5. Kết cấu đề tài
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo sự tự do ý chí trong giao kết
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất dân sự của hợp đồng mua bán trực tuyến. Như chúng ta biết hợp đong dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chẩm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 1 Các bên khi đã tiến hành trao đổi, chấp
nhận các nội dung trong hợp đồng và tiến hành giao kết thì họ phải chịu sự ràng buộc trách nhiệm của mình đối với ý chí do bản thân đã thể hiện trong hợp đồng. Do đó, việc đảm bảo tự do ý chí của các bên trong giao kết họp đồng cần phải được tôn trọng nhằm
2 Xem: Mục IV Quyết định số 1073/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử giai đoạn
2011-2012
Luận văn tôt nghiệp Đe tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến
của các phương tiện điện tử nên nội dung của nguyên tắc tự do ý chí này cũng đã được cụ thể qua một số nội dung sau:
Tự do lựa chọn loại hình mua bán đế tham gia: Việc một chủ thế của luật dân sự
cho dù là cá nhân hay tổ chức thì đều có quyền tự mình định đoạt tham gia hay không tham gia vào một quan hệ hợp đồng trong bất kỳ lĩnh vực nào (dân sự, thương mại hay lao động), các chủ thể đều có quyền tự do về mặt ý chí, không chủ thể nào có quyền áp đặt ý chí của mình để bắt buộc hay ngăn cản chủ thể khác tham gia giao kết hợp đồng. Quyền tự do giao kết hợp đồng xuất phát từ bản chất của hợp đồng, đó là sự thỏa thuận và thống nhất về ý chí giữa các chủ thể, nhưng không phải tất cả những thỏa thuận giữa các chủ thể đều là hợp đồng. Sự thỏa thuận chỉ có thể trở thành hợp đồng khi ý chí của các chủ thể được thể hiện phù hợp với ý chí thực của họ, đó không phải một ý chí có được do sự lừa dối, ép buộc, dùng vũ lực để buộc họ giao kết. Một điều kiện nữa là ý chí đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Tiếp theo, các bên có quyền lựa chọn loại hình mua bán để tham gia, theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì: “Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử
trong giao kết và thực hiện hợp đồng”. Điều này có nghĩa cho phép các bên tham gia có
quyền lựa chọn sử dụng hay không sử dụng phương tiện điện tử để tham gia giao kết, có quyền chọn lựa tham gia hay không tham gia hoạt động mua bán trực tuyến. Neu chủ thể nghĩ rằng mình hiểu biết hạn chế về hoạt động mua bán trực tuyến, cũng như cảm thấy loại hình mua bán này không phù hợp, mình không được đảm bảo an toàn trong loại hình mua bán này thì có quyền không tham gia loại hình mua bán này mà có thể chọn loại hình mua bán như truyền thống mà không ai được ép buộc. Dù rằng, nhà nước đang đẩy mạnh khuyến khít người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng loại hình này2 nhưng điều đó không có nghĩa là ép các bên phải tham gia loại hình mua bán này.
Tự do lựa chọn công nghệ, phương tiện điện tử để thực hiện giao kết: Một khi các bên đã lựa chọn được loài hình mua bán phù hợp để tham gia và nếu đã chọn loại hình giao dịch theo phương thức điện tử như hợp đồng mua bán trực tuyến thì theo Khoản 1 Điều 35 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “Các bên tham gia có
quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đong”,
Khoản 1, 2, 3 Điều 5 Luật Giao dịch điện tử năm 2005: “i. Tự nguyện lựa chọn sử dụng
phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch; 2. Tự thỏa thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử; 3. Không một loại công nghệ nào được xem là duy
3 Xem: Khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử năm 2005
Luận văn tôt nghiệp Đe tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến
nhất trong giao dịch điện tử.” Từ những quy định này, chúng ta có thể thấy rằng việc
lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử vào hoạt động mua bán là tự nguyện do cá nhân lựa chọn. Đó là sự tự do lựa chọn loại hình mua bán như ở trên. Tiếp theo, pháp luật cũng cho phép các bên lựa chọn sử dụng loại phương tiện điện tử, tự thỏa thuận về việc lựa chọn công nghệ trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến. Có nghĩa là các bên có quyền lựa chọn, thỏa thuận với nhau sử dụng loại công nghệ phù hợp nhất cho bản thân. Chúng ta biết rằng, hiện nay, các ngành khoa học công nghệ ngày càng phát triển đã cho ra đời nhiều loại công nghệ khác nhau như công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính,...3, thêm vào đó, các loại phương tiện điện tử có thể giúp các bên tham gia hoạt động mua bán trực tuyến ngày nhiều như các điện thoại thông minh, các loại máy tính, đặc biệt là máy tính bảng, Laptop ngày càng được ưa chuộng và các sản phẩm điện tử khác có khả năng kết nối mạng. Từ đó, tạo điều kiện cho các bên có thể lựa chọn loại công nghệ, loại phương tiện điện tử để tiến hành giao kết. Chính vì thế, nhằm bảo đảm sự tự do thỏa thuận, tự do ý chí các bên nên pháp luật cũng đã quy định không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao điện tử. Quy định này là phù hợp với thực tế, nếu hạn chế việc sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau sẽ làm cho khoa học công nghệ phát triển chậm lại, làm giảm tính thu của hoạt động mua bán trực tuyến, gây khó khăn cho các bên trong hoạt động mua bán trực tuyến.
