Chứng cứ điện tử

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 73)

5. Kết cấu đề tài

3.3.1Chứng cứ điện tử

Cũng giống như các hợp đồng mua bán được giao kết theo phương thức truyền

14 Xem: Chứng cứ và bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch điện tử - TS. Nguyễn Hữu Huyên, vụ Hợp tác quốc

tế, Bộ Tư pháp(http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=4360) 15 Xem: Khoản 2 Điều 14 Luật Giao dịch điện tử năm 2005

Luận văn tôt nghiệp Đe tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

Bộ luật này thì: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và

cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo

trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiếc khác cho việc giải quyết đúng đẳn vụ việc dân sự. ” Từ quy định mang

tính chung cơ bản này, chúng ta có thể áp dụng cụ thể vào môi trường điện tử để xác định chứng cứ điện tử là gì. Thực chất chứng cứ điện tử là những loại chứng cứ hình thành và tồn tại trong môi trường điện tử, nó không tồn tại dưới một dạng vật chất cụ thể. Tuy nhiên nếu nó đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tính chất của một chứng cứ như tồn tại khách quan không phụ thuộc ý chí con người, có tính hợp pháp tức là nó phải được thu thập một cách hợp pháp và có tính liên quan có nghĩa là nó phải có mối quan hệ với vụ việc mà nó cần chứng minh. Các quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 về cơ bản khá phù hợp với thông lệ quốc tế khi thừa nhận giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử. Từ việc phân tích các quy định của pháp luật, chúng ta có thể thấy chứng cứ điện tử hiện nay tồn tại dưới hai dạng cơ bản là thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử14. Vì vậy ta

có thể kết luận rằng: “Chứng cứ điện tử là thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng Dân sự quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiếc khác cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.” Hiên nay, pháp luật đã thừa nhận giá trị của chứng cứ điện tử mà cụ thể là tại Khoản 11 điều 14 Luật Giao dịch điện tử năm 2005: “ Thông điệp dữ liệu không bị phủ

nhận giá trị dùng làm chứng chứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. ” và Điều 24 về thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử. Tuy nhiên, do đặt thù của các giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến nên pháp luật cũng đặt ra một số điều kiện bổ sung để thông điệp dữ liệu hay chữ ký điện tử có thể trở thành chứng cứ nói chung. Đối với một thông điệp dữ liệu, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định từ Điều 10 đến Điều 15, giá trị chứng cứ của một thông điệp dữ liệu phụ thuộc vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố khác.15 Một

16 Xem: Điều 13 Luật Giao dịch điện tử năm 2005

Luận văn tôt nghiệp Đe tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu; 2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thế truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. ”16

về

các điều kiện để một chữ ký điện tử có giá trị pháp lý cũng như giá trị của chữ ký điện tử chúng ta có thể xem ở phần 2.4 của Chương 2 luận văn này. Và chỉ khi nó thỏa mãn cấc điều kiện đó thì nó mới có giá trị làm chứng cứ. Như vậy, pháp luật đã quy định các điều kiện cũng như giá trị pháp lý đối với thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử để trở thành chứng cứ điện tử. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến việc cung cẩp đầy đủ các thông tin sau khi giao kết hợp đồng từ phía người mua là cần thiết. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 thì người tiêu dùng có quyền “được cung cấp thông tin

chính

xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng. ” Vì vậy, dù hợp đồng mua bán được giao kết trong môi trường mạng

hay

thông thường thì người bán cũng phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các thông tin, hóa đơn, chứng từ cho bên mua. Và trong hợp đồng mua bán trực tuyến thì ngoài yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin, các loại chứng từ thì người bán cũng phải chú ý đến việc người mua có thể lưu trữ và dùng các thông tin, hóa đơn, chứng từ này khi cần thiết cũng như để làm chứng cứ bảo vệ người tiêu dùng khi phát sinh tranh chấp. Người bán không được lợi dụng ưu thế về công nghệ để gây ra khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lưu trữ và sử dụng các thông tin, hóa đơn, chứng từ này.

