cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của loại hình mua bán trực tuyến.

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 34 - 36)