Tự do lựa chọn đối tác trong giao kết hợp đồng: Với xu hướng phát triển như
hiện nay của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Quyền tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng cho phép các bên tự do lựa chọn giao kết hay không giao kết với một người nào đó. Điều này có ý nghĩa hểt sức quan trọng đối với các chủ thể giao kết, bởi lẽ, họ sẽ lựa chọn những đối tác nào có lợi cho họ và phụ thuộc vào những yếu tố khách quan như: cách ứng xử của đối tác, khả năng, kinh nghiệm và uy tín của đối tác, hay những thuận lợi về địa lý, những điều kiện ưu đãi về lợi ích,...Từ đó, đưa ra lựa chọn đối tác phù hợp với mình để tiến hành giao kết mà không ai được phép can thiệp. Một chủ thể bên bán trong hợp đồng mua bán trực tuyến, có thể tiến hành xác định trong điều khoản giao dịch rằng chỉ tiến hành giao kết với người mua từ bao nhiêu tuổi trở lên hay khi mua ít nhất bao nhiêu sản phẩm hoặc chỉ tiến hành giao dịch với bên bán là thương nhân, doanh nghiêp,...Đó là quyền của bên bán. Tuy nhiên, việc đặt ra nhiều tiêu chuẩn để lựa chọn đối tác cũng làm giảm đi tính cạnh tranh của bên bán trong giao kết trực tuyến. Vì vậy, việc đặt ra các tiêu chuẩn về người mua để tiến hành giao kết bên bán cũng nên xem xét cụ thể. Còn đối với người mua, sự tự do thể hiện qua việc có thể
Luận văn tôt nghiệp Đe tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến
chọn những trang website bán hàng phù hợp và thuận lợi với mình để tiến hành giao kết, có thể chọn trang website trong nước hoặc website nước ngoài, chọn bên bán là một thương nhân mà thích, đó cũng có thể là thương nhân trong nước hoặc nước ngoài. Do tính chất phi biên giói của loại hình mua bán này nên điều đó là dễ dàng thực hiện.
Tự do thỏa thuận nội dung, hình thức của hợp đong: Đây là quyền hết sức cơ
bản
của người tiến hành giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán trực tuyến nói riêng, nó tác động trực tiếp đến lợi ích của các bên giao kết. Cũng giống như các hợp đồng mua bán thông thường trong mua bấn trực tuyến các bên có quyền tự do lựa chọn đối tượng hàng hóa để giao kết, thỏa thuận giá cả, cách tính giá, phương thức thanh toán, điều kiện giao nhận hàng, phương thức vận chuyển, đóng gói hàng hóa và các nội dung khác trong hợp đồng trên cơ sở đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của hai bên. Tuy nhiên, trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến, một chú ý quan trọng cho các bên trong việc giao kết được quy định tại Khoản 3 Điều 35 Luật Giao dịch điện tử năm 2005: “Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu
cầu kỹ thuật, chứng thực, cấc điểu kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.'''’ Đây là một nguyên tắc cho phép các bên thỏa thuận về các
yêu cầu liên quan đến yếu tố điện tử của hợp đồng mua bán trực tuyến đó là yếu tố kỹ thuật, các yêu cầu về đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật thông tin. Tuy nhiên, nó cũng là một nhắc nhở đối với các bên nên thỏa thuận các vấn đề này trong hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lọi của mình, về hình thức hợp đồng, nếu đã chọn loại hình mua bán trực tuyến thì hợp đồng được hình thành dưới dạng thông điệp dữ liệu và theo quy định tại Điều 10 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì hình thức thể hiện của thông điệp dữ liệu có thể dưới các hình thức sau: trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. Do đó, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn việc xác lập hợp đồng dưới một dạng cụ thể trong các hình thức này.
Trên đây là những nội dung cơ bản thể hiện quyền tự do ý chí của các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến. Nó đòi hỏi tất cả mọi người phải tôn trọng các quyền tự do này của các bên giao kết, không ai được hạn chế cũng như cản trở việc tự do thể hiện ý chí này của các bên giao kết. Tuy nhiên, Việt Nam là một nhà nước được tổ chức dựa trên nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Do đó, dù được tự do ý chí trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến nhưng khi tiến hành giao kết các bên cũng phải tôn trọng các quy định của pháp luật, không được làm trái với các quy định của pháp luật, các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Cụ thể, họp đồng mua bán trực tuyến chỉ
4 Xem: “ Luật bảo vệ người tiêu dùng có nên quy định tổ chức là người tiêu dùng?” GS-TS. Lê Hồng Hanh, Ths.
Trần Thị Quang Hồng - Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 181 ngày 20 tháng 10 năm 2010
Luận văn tôt nghiệp Đe tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến
trong hợp đồng là phản ánh trung thực ý chí của các bên và ý chí này phải phù hợp với ý
chí của nhà nước. Hay nói cách khác, sự tự do ý chí trong giao kết hợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định, giới hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng do pháp luật quy định.