3.3.2 Giải quyết tranh chấp liên quan đến yếu tổ điện tử của hạp đồng

Một trong các vấn đề mà hầu như cả người mua và người bán không hề muốn xảy ra trên thực tế đó là có phát sinh tranh chấp giữa các bên. Suy cho cùng, cả người bán và người mua đều có những mục đích nhất định khi tham gia giao kết hợp đồng

17 Xem: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong Thương mại điện tử ở Việt Nam Lại Việt Anh (Hội thảo Pháp ngữ khu vực : Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Từ góc nhìn Á Âu, Hà nội, ngày 27, 28 tháng 9 năm 2010)

Luận văn tôt nghiệp Đe tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia. về nguyên tắc, hệ thống pháp Luật Giao dịch điện tử chỉ điều chỉnh những khía cạnh hên quan đến hình thức điện tử, cũng như cách thức tiến hành của việc giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến, còn việc thực hiện hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chung về hợp đồng (cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật trong lĩnh vực Thương mại.)17 Do đó, đa phần các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán trực tuyến sẽ được giải quyết trong khuôn khổ pháp luật Dân sự, Luật Thương mại và các văn bản liên quan. Cấc bên có thể giải quyết các tranh chấp này bằng nhiều con đường khác nhau như thương lượng, hòa giải, Trọng tài hay bằng Tòa án dựa trên những quy định trong pháp luật Dân sự hay Thương mai. Chỉ có những tranh chấp liên quan đến giá trị pháp lý của các chứng từ điện tử về cách thức khởi tạo và lưu trữ trong quá trình giao kết, những mâu thuẫn giữa các chứng cứ điện tử cũng như thực hiện hợp đồng hên quan đến yếu tố điện tử mới thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về Giao kết hợp đồng điện tử và lúc này chúng ta sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử để giải quyết. Theo quy định của Thông tư 09/2008/TT-BCT hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử tại Điều 20 về Giải quyết tranh chấp hên quan đến các hợp đồng giao kết trên website thương mại điện tử: “a) Thương nhân

phải công bố trên website cơ chế, quy trình cụ thể để giải quyết khiếu nại của khách hàng liên quan đến hợp đong được giao kết trên website; b) Việc giải quyết tranh chấp giữa thương nhân và khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đong phải dựa trên các điểu khoản của hợp đồng được công bổ tại website vào thời điểm giao kết hợp đong và quy định của pháp luật có liên quan; c) Thương nhân không được lợi dụng các ưu thế của mình trên môi trường điện tử để đơn phương giải quyết những vấn để tranh chấp khi chưa có sự đồng ý của khách hàng. ” Theo quy định này thì thương nhân có nghĩa

vụ cung cấp một quy trình cụ thể để giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng, trong đó có thể bao gồm những yếu tố như: người tiêu dùng sẽ gửi khiếu nại ở đâu, hình thức khiếu nại, thời gian giải quyết, cách thức hến hành giải quyết của bên bán.. .Tiếp theo việc giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ dựa trên nội dung của hợp đồng, bên bán không được lợi dụng khả năng ưu thế của mình về công nghệ để giải quyết vấn đề tranh chấp vói người tiêu dùng khi không được họ đồng ý.

Luận văn tôt nghiệp Đe tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

Việc giải quyết tranh chấp dù về nội dung hay hình thức thì việc các bên phải cung cấp các chứng cứ điện tử cho cơ quan tài phán là không thể tránh khỏi. Nhưng cho đến hiện tại thì pháp luật về giải quyết tranh chấp trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến vẫn chưa quy định cụ thể các bên sẽ cung cấp chứng cứ điện tử này dưới dạng nào? Hai bên có thể tự in ấn các thông tin dữ liệu, chứng từ này ra để cung cấp hay không? Cơ quan nào sẽ xác nhận giao dịch là có thật, nội dung hợp đồng là không có sự thay đổi? Trong trường hợp có sự mâu thuẫn về chứng cứ điện tử giữa các bên thì cơ quan nào sẽ tiến hành xác thực? Đây là cấc vấn đề cần phải bổ sung. Thực tế hiện nay, quyền lợi của người tiêu dùng trong việc giải quyết tranh chấp còn nhiều vấn đề chưa thật cụ thể. Hầu như người tiêu dùng khi bị xâm hại thường có tâm lý do số tiền không lớn và thủ tục giải quyết khá phức tạp nên hầu hết điều bỏ qua. Từ đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy, nhà nước cần quy định cụ thể một khung cơ bản về giải quyết tranh chấp trong việc giao kết hợp động trực tuyến, việc cung cấp chứng cứ sẽ được thực hiện như thế nào, dưới hình thức nào, khi mâu thuẫn chứng cứ sẽ giải quyết ra sao cũng như các loại chứng cứ mà các bên cần phải cung cấp. cần quy định về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của bên bán vì hầu như giao kết hợp đồng hiện nay, bên bán chỉ cung cấp các chứng từ xác nhận đã giao dịch mà hợp đồng thì vẫn do bên bán lưu trữ theo mẫu đã soạn trước. Một đề xuất cho việc đảm bảo tính trung thực của hợp đồng theo mẫu là cơ quan chức năng càn quy định việc đãng ký hợp đồng mẫu trong hoạt động mua bán trực tuyến của bên bán. Thiết nghĩ việc làm này là dễ dàng thực hiện cũng như khi cần thiết phải sửa đổi nội dung hợp đồng mẫu trong môi trường điện tử, chỉ cần bên bán gửi hợp đồng, hay nội dung sửa đổi về hợp đồng đó qua website của cơ quan quản lý thì đều này rẩt nhanh và thuận tiên và nó có giá trị rất lớn trong việc quản lý cũng như đảm bảo có cơ sở giải quyết khi phát sinh tranh chấp. Tiếp theo, Việt Nam cũng đang trong quá trình đầu của hoạt động thương mại điện tử, cho nên việc nhiều doanh nghiệp, thương nhân chưa hiểu rõ bản chất của việc cung cấp đầy đủ các chứng từ điện tử là cả lợi cho cả hai bên. Vì vậy, cơ quan chức năng cần tăng cường phổ biến làm rõ nhưng lợi ích của việc chấp hành tốt các quy định trong thương mại điện tử nói chung và hoạt động mua bán trực tuyến nói riêng. Cuối cùng, nhà nước đã có cấc quy định cụ thể việc nghĩa vụ cung cấp các chứng từ của bên bán thì buộc bên bán phải chấp hành. Trong trường họp vi phạm thì cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm. Đây cũng là một yếu tố nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.

Luận văn tôt nghiệp Đe tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến KÉT LUẬN

Hiện nay, Việt Nam đang tăng cường hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc buôn

bán, giao thương giữa nền kinh tế trong nước và nước ngoài diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội cũng như những thách thức đặt ra mà chúng ta cần giải quyết để vươn lên ngang tầm vói những nước tiên tiến trên thế giới. Sự xuất hiện và trồi dậy phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mại điện tử trong những năm gần đây đã chứng minh sự nổi trội của loại hình này trong môi trường kinh doanh hiện nay. Ngày càng có nhiều quốc gia đã thừa nhận loại hình mua bán này cũng như xây dựng một hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh phù hợp với tình hình đất nước cũng như pháp luật quốc tế nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài có thể cạnh tranh công bằng, hạn chế sự khác biệt giữa luật trong nước và quốc tế để quá trình hội nhập các doanh nghiệp trong nước không bỡ ngỡ với các quy định của pháp luật quốc tế. Như tất cả các quốc gia khác, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia loại hình thương mại điện tử trong đó có hoạt động mua bán trực tuyến nhằm phát triển nền kinh tế quốc gia, để bắt kịp đà phát triển cùng với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Trong những năm gàn đây, loại hình mua bán trực tuyến ngày càng phát triển và phổ biến tại Việt Nam. Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh liên quan đến loại hình này mà chủ yếu là Luật Giao dịch điện tử năm 2005, trong đó có các quy định trong khâu giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, dù đã cố gắng, tiếp thu các quy định của pháp luật quốc tế những pháp luật quốc gia vẫn còn những hạn chế nhất định do sự phát triển nhanh chóng của hoạt động mua bán trực tuyến. Nhiều vấn đề mà pháp luật quy định trước đó đã không còn phù hợp cũng như nhiều tình huống mới phát sinh thêm mà luật chưa dự liệu hết, từ đó chưa thể quy định toàn diện các vấn đề. Trong luận vãn này, người viết đã làm sáng tỏ những đặc điểm, tính chất của hợp đồng mua bán trực tuyến, nghiên cứu các nguyên tắc giao kết cũng như điều kiện để hợp đồng có hiệu lực đề từ đó

hạn chế các trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến giá trị của hợp đồng, người viết cũng đã phân tích cụ thể quá trình giao kết hợp đồng từ giai đoạn trao đổi ý chí của bên đến việc xác lập hợp đồng cũng như là vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong quá trình giao kết. Sau khi nghiên cứu, người viết cũng thấy rằng hiện nay, các quy định cũng đã tương đối hoàn thiện và có thể đánh giá là khá tốt nhưng do việc nhận thức và thực hiện

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 